ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Một người sống sót trong rại tập trung của Đức Quốc Xã kể lại trải nghiệm cận tử
Thursday, November 27, 2014 17:40
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Bà Tienke Klein đã yếu đi nhiều sau khi được thả khỏi trại tập trung của Đức Quốc Xã. Trải qua thời gian điều trị lâu dài, bà đã dần hồi phục. Nhưng thật không may, trong một lần đi trên đường bằng xe đạp, bà đã bị một chiếc ôtô đâm phải.

Bà Klein miêu tả trải nghiệm của mình trong một video được đăng tải trên trang chuyên về trải nghiệm cận tử NDEvideos.com.

Bà kể rằng, bà đã rất hận Chúa. Bà gần như bình phục sau khi ra khỏi trại tập trung của Đức Quốc Xã. Thế nhưng, rầm! Trong tích tắc, bà đã suýt mất mạng bởi một người nào đó đang phóng xe trên đường.

“Và đột nhiên, tôi rời khỏi thân thể, tôi không còn thù hận nữa”

- bà Klein kể lại.

Một ánh sáng rực rỡ xuất hiện và bà cảm nhận một nguồn năng lượng bao trùm mọi thứ. “Tôi hoàn toàn được bao phủ bởi năng lượng. Đó là tình yêu, là trí huệ, là động lực học”- bà hồi tưởng lại.

Bà Tienke Klein. (Ảnh: Chụp màn hình từ YouTube)

Trong tích tắc đó, bà nhận được tất cả các câu trả lời. “Tôi vô cùng hạnh phúc, một niềm hạnh phúc khôn tả. Trong bao năm qua, cuộc sống của tôi luôn thiếu thốn năng lượng, bởi vì cơ thể tôi phải chịu nhiều thương tổn khi ở trong trại tập trung”- bà Klein chia sẻ. “Tôi cảm thấy thật tuyệt vời cùng sự bình an. Tôi không chết. Nhưng tôi không có trong cái thân xác thịt này”.

Bà nhận được hai thông điệp rõ ràng, một là: “Mọi người yêu mến nhiều đến mức mà họ có thể”. Và thông điệp kia là: “Bà không cần phải đi đâu cả”.

Khi bà tỉnh lại, âm thanh như vẫn còn vang vọng. Bà cảm thấy cô đơn khi nhận ra những thứ mà mọi người xung quanh bà đang nói về không có gì để so sánh được với những điều bà thấy trong trải nghiệm chân thật ấy. Nhưng bà nhớ lại thông điệp đầu tiên: “mọi người yêu mến nhiều đến mức mà họ có thể”. Vì vậy, bà đã chờ mong nhiều hơn từ họ, nhưng sau đó bà đã thất vọng.

Thông điệp thứ hai khiến bà nhận ra, dù ở nhà, ở trên đường, hay ở trong trại tập trung, bà vẫn có thể được tự do. Bà đã nhìn thấy ánh sáng tuyệt vời ấy trong khi cận kề cái chết, một hiện tượng mà giới khoa học gọi là “trải nghiệm cận tử”.

“Tôi nhận ra rằng, kể từ khi tôi rời khỏi trại tập trung, tôi vẫn phải cố gắng để thoát khỏi trại tù đó”- bà cho biết. Bà đã tập trung vào trải nghiệm vượt qua giới hạn đó.

“Tôi không cần phải đi đâu để có được tự do. Mặc dù, mặt đất nằm bên dưới và cơ thể tôi đầy chấn thương, nhưng không ai có thể chiếm được linh hồn tôi”.

Một trong những chuyên gia nghiên cứu cận tử có ảnh hưởng nhất là Elisabeth Kübler-Ross, người đã được thúc đẩy để nghiên cứu về lĩnh vực này sau chuyến đi đến một trại tập trung vào năm 1945.

Sau giải phóng, bà Kübler-Ross đã đến thăm trại tập trung Majdanek thuộc vùng ngoại ô Lublin ở Ba Lan. Ở đó, bà có cuộc trò chuyện với một phụ nữ trẻ, người đã tha thứ cho Hitler trước khi rời khỏi trại. Cô không muốn giận giữ và thù hận về những điều khủng khiếp mà cô nhìn thấy. Người phụ nữ trẻ này kể với bà Kübler-Ross, tất cả chúng ta đều có chút xấu xa góp phần tạo ra sự hung bạo cho họ. Điều quan trọng để thoát khỏi “Hitler” phụ thuộc vào tâm của chúng ta.

Ý nghĩa về những chia sẻ này đã được bà Kübler-Ross trải nghiệm khi đối diện với cái chết. Trên đường trở về nhà ở Thụy Sỹ, bà đã bị ốm nặng và ngất trong một khu rừng. Sau ba ngày người ta mới tìm được bà cùng với bệnh thương hàn. Bà thấy đói vô cùng vì không được ăn gì trong thời gian lâu. Thậm chí, bà còn có thể ăn cắp thức ăn từ một đứa trẻ nếu bà có cơ hội. Bà nhận ra có con quỷ đang ở trong bản thân mình.

Khi đối diện cái chết, bà còn thấy điều gì đó phi thường. Các nghiên cứu của bà về các trải nghiệm cận tử đã giúp bà được lắng nghe nhiều câu chuyện kỳ thú và sâu xa hơn.

Nhiều trường hợp có trải nghiệm cận tử đã trở nên dễ xúc động, tâm linh, có quyết tâm và ý thức hơn về mục đích sống. Thông qua các nghiên cứu cận tử, các nhà khoa học đã chứng minh được sự tồn tại của thế giới bên kia và bản chất từ bi ở cảnh giới khác.

Ông Viktor Frankl, người sống sót ở trại tập trung và nhà tâm thần học nổi tiếng, đã trích dẫn nhiều bài báo về trải nghiệm cận tử để đi tìm ý nghĩa của loài người. Và ông đã nhận ra rằng, tình yêu là một phần không thể thiếu của ý nghĩa ấy.

Sống sót sau một chuyến đi đến “phòng hơi ngạt”, ông Frankl đã viết lại trải nghiệm của mình trong cuốn sách “Bác sỹ và Linh hồn” xuất bản năm 1973, khi ông còn trong trại tù: “Bản thân ông không thể hiểu làm sao mình sống sót trong tù. Kể từ đó, ông có được trải nghiệm quý giá sau tất cả những khổ đau mà ông đã trải qua. Không có gì trong thế giới này khiến ông phải sợ hãi… Đối với một người đàn ông tốt bụng, ông đã học được một điều khi ở trong trại tập trung, đó là đức tin vào Chúa”.

“Lò hơi ngạt tại trại Auschwitz là kết quả cuối cùng của lý thuyết rằng con người chẳng là gì khác ngoài sản phẩm của sự di truyền và môi trường”- ông nói.

Klein lưu ý rằng, tất cả những tư tưởng mà bà nhận biết được trong suốt trải nghiệm cận tử đôi khi bị mờ nhạt trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng bà luôn tự nhắc bản thân bà đã học cách tự do và chấp nhận người khác như thế nào. Và trong khoảnh khắc bừng tỉnh, bà đã thoát ra khỏi mây mù để hướng về ánh sáng.

 

 

Theo vietdaikynguyen.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.