Rêu được dùng như “tấm pin mặt trời sinh học”, cung cấp năng lượng cho radio
Wednesday, October 8, 2014 11:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nhà sáng chế người Thuỵ Sỹ Fabienne Felder đã làm việc với các nhà khoa học từ đại học Cambirdge, Paolo Bombelli và Ross Dennis để phát triển một phương pháp dùng cây trồng như là “những tấm pin mặt trời sinh học”.
“Theo lý thuyết thì bất kỳ loài cây nào có quang hợp đều có thể được dùng như là tấm pin mặt trời sinh học”, nhóm này phát biểu. Nhóm đang nghiên cứu phát triển một sản phẩm gọi là Tấm Nhiên liệu Quang Vi sinh (Photo-MFCs) để nắm bắt và khai thác điện năng từ cây trồng.
Nhóm cũng đã có bản thử nghiệm của chiếc radio vận hành bởi rêu đầu tiên trên thế giới để mô tả tiềm năng của Photo-MFCs. Rêu được chọn bởi vì quá trình quang hợp của nó rất hiệu quả trong việc tạo ra điện năng.
Fabienne Felder phát triển công nghệ này với nhà sinh học TS. Paolo Bombelli và nhà khoa học cây trồng Ross Dennis, cả hai đến từ đại học Cambridge.
Chiếc radio này là sản phẩm chạy bằng Photo-MFCs đầu tiên đòi hỏi nhiểu điện năng hơn là màn hình LCD.
Photo-MFCs bào gồm một dương cực nơi thu thập electron sản sinh ra trong quá trình quang hợp, một âm cực nơi electron được tiêu thụ, và một mạch điện ngoài nối 2 cực này lại với nhau.
Rêu phát triển trên tổ hợp nguyên liệu giữ nước, chất dẫn và các nguyên liệu sinh học.
Nhóm có những hi vọng lớn lao cho tiềm năng của công nghệ mới này. “Chúng tối có thể cho rằng trong vòng 5 hay 10 năm, công nghệ này sẽ có phiên bản hoàn thiện để sử dụng”, họ nói. Hiện tại, công nghệ này dùng cho radio, chỉ có thể nắm bắt được khoảng 0.1% electron mà rêu tạo ra.
Felder so sánh công nghệ pin mặt trời sinh học này với những thử nghiệm thời kỳ đầu của quang điện. “Pin mặt trời sinh học sẽ trải qua một quá trình phát triển: xác định nguyên liệu hiệu quả nhất; đúng loại cây; hệ thống nước và bảo trì có khả năng giữ vững dòng diện”, bà nói.
“Việc tìm đúng loại cây chính là một công trình nghiên cứu”, Felder phát biểu, “Rêu là là loại kháng khô vô cùng tốt, nhưng chúng lại không chịu được ánh mặt trời trực tiếp. Những loại cây khác mà thoả mãn những điều kiện quang hợp và có các yếu tố kích quang hiệu qua, thì lại có thể gặp các vắn đề liên quan đến khí hậu lạnh. Vậy nên việc trộn lẫn các loại cây sẽ là một giải pháp”.
Cánh đồng lúa gạo cũng có thể là một môi trường tốt cho các tấm pin mặt trời sinh học do bởi lượng nước lớn được cung cấp thường xuyên, bà nói thêm.
Nguồn: www.dezeen.com
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us