NÔNG NGHIỆP ĐỘC QUYỀN ĐỜI MỚI. Bảo sao người nông dân không ngóc đầu lên nổi?
Monday, November 3, 2014 12:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Mua ngô nếp giống mới của một chị nông dân ở quê ra. Hỏi sao ngô đắt thế?
Chị bảo: Chúng em mua những 400.000đ/1kg ngô giống rồi thì sao lại không đắt được ạ?
- Các chị không để giống à?
- Không ạ, vì ngô này không thể trồng tiếp được, không phải như giống ngô của bọn em trước đây.
- Hèn nào, mấy năm nay tôi trồng ớt chả thấy lên, dạo trước tôi trồng ớt trong chậu tốt um, bao nhiêu là quả.
- Đúng đấy ạ. Giờ các giống hoa màu lạ lắm, cứ phải nhập giống từng vụ thì cây mới lên được.
Chuyện này làm mình nhớ lại cuộc biểu tình của các nước EU tẩy chay giống ngô biến đổi gen của một công ti Mĩ dạo nào. Bởi nếu dùng giống ngô này, nông dân các nước sẽ phải nhập tất tần tật từ giống đến phân bón…từ công ti đó.
Bonus:
Công ty Monsanto đi khắp thế giới, tìm kiếm thị trường nhằm bán hạt giống độc quyền và kiểm soát nông nghiệp. Thông qua các thủ đoạn, họ thuyết phục các quan chức Chính phủ rằng giống mới có thể làm tăng xuất khẩu nông sản và doanh thu quốc gia. Công nghệ sinh học được rao bán trên thị trường như là một phép màu có năng suất cao mà bị lờ đi các yếu tố khác. Một số quan chức dễ dàng bị lừa phỉnh và tìm cách cho phép các tập đoàn công nghệ sinh học tiếp nhận thị trường bản địa thông qua các quy định pháp luật. Điều này, sẽ loại canh tác quy mô vừa và nhỏ ra khỏi sản xuất nông nghiệp, qua việc kiểm soát hạt giống biến gen độc quyền, các tập đoàn công nghệ sinh học sẽ kiểm soát cả chủ quyền lương thực của một quốc gia và đa dạng sinh học.
Làn sóng lớn các nhà hoạt động Chile chặn “Luật Monsanto”
Bốn năm trước, một dự luật được giới thiệu với Chính phủ Chile, một dự luật phục vụ cho nhu cầu của các tập đoàn công nghệ sinh học. Có ít nhất 15 nhóm môi trường và một làn sóng mới từ các chính trị gia đã hành động chống lại dự luật cho phép các tập đoàn đa quốc gia giành quyền kiểm soát hạt giống thông qua bằng sáng chế. Bất kỳ hạt giống nào của Monsanto có thể tìm thấy ở Chile thì người nông dân buộc phải xin phép và trả tiền. Nông dân Chile phản bác các dự luật mà dường như được viết từ sảnh chính của Monsanto. Họ không chấp nhận để di sản hạt giống cho công nghệ sinh học kiểm soát. Làm thế nào họ làm được việc đó? Họ xuống đường để phản đối. Họ gây sức ép tới các Thượng nghị sỹ. Áp lực này đã khiến Tổng thư ký Ximena Rincon phải cam kết với người dân rằng chính phủ Chile sẽ “phân tích tất cả những gì được biết đến ở nước ta và quốc tế về vấn đề này để bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng nông nghiệp, quy mô nhỏ và vừa, và di sản hạt giống của nước ta”.
Chiến thuật “bằng sáng chế hạt giống” của Monsanto quét sạch nông trại nhỏ, buộc họ phải nộp lệ phí và kiểm soát họ.
Nhà hoạt động bảo vệ môi trường Lucia Sepulveda từ “Liên minh cho một chất lượng tốt hơn của cuộc sống” đã nêu rõ: “Chúng tôi bác bỏ Luật này vì nó là một mối đe dọa cho các trang trại gia đình và sự đa dạng sinh học”. Cuối tháng 8, hàng ngàn người tuần hành ở các thành phố lớn nhất của Chile, như một phần của một cuộc biểu tình hàng loạt chống lại “Luật Monsanto”.
Nhận xét của Beloved MamaCat
Sáng nay vừa nói chuyện với 1 Chủ tịch xã ở Bình Thuận. Mấy giống của Monsanto DK xxxx đã được gieo trồng ở xã này từ 7 năm nay. Đây là giống biến đổi gien. Tại Quảng Nam, giống GMO của Monsanto đã được giao cho nông dân trồng từ 10 năm trước (Báo Người Lao động đã có 4 bài viết về việc này cách đây 10 năm). Chẳng khó gì để hỏi từng làng quê và thấy tình trạng chung đều là như thế.
Cách đây 9 năm, 2005, Chính phủ đã ban hành QUY CHẾ QUẢN LÝ AN TOÀN SINH HỌC ĐỐI VỚI CÁC SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN; SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ CÓ NGUỒN GỐC TỪ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN. Trong đó quy định khắt khe: việc nghiên cứu, khảo nghiệm và sản xuất liên quan đến biến đổi gien phải được quản lý giám sát, phải đủ điều kiện, phải được cấp phép. (văn bản tại đây: http://thuvienphapluat.vn/archive/quyet-dinh-212-2005-QD-TTg-quy-che-quan-ly-an-toan-sinh-hoc-sinh-vat-bien-doi-gen-san-pham-hang-hoa-co-nguon-goc-tu-bien-doi-gen-vb3051.aspx)
“Điều 6. Điều kiện sản xuất, kinh doanh
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được tiến hành sản xuất, kinh doanh và đưa vào sử dụng các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen khi có đủ các điều kiện sau:
a) Sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trên đã được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;
b) Sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen trên nằm trong danh mục các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và đưa vào sử dụng các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen phải có giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực tương ứng.”
Tài thế! Đến tận năm nay, vẫn chẳng thấy người nông dân nào tại các tỉnh từ Bắc đến Nam biết là ngô mà họ phải mua giống về trồng là ngô biến đổi gien. Họ chẳng có giấy đăng ký sản xuất, thậm chí, chẳng có chút khái niệm gì về thứ họ được bán cho gieo.
Và đây mới là điều cơ bản: Theo Khoản 1a/ Điều 6, sinh vật biến đổi gien PHẢI ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN SINH HỌC thì việc canh tác mới được xem là hợp pháp. Nhưng, mới ngày 27/8 vừa qua, Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) vừa cấp giấy chứng nhận An toàn sinh học cho giống ngô biến đổi gien MON 89034. Đây là giống ngô đầu tiên tại Việt Nam được cấp giấy chứng nhận này.
Vậy, ai đã hậu thuẫn và khuyến khích tình trạng phạm pháp trên quy mô toàn quốc trong suốt 9 năm qua?
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us