ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,669,999,688
Stories: 8,332,624
Profile image
1
0
Tác giả: Mr. Trung
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước: 1
24h trước: 1
Tổng số: 8
Grand Prix Mỹ và những lý giải dưới góc độ chiến thuật
Saturday, November 15, 2014 14:32
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bài viết của BBC lý giải việc sao trẻ Daniel Ricciardo (Red Bull) đánh bại hai tay đua đội Williams để về đích thứ ba trên đường đua Austin, ngay sau bộ đôi Mercedes.

Một tình tiết khá thú vị cần nhắc đến là từ vài tuần gần đây, xe của Red Bull đang dần tụt lại xa phía sau xe của Mercedes và Williams. Đây là một ngạc nhiên vì đội đua nước Áo có truyền thống luôn nâng cấp chiếc xe đua cho tới chặng đua cuối cùng – vốn được xem như một thương hiệu của đội đua mới nổi này.

Có thể Red Bull đang tập trung mọi nguồn lực để chuẩn bị cho mùa giải sắp tới hòng cạnh tranh với Mercedes. Hiện nay, vị trị thứ hai trên bảng điểm của đội đua nước Áo đã khá an toàn khi họ đang bỏ khá xa Williams. Tại Sochi (Nga) cũng như ở Austin cuối tuần qua, chiếc xe FW36 rõ ràng đã bỏ xa chiếc RB10 tại vòng phân hạng. Việc này lý giải vì sao Ricciardo lại có thể đánh bại cả hai tay đua của Williams tại Grand Prix Mỹ, dù xuất phát phía sau.

Một lần nữa chiến thuật của các đội lại bị thay đổi hoàn toàn.Ảnh: Formula 1.

Tình hình trước cuộc đua chiều Chủ nhật. Grand Prix Mỹ lại là một trong số nhiều chặng của mùa giải năm nay, cuộc đua chính diễn ra không đúng như dự đoán ban đầu của các đội về mặt chiến thuật. Nhiều đội đã phải vào thay lốp tới hai hoặc thậm chí ba lần, trong khi các buổi đua thử cho thấy chiến thuật một pit hoàn toàn khả thi trên đường đua Austin. Cần nhắc lại là trước khi cuộc đua diễn ra, Pirelli bị chỉ trích là quá cầu toàn và bảo thủ khi cung cấp cho các đội lốp mềm và lốp trung bình tại Austin.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là tại Austin, sự hao mòn của lốp ở chiều Chủ nhật cao hơn so với các buổi đua thử trước đó. Nhiều đội đua đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dự đoán sai, điển hình là trường hợp hai tay đua của Force India cùng ngôi sao Kimi Raikkonen (Ferrari).

Trước cuộc đua, phần lớn các đội đã chuẩn bị trước chiến thuật sử dụng lốp với thứ tự Mềm – Mềm – Trung bình. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến thực tế trên đường đua, nhiều xe đã phải chuyển sang dùng lốp trung bình ngay từ sau lần thay lốp đầu tiên. Những tay đua kiên trì với sự lựa chọn ban đầu đã phải hứng chịu kết quả không như mong đợi.

Cuộc đấu nội bộ Mercedes tranh ngôi nhất. Mercedes luôn thể hiện rõ rằng họ luôn chọn lựa chiến thuật tốt nhất cho hai tay đua nhà. Tuy nhiên, một điều ngạc nhiên là không như các chặng trước, cả hai tay đua của Mercedes lại sử dụng chiến thuật y hệt nhau tại Austin. Ở hầu hết các chặng trước, Mercedes luôn cho tay đua xuất phát sau một chiến thuật khác biệt nhằm cung cấp cơ hội tạo ra đột biến ở cuộc đua chính thức. Tại Grand Prix Mỹ, họ không thể tái diễn điều đó vì chiến thuật dùng lốp với thứ tự Mềm-Trung bình-Trung bình là phương án tối ưu cho cả hai tay đua.

Sự lựa chọn này cũng ẩn chứa những rủi ro khi cả hai xe sẽ thường xuyên phải đọ sức trên đường đua để có cơ hội chiếm ngôi đầu khi mà sự đột biến từ chiến thuật đã mất đi. Cuối cùng Hamilton đã thành công trong tình huống đọ sức trên đường đua với người đồng đội và giành chiến thắng tại Austin.

Màn tranh chấp vị trí thứ ba giữa Ricciardo và hai tay đua Williams. Ngôi sao trẻ của Red Bull áp dụng cùng một kịch bản để vượt qua hai tay đua đội Williams khi nhảy cóc qua đối thủ sau mỗi lần về pit thay lốp. Williams đã lường được sự nhanh nhạy về chiến thuật của đối thủ, nhưng họ vẫn không thể đủ sức cưỡng lại sự khôn ngoan của đội đua Red Bull. Ricciardo đã rất chủ động về mặt chiến thuật để giành vị trí thứ ba dù chỉ xuất phát thứ năm và có lúc tụt xuống thứ sáu sau khi xuất phát.

Hai tay đua của Williams không thể chống lại sự khôn ngoan về chiến thuật của Red Bull. Ảnh: Formula 1.

Do tụt xuống thứ tư khi xuất phát, Valtteri Bottas là người đầu tiên bị Ricciardo vượt qua. Việc tụt xuống dưới đồng đội Felipe Massa khiến tay đua người Phần Lan buộc phải vào pit sau lão tướng người Brazil do mất quyền ưu tiên. Do Massa cũng thay lốp ở vòng 14 như Ricciardo, Bottas phải bị động về pit sau tay đua Red Bull một vòng. Khi xuất hiện trở lại trên đường đua sau lần thay lốp, tay đua người Phần Lan đã bị tụt lại sau Ricciardo.

Ở cú nhảy cóc thứ hai của Ricciardo, nguyên nhân sâu xa khiến Massa bị mất vị trí thứ ba là do Williams là đội đua duy nhất trong nhóm đầu vẫn sử dụng lốp mềm sau lần vào pit đầu tiên. Đây vốn là lựa chọn của Williams ngay từ trước khi cuộc đua diễn ra và việc này khiến Massa sớm phải chạy cầm chừng để giữ lốp sau lần về pit đầu tiên và không đủ sức bứt xa khỏi sự đeo bám của Ricciardo.

Mô hình chiến thuật của các đội đua khác đều cho thấy tại Austin sau khoảng 10 vòng đua thì lốp mềm sẽ bắt đầu cho hiệu suất kém hơn lốp trung bình vì thế phần lớn các đội đều hiểu rằng lốp trung bình phù hợp với đường đua lần này hơn là lốp mềm. Ngoài ra, Massa còn sử dụng bộ lốp mềm thứ hai quá lâu, có lẽ Williams e rằng nếu không làm điều đó thì Massa sẽ phải dùng bộ lốp trung bình trong quãng đường dài ở cuối cuộc đua.

Nếu Massa vào thay lốp mềm sang lốp trung bình sớm 1 vòng đua thì có lẽ anh đã kìm chân được Ricciardo trên đường đua và buộc đối thủ phải đọ sức tay đôi thay vì vượt qua nhờ chiến thuật. Do lốp bị mòn nhiều nên Massa đã mất hơn 1 giây so với đối thủ tại vòng in-lap, ngoài ra khi thay lốp anh lại chậm thêm 1 giây nữa. Chừng đó là đủ để Ricciardo nắm lấy cơ hội và vượt qua đối thủ giành vị trí thứ ba.

Đáng chú ý là vị trí thứ năm của Bottas không cách quá xa so với hai đối thủ phía trên nên nếu anh chủ động chuyển sang chiến thuật ba pit và thay lốp trung bình bằng lốp mềm trước khi cuộc đua kết thúc chừng 10-12 vòng để tấn công hai tay đua phía trên thì có lẽ đã tạo ra được đột biến ở cuối chặng đua.

Chiến thuật của Vettel. Tay đua của Red Bull đã có một chặng đua gây nhiều sự chú ý với chiến thuật sử dụng lốp chủ động sau khi xuất phát từ pit-lane. Đáng lẽ ra Vettel đã có thể vượt qua Fernando Alonso và tiến sát tới vị trí thứ năm của Bottas.

Chiến thuật tối ưu nhất đối với Vettel tại Grand Prix Mỹ lần này là dùng hai bộ lốp trung bình trước khi chuyển sang sử dụng lốp mềm ở những vòng đua cuối cùng. Tuy nhiên, Red Bull lại không làm điều đó. Họ vẫn xuất phát với lốp trung bình như phương án tối ưu nhưng khi xe an toàn xuất hiện ở đầu vòng hai họ lại cho Vettel chuyển sang dùng lốp mềm. Chỉ một vòng sau đó Red Bull lại cho Vettel chuyển về dùng lốp trung bình. Cả hai lần thay lốp này đều diễn ra khi xe an toàn đang ở trên đường đua nên Vettel không bị thiệt thòi chút nào mà vẫn đảm bảo ràng buộc sử dụng đủ cả hai loại lốp.

Vettel tiếp tục có một chặng đua khổ sở dù đã có chiến thuật đáng chú ý. Ảnh: AFP.

Trong suốt phần lớn cuộc đua, tay đua người Đức luôn ở trong tư thế chạy sau đuôi và đối đầu với các đối thủ nên lốp xe hao mòn rất nhanh. Vettel thường xuyên phàn nàn qua sóng radio rằng thành tích chạy của anh không đạt được như mong đợi do lốp mòn. Khi cuộc đua còn 8 vòng, Vettel quyết định chuyển sang lốp mềm để tấn công các đối thủ phía trên nhưng đã không thành công khi anh chỉ về đích thứ bảy sau Alonso.

Diễn biến chặng đua Austin dường như là đã tóm tắt được tình hình thi đấu của Vettel trong mùa giải 2014 khi anh tỏ ra lực bất tòng tâm, cùng lúc đó người đồng đội trẻ tại Red Bull lại đạt được mục đích dù đương đầu với những đối thủ mạnh mẽ.

Minh Phương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story
If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.