Dù tồn tại từ lâu, nhưng một vệ tinh tự nhiên của Trái đất, hay có thể gọi là “mặt trăng”, vừa mới được phát hiện trong lúc xoay gần địa cầu.
>>> Trái đất có nhiều hơn 1 mặt trăng?
Bản đồ chụp vị trí của tiểu hành tinh 2014 OL339 vào ngày 30/9/2014 – (Ảnh: NASA)
Mặt trăng đang xoay quanh Trái đất trong hơn 4 tỉ năm, nhưng bạn đồng hành chung thủy của địa cầu từ lâu đã không còn đơn độc, và sẽ tiếp tục như thế hơn 1 thế kỷ nữa.
Một thiên thể mới, chính xác là tiểu hành tinh 2014 OL339, vừa được phát hiện đang xoay quanh Trái đất giống như một mặt trăng thứ hai.
“Mặt trăng” mới phát hiện, với bề ngang 150m, mất khoảng 1 năm để hoàn tất quỹ đạo quanh mặt trời (364,92 ngày) và đang giữ khoảng cách khá gần với Trái đất để có thể được xem là một vệ tinh tự nhiên.
Theo trang New Scientist, 2014 OL339 di chuyển gần hành tinh của chúng ta trong khoảng 775 năm qua, và sẽ tiếp tục cận kề thêm 165 năm nữa.
2014 OL339 đã được phát hiện nhờ vào công của nhà thiên văn học Farid Char thuộc Đại học Antofagasta của Chile.
Tiêu đề đã được KhoaHoc.com.vn đặt lại.
Trích nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/vu-tru/56409_phat-hien-mot-ve-tinh-tu-nhien-moi-cua-trai-dat.aspx
2014-10-04 01:52:08
Nguồn: http://www.chuyenla.com.vn/thien-van/14164-phat-hien-mot-ve-tinh-tu-nhien-moi-cua-trai-dat.html