ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam
Tuesday, October 28, 2014 6:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hải quân đánh bộ Việt Nam là một binh chủng thuộc Hải quân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ các đảo, bãi đá hoặc tấn công, đổ bộ đường biển lên đất liền hoặc các đảo bị nước ngoài chiếm đóng.

Binh chủng Hải quân đánh bộ Việt Nam thành lập sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc. Buổi đầu thành lập, lực lượng binh chủng có Lữ đoàn 101 và Lữ đoàn 126. Lữ đoàn 101 có tiền thân là Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 còn Lữ đoàn 126 tiền thân là đoàn đặc công hải quân 126.

Sau đó, tháng 7/1978, một đơn vị hải quân đánh bộ khác được thành lập là Lữ đoàn 147.

Các đơn vị hải quân đánh bộ đã tham gia tích cực trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, tiêu diệt chế độ Khmer Đỏ để cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng.

Tuy nhiên, năm 1983, Bộ Quốc phòng ra quyết định giải thể Lữ đoàn 101 và chuyển một số cán bộ chiến sĩ về tập trung xây dựng Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126. Gần 19 năm sau, vào ngày 26/4/2002, Bộ Quốc phòng lại quyết định tách Lữ đoàn 126 thành 2 đơn vị. Một đơn vị vẫn mang phiên hiệu 126 nhưng là đặc công hải quân còn đơn vị kia được đổi phiên hiệu thành Lữ đoàn 101 hải quân đánh bộ. Như vậy, hiện tại lực lượng hải quân đánh bộ Việt Nam gồm 2 lữ đoàn là 147 và 101.

Về trang bị vũ khí, các đơn vị hải quân đánh bộ có tàu đổ bộ, xe tăng lội nước, thiết giáp cho đến các vũ khí cá nhân…

Về cơ bản, kho vũ khí của Hải quân đánh bộ Việt Nam phần lớn lạc hậu với những loại đã được sản xuất từ những thập niên 1960, 1970 như tàu đổ bộ LST-542 của Mỹ, Polnocny của Ba Lan hay xe tăng lội nước PT-76 của Liên Xô, Type-63 của Trung Quốc…

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang bắt đầu hiện đại hóa dần kho vũ khí cho hải quân đánh bộ để lực lượng này có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới. Đó là các dự án đóng xuồng đổ bộ cỡ nhỏ và trang bị súng trường tấn công hiện đại TAR-21 của Israel cho hải quân đánh bộ.

Súng trường TAR-21 được cho là một trong những loại súng trường tấn công tiên tiến trên thế giới độ chính xác cao với công nghệ chế tạo và vật liệu tổng hợp tiên tiến. Với thiết kế gọn, trọng lượng nhẹ hơn khẩu AK truyền thống, TAR-21 đáp ứng tốt yêu cầu tác chiến trên địa hình đồi núi mà còn cả trong đô thị.

Biến thể CTAR-21 xuất hiện trong Hải quân đánh bộ Việt Nam có chiều dài ngắn hơn bản tiêu chuẩn, vì vậy, súng được đánh giá là khá phù hợp trong tác chiến, nhất là cách thức tấn công của các đơn vị lính đặc biệt cũng như địa hình rừng cây, đồi núi ở Việt Nam.

Đặc biệt, phiên bản TAR – 21 hiện đại có sự hỗ trợ của kính ngắm điểm đỏ (red dot), kính ngắm quang học hoặc thiết bị hỗ trợ ngắm bắn EOTech. Các chuyên gia quân sự cho rằng rằng, TAR-21 hiện đại hơn M-16 của Mỹ, cho phép người sử dụng có thể lấy đường ngắm chính xác dù cách xa mục tiêu hàng trăm mét mà không yêu cầu cao thao tác phức tạp. Ưu điểm này này tạo lợi thế cho chiến binh trong điều kiện tác chiến nhanh.

Mặc dù hiện nay vũ khí còn nhiều loại lạc hậu nhưng với chương trình hiện đại hóa quân đội nói chung và nhất là hải quân đánh bộ lại thuộc Quân chủng Hải quân – là lực lượng được ưu tiên đầu tư để tiến lên hiện đại, chắc chắn hải quân đánh bộ thời gian tới sẽ được đầu tư mạnh hơn nữa để tăng cường sức mạnh chiến đấu.

Dưới đây là một số loại vũ khí của Hải quân đánh bộ Việt Nam:

Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 1

Tàu LST-542 có lượng giãn nước 3.640 tấn (toàn tải), dài 100 m, tàu có khả năng chở hơn 100 lính Hải quân đánh bộ, xe tăng, xe bọc thép, 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 2 Tàu đổ bộ hạng trung Polnocny B (project 771) do Ba Lan thiết kế chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 834 tấn (toàn tải), dài 73m. Tàu trang bị 2 cụm pháo phản lực 140 mm 8 nòng dùng để yểm trợ hỏa lực cho đơn vị Hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển. Tàu có khả năng chở 100 lính, 6-8 xe vận tải hoặc phương tiện bọc thép, 180 tấn hàng hóa. Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 3 Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tự đóng được một số tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Trong ảnh là một tàu đổ bộ tự đóng của Việt Nam, trọng tải 600 tấn.

Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 4

Xe tăng PT-76 di chuyển vào trong tàu đổ bộ tự đóng của Việt Nam để chuẩn bị cho diễn tập. Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 5
Tàu đổ bộ trung đội ST1200 do công ty đóng tàu 189 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu ST1200 dài 12,8 m, rộng 3,1 m, chở được một xe ô tô hoặc 2,5 tấn hàng hóa. Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 6 Các xe tăng Type-63 của hải quân đánh bộ. Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 7 Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 8 Xe bọc thép BTR-60 của hải quân đánh bộ. Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 9 Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 10 Sức mạnh lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam - Ảnh 11 Các chiến sĩ Hải quân đánh bộ Việt Nam với súng trường tiến công TAR-21 hiện đại.

Trần Vũ

Xem thêm video clip : Mỹ không kích, tiêu diệt hàng trăm tay súng IS

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.