Ngày 20 tháng 11, tại thôn Mã Sách, huyện Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hàng ngàn người dân bao vây chính quyền huyện, yêu cầu lập tức thả 12 người dân trong thôn bị bắt vô lý khi kiên trì giành lại đất bị chính quyền trưng thu. (Ảnh: Internet)
Trước nạn tham ô, trưng dụng đất của quan chức địa phương, từ đầu tháng 9, người dân thôn Mã Khách (huyện Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đã nhiều lần tập trung biểu tình, kháng nghị lên chính quyền thành phố. Thế nhưng, đáp lại người dân là những cuộc vây bắt quy mô lớn của hàng trăm cảnh sát do chính quyền điều động.
3 giờ sáng ngày 20 tháng 11, tại huyện Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), hàng trăm cảnh sát bất ngờ xông vào thôn Mã Sách bắt đi 12 người dân trong thôn. Đến 8 giờ sáng, hàng ngàn người dân đã bãi công, bãi khóa kháng nghị lên chính quyền thành phố, yêu cầu lập tức thả người. Với áp lực lớn, đến chiều cùng ngày, chính quyền buộc phải thả toàn bộ số người bị bắt.
Ông Hoàng, một người dân trong thôn đã trả lời PV báo Đại Kỷ Nguyên: “Vào lúc 3 giờ sáng ngày 20, chính quyền điều động vài trăm cảnh sát vũ trang, cảnh sát đặc nhiệm và những người trong đồn cảnh sát, hơn 30 chiếc xe cảnh sát đến thôn chúng tôi bao vây các lối ra vào. Họ không thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào đã phá cửa xông vào, bắt người, đánh người, có người chân bị đánh trọng thương”. Người dân trong thôn truyền nhau hô lớn: “Bắt người rồi, bắt người rồi”…
Một người dân trong thôn cho hay: “Có đến vài trăm cảnh sát cùng đồng thời hành động, cùng lúc bắt người. Với mỗi một người mà họ muốn bắt, đã có vài chiếc xe cảnh sát chạy đến nhà đó. Sóng điện thoại lúc đó cũng bị chặn toàn bộ, không thể gọi điện thoại được”.
Ông Hoàng, một người dân trong thôn kể lại: “Lúc mới bắt đầu, một số cảnh sát có vũ trang không mở được cửa lớn nhà của một cư dân trong thôn đã lấy một dụng cụ từ xe xuống để phá cửa. Mười người bắt một người, cảnh sát đã bắt tổng cộng 12 người dân trong thôn. Có hai người vừa nói được 2 câu thì đã im bặt. Họ bị cảnh sát giật điện đến ngất xỉu, ngay cả quần áo cũng không mặc được gọn gàng đã bị cảnh sát bắt đi rồi”.
Đến 8 giờ sáng, người dân trong thôn cả già trẻ, gái trai cầm theo biểu ngữ, cuồn cuộn xuống đường biểu tình đến thành phố Phổ Ninh để kháng nghị, yêu cầu chính quyền ngay lập tức thả người.
Ông Hoàng cho biết thêm: ”Có khoảng bốn đến năm ngàn người đi đến chính quyền thành phố kháng nghị. Con đường bên đó đã bị chúng tôi phong kín. Mọi người hô to khẩu hiệu, yêu cầu chính quyền thả những người dân bị bắt, nhưng không có viên chức nào đi ra nói chuyện với chúng tôi. Bởi vì chính quyền không chịu thả người, dân làng chuẩn bị đi đến trạm Cao Thiết để kháng nghị. Đến 2 giờ chiều, Thị trưởng để một vị trưởng giả trong thôn gọi điện thoại, nói rằng sẽ thả người vô điều kiện”.
Một người dân kịp nhảy ra khỏi ban công để trốn thoát lúc cảnh sát tới bắt cha mẹ và anh trai cũng đã nhanh chóng cùng mọi người mang theo biểu ngữ, hô to khẩu hiệu yêu cầu chính quyền phải phóng thích những người dân trong thôn bị bắt.
Buổi chiều hôm đó, toàn bộ 12 người dân bị bắt đã được thả về. Mọi người trong thôn nghênh tiếp và còn tặng hoa tươi cho họ.
Trước nạn tham ô, trưng dụng đất của quan chức địa phương, từ đầu tháng 9, người dân thôn Mã Sách đã nhiều lần tập trung biểu tình, kháng nghị với quy mô lớn lên chính quyền thành phố. Theo một cư dân địa phương, quan chức chính quyền địa phương đồng ý ngày 20/11 sẽ cho người dân trong thôn câu trả lời, nhưng lại bất ngờ thực hiên một cuộc vây bắt người ngay trong đêm đó.
Người dân trong thôn đã công khai viết một lá thư gửi lên chính quyền có tựa đề: “bức thư gửi ĐCSTQ”. Trong đó, người dân chất vấn chính quyền Phổ Ninh trạm Cao thiết đã trưng thu bao nhiêu đất của người thôn Mã Khách?
Được biết, khoản tiền bồi thường đất của Xí nghiệp Thuốc Khang Mỹ để xây dựng chợ thuốc Trung Y trên mảnh đất đã chiếm dụng đến nay vẫn chưa tới tay người dân. Nguồn nước bị phá hoại, đất canh tác bị hoang phế, trở thành nơi đổ chất thải; các chính sách bồi thường nhà ở, bảo trợ xã hội, đào tạo việc làm cho đến những phúc lợi khác đều không thực hiện. Thế nhưng, các công trình nhà ở do chính quyền trưng thu đất xây dựng nên trong thôn lại được mua bán với giá cao, từ 1500 đến 2000 NDT mỗi căn hộ. Toàn bộ người dân trong thôn đều không nhận được bất kỳ quyền lợi nào.
Biên tập: Lý Khung
Theo Vietdaikynguyen.comom