Ảo GiÁc DÂn ChỦ
Saturday, November 22, 2014 1:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
“Lý lẽ tốt nhất chống lại dân chủ là nói chuyện 5 phút với cử tri tầm thường.” – Winston Churchill ý miệt thị khinh rẻ dân chủ.
Dân chủ có một số khía cạnh tuyệt vời, chẳng hạn như khi dân chúng có thể đề đạt một số kiến nghị trong cuộc bỏ phiếu, hoặc lật nhào một điều luật không được lòng số đông đã bị chính phủ ban hành. Nhưng các khía cạnh khác của dân chủ lại không được tuyệt vời như vậy, thật vậy, đó là nó cho phép người ta bầu ra nhà lãnh đạo quốc gia – lại không hề là tuyệt vời.
Sự thật đơn giản là, phần lớn cử tri hầu như luôn luôn có thể bị nhào nặn bằng media đại chúng để bỏ phiếu cho một hoặc một nhóm cụ thể. Dân chủ tạo ra cảm giác tự do, nhưng trong thực tế một đầu sỏ hay trong đó một vài kẻ giàu có sở hữu media có thể thao túng phần lớn kẻ đi bầu, và do đó kiểm soát lãnh đạo quốc gia. Nghĩa là kẻ lãnh đạo quốc gia đó bị phụ thuộc vào phản ánh tích cực của báo chí để giành chiến thắng trong bầu cử và các chiến dịch chính trị của họ, họ sẽ lệ thuộc vào bất cứ ai kiểm soát báo chí.
Cử tri phổ thông đủ điều kiện để bỏ phiếu có niềm tin, thị hiếu, và lối sống riêng, nhưng họ lại không thể xác định ai sẽ làm TT, TTg, dân biểu, nghị sĩ… tốt nhất. Do đó, họ cứ bầu hết chính trị gia tham nhũng này đến chính trị gia tham nhũng khác, và tráo đổi hết đảng phái tham nhũng này đến đảng phái tham nhũng khác. Số đông dân chúng không có lợi ích gì trong các vấn đề của nhà nước, hoặc thậm chí trong các ứng cử viên được bầu làm chủ nhân. Họ cũng có một ít hoặc không có ý thức trách nhiệm vì tự do và công lý. Họ sẵn sàng vui lòng bán tự do của họ để có thêm “an toàn” và thoải mái. Còn bản năng bầy đàn của họ buộc họ phải quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc bầy đàn thay vì là sự thật. Đó là một trong những cách media thao túng họ – bằng cách mô tả những ý tưởng bất công và các ứng cử viên tham nhũng như là phổ biến nhất, và biến những ý tưởng lành mạnh và các ứng cử viên yêu nước thành thiểu số. Chúng sử dụng cử trị như bầy đàn bản năng gia súc để chống lại họ.
Bởi các chính trị gia hiểu rằng media có thể thực hiện hoặc phá vỡ sự nghiệp chính trị của họ, họ sẽ bán mình cho bất cứ kẻ nào kiểm soát truyền thông. Dân chủ có thể tạo ra ảo giác bầu cử tự do và công bằng vì nó cho đám đông nhiều ứng cử viên và các đảng phái để họ chọn, nhưng ngay trước khi bỏ phiếu, gần như tất cả các ứng cử viên và các đảng phái đã bị kiểm duyệt bởi giới thực sự cầm quyền. Tất cả bọn chúng đều là các bộ phần của cùng một hệ thống – cùng một chế độ. Cuối cùng, không quan trọng là đảng phái nào hay ai đó trúng cử, bởi chính phủ sẽ vẫn nằm trong tay kẻ kiểm soát thực sự các đòn bẩy quyền lực, là những kẻ đóng góp nhiều tiền nhất cho chiến dịch tranh cử (thường là các nhà băng) và những kẻ điều khiển truyền thông đại chúng. Hãn hữu, nếu một ứng viên hay đảng phái chưa được phê duyệt hay ngoài hệ thống được bầu hoặc tiến được đến quyền lực, đặc biệt là cấp cao, thì trò bầu cử tự do và công bằng giả tạo lập tức bị chúng vứt bỏ và thay bằng những lời lẽ tố cáo bẩn thỉu. Người đó sẽ bị dán đủ thứ nhãn mác xấu xa. Còn các cử tri, thì bất mãn và cũng không quan tâm để tìm ra đâu là sự thật.
Truyền thông méo mó thiên vị là tiêu chuẩn trong tất cả các nền dân chủ – không thành vấn đề nếu media bị kiểm soát bởi chính phủ hay tư nhân. Điều này tạo ra tiêu cực hoặc phớt lờ các ứng viên không được phê duyệt, và dồn khía cạnh tích cực cho những kẻ được chấp thuận. Nếu media không thể phớt lờ 1 ai đó bởi họ là người giàu có, nổi tiếng hay được quần chúng ưa thích, đơn giản là chúng phát động chiến dịch bôi nhọ với đủ ngôn từ độc ác để hạ bệ uy tín của họ, ngoại tình, bê bối đời tư, đạo đức giả, cực đoan, phân biệt chủng tộc, hoặc chống DT.
Vậy liệu có dân chủ nếu media là công bằng và không thiên vị?
Thật đáng tiếc trong thực tế câu trả lời là: Không! Bởi dân chủ chẳng qua là khái niệm khác của quyền lợi. Không có kẻ nào tự động từ bỏ quyền lợi của mình.
Vậy có thể có dân chủ trong những lĩnh vực hẹp, chẳng hạn như trong kinh doanh? Nhân viên bầu ông quản lý chẳng hạn? Hay binh lính bầu ông tướng trong quân đội? Y tá bầu bác sĩ trong bệnh viện? Thật đáng tiếc câu trả lời cũng vẫn là Không!
Đây là 1 ví dụ tồi tệ và có thật của thói học đòi dân chủ:
Ngay cả khi media không méo mó thiên vị, cũng chẳng thể trông chờ số đông kém hiểu biết, dốt nát lịch sử và các sự kiện hiện tại, thiếu ý thức trách nhiệm, không có ý tưởng tự do công bằng lại bầu được ai đó trung thực làm lãnh đạo. Điều nàu là không thực tế. Hơn nữa, người ta quan tâm nhiều hơn đến chuyện cơm áo hay các vấn đề ở địa phương hơn là vấn đề quốc gia, và hầu hết đều chỉ muốn có một đời sống thoải mái dễ chịu nhất có thể. Đa số dân chúng không có một lợi ích chung trong bất kỳ chủ đề nào. Họ đã bị trói buộc vào sự quan tâm đến chủ đề cụ thể từ lúc lọt lòng.
Hậu quả:
Khi đa số cử tri không đủ điều kiện phẩm chất để bầu ra lãnh đạo của họ, nhìn vào những kẻ mà họ đã chọn ra để cai trị. Dưới đây chỉ là một số trong những kẻ phản bội lớn nhất và tham nhũng nhất từng nắm quyền Mỹ. Mỗi một trong đó đã phản bội nước Mỹ bằng cách chiến tranh phi lý, thỏa thuận kinh tế chống Mỹ, xâm lược bởi dân nhập cư, luật sử dụng súng, luật kết tội lời nói, hệ thống thuế vô Hiến pháp, và một ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của tên cướp DT. Bất cháp chúng phản bội Mỹ, đi ngược lại Hiến pháp và lợi ích của người dân Mỹ, các cử tri Mỹ đần độn vẫn tiếp tục bầu lại chúng. Điều này nói rằng họ là vô tội và có trách nhiệm?
Thậm chí đa số dân Mỹ không đủ điều kiện và ý thức để bầu nổi 1 con bò tốt, nói gì đến chuyện bầu ra một kẻ lãnh đạo nhất. Có lẽ, điều họ cần là bầu lấy 1 ông bác sĩ phẫu thuật não tốt nhất có thể, để gột rửa đầu óc cho họ, nhưng vô vọng, bầu con bò còn không thể cơ mà.
Chỉ có 1 thiểu số ít ỏi người Mỹ nhận thức điều này và đấu tranh đòi giải phóng Mỹ khỏi bàn tay những tên bạo chúa. Đa số luôn luôn và sẽ luôn luôn ngồi ngoài lề của mọi cuộc đấu tranh. Họ sẽ luôn luôn thứ tự do thoải mái – ảo giác của dân chủ mang lại.
Barney Frank; Bill Clinton; George H.W. Bush; George W. Bush; Dick Durban; Hillary Clinton; John McCain; Barak Obama; Franklin Roosevelt; Nancy Pelosi; Lyndon B. Johnson; Joe Lieberman; Robert Byrd; Ted Kennedy;
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo