ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: blueplanet
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nghệ thuật khắc phù điêu trên gỗ của người Cơ Tu
Monday, November 10, 2014 1:43
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngoài nghệ thuật khắc phù điêu gỗ, bên trong nhà làng truyền thống (gươl) nghệ nhân đồng bào Cơ Tu còn có nhiều tranh vẽ, phù điêu để trang trí, làm đẹp…

Tranh phù điêu nhà gươl tái hiện thiên hình vạn trạng cuộc sống bản làng và thiên nhiên nơi đây. Đề tài phù điêu gỗ trong tranh cũng giống như điêu khắc gỗ nhưng có phần phong phú, đa dạng hơn nhờ sự phối hợp giữa tranh và phù điêu, giữa mô- típ hoa văn với màu sắc và nhịp điệu. Những họa sĩ dân gian Cơ Tu với trí tượng tượng phong phú, tâm huyết và đam mê của mình đã góp phần tạo dựng đường nét thẩm mỹ cho ngôi nhà của cộng đồng bằng những bức tranh màu sống động.

Trên xà nhà, tấm ván thưng, cột phụ… là nơi lý tưởng để các họa sĩ Cơ Tu thả hồn bay bổng khắc họa hình tượng con người, thế giới thiên nhiên và cuộc sống xã hội, tạo nên những bức tranh đa dạng. Sinh hoạt lễ hội cộng đồng luôn là đề tài chủ đạo mà tranh dân gian tập trung phản ánh. Người phụ nữ múa điệu tung tung da dá quanh cây nêu, quanh con trâu trong lễ hiến tế thần linh được miêu tả cô đọng, giàu cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau. Với lợi thế của nghệ thuật hình họa kết hợp cùng tượng và phù điêu, các nghệ nhân đã tạo nên không gian sinh động và đầy bí ẩn cho nhà gươl. Đó là những hình tượng: người phụ nữ múa (da dá) xen giữa hình tượng người đàn ông nhảy hội (tung tung) với vũ khí trên tay, người thì trong tư thế chuẩn bị đâm trâu, người múa võ, xen vào đó là hình tượng cây nêu, con trâu, điểm xuyết thêm những hoa văn, hoa lá, trời mây…

Nhà gươl là nơi lưu giữ, truyền đạt tri thức bản địa liên quan đến hầu hết đến đời sống tộc người Cơ Tu như lao động sản xuất, săn bắn hái lượm, tín ngưỡng, lễ hội… Các ngôi nhà làng ở vùng cao Tây Giang, Nam Giang đều có những bức tranh màu phối hợp với phù điêu chiếm vị trí nổi bật. Điều thú vị là bên cạnh các bức tranh mô tả động thực vật, núi non, sông suối, cuộc sống lao động hằng ngày như dệt vải, giã gạo, tỉa lúa…, nghệ nhân điêu khắc phù điêu Cơ Tu còn khắc họa trong ngôi nhà làng những hình ảnh của quá khứ như nhân vật trong truyện cổ, truyền thuyết dân gian với cảnh chàng trai tay không bắt voi, bắt rồng; thủy quái, cô gái mình cá mặt người giống như nàng tiên cá; các trò chơi dân gian đã thất truyền như trò đâm củ nâu, xỏ vòng mây, đấu vật…

Tranh dân gian nhà gươl phần lớn là tranh tô màu với sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các màu sắc truyền thống. Chất liệu màu được lấy từ tự nhiên giống như màu của thuốc nhuộm vải, bên cạnh đó là các nguyên liệu khác như máu động vật, bã trầu, than củi… Ngày nay, sơn công nghiệp còn được dùng để trang trí, vẽ tranh, tô tượng khiến các bức họa trở nên sặc sỡ và giữ màu lâu bền hơn. Ngoài những bức tượng trơn, người Cơ Tu còn tô màu, vẽ hoa văn, trang phục trên tượng phù điêu khiến tác phẩm điêu khắc trở nên sống động hơn. Trên cây cột cái nhà gươl, hai bên nóc đầu hồi nhà gươl (đrượp), trên các tấm ván thưng (gravương) hoa văn và tranh vẽ phối hợp với nhau để tôn vẻ đẹp của các bức tượng.

Với phong cách đa dạng, phong phú, nhiều bức tượng phù điêu đẳng cấp chứa đựng cả hình thức của hội họa khiến cho nhà gươl trở nên độc đáo. Đó chính là đặc trưng của nghệ thuật trang trí, mỹ thuật dân gian Cơ Tu.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.