Dựa trên kết quả của những phi vụ bay thử nghiệm MiG-21, không quân Mỹ đề ra những biện pháp riêng cho từng loại chiến đấu cơ khi phải đối đầu với MiG-21.
Cụ thể, F-104 được khuyến cáo nên tránh cận chiến kéo dài với MiG-21, thay vào đó nên dùng chiến thuật áp sát và tấn công nhanh và sau đó rút ra ngay.
Trong trường hợp gặp bất lợi khi đang giao chiến, F-104 nên thoát ra bằng cách hạ xuống dưới 4.500 m và tăng tốc đến hơn 1.200km/h.
F-104 Starfighter.
F-111, F-105, và F-100 được khuyến cáo nên tránh đối đầu trực tiếp với MiG-21 vì khả năng vận động kém hơn nhiều.
Trong trường hợp buộc phải giao chiến, phi công được hướng dẫn nên khai hỏa và sau đó tăng tốc vượt qua vận tốc giới hạn của MiG-21 và thoát đi.
Còn F-5 là chiến đấu cơ Mỹ có đặc tính gần giống MiG-21 nhất, đặc biệt là trong cận chiến, nó có thể đóng vai trò mô phỏng MiG-21 trong huấn luyện đến mức vận tốc dưới Mach 1,2.
F-105 trong chiến tranh Việt Nam. Một máy bay Mỹ, được cho là F-105, bị bắn rơi vào năm 1966 tại Việt Nam, có thể thấy dù của phi công ở hậu cảnh (Triển lãm ảnh Chiến tranh Việt Nam tại Pháp). F-100 trong 1 phi vụ tại Việt Nam.
Khác với MiG-21, F-4 Phantom II được thiết kế như mọi chiến đấu cơ đa năng, điều kiện tác chiến tối ưu ở độ cao trung bình và thấp.
Nó có thể dễ dàng đạt tốc độ cao hơn mức vận tốc giới hạn 1.100 km/h của MiG-21 ở độ cao thấp hơn 4.500m, giúp F-4 giành lợi thế khi tiếp cận để tấn công hoặc thoát ra khi gặp bất lợi.
Bên cạnh đó, F-4 Phantom II được trang bị công nghệ hiện đại hơn so với MiG-21, đặc biệt là radar. Tuy nhiên, các phi công F-4 được hướng dẫn duy trì việc quan sát bằng mắt thường để phát hiện MiG-21.
Các phi công F-4 được khuyên nên giao chiến với MiG-21 ở độ cao dưới 4.500 m, tiếp cận ở góc mù phía sau của MiG-21 và duy trì tốc độ tối thiểu ở 830 km/h.
MiG-21 có khả năng ngoặt tức thời nhanh hơn F-4, nhưng cũng nhanh mất tốc độ hơn, vì vậy, theo hướng dẫn, F-4 cần tránh cận chiến kéo dài với MiG-21.
Thay vào đó, nó nên thoát khỏi tình huống cận chiến, duy trì vận tốc và tìm cơ hội khác để tiếp tục tấn công.
Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất là chương trình này đem lại cho Mỹ không nằm ở những thông tin họ có được về MiG-21 mà ở việc khiến không quân và hải quân Mỹ nhận thức lại tầm quan trọng của việc hiểu rõ vũ khí đối phương và huấn luyện không chiến mô phỏng thực tế.
Trong thời gian sau chiến tranh Triều Tiên và trước chiến tranh Việt Nam, huấn luyện không chiến với những máy bay đắt tiền như F-4 bị coi là nguy hiểm và phí phạm.
Những bài tập giao chiến trên không, đặc biệt là cận chiến, bị hạn chế và nếu có thì cả “quân xanh” và “quân đỏ” đều tác chiến giống nhau, sử dụng cùng loại phương tiện, cùng chiến thuật…
Vì vậy, phi công Mỹ gặp rất nhiều khó khăn khi đối đầu với MiG tại Việt Nam, với tính năng và chiến thuật xa lạ đối với họ.
Kết quả thử nghiệm và đánh giá MiG-21 góp phần quan trọng dẫn đến sự ra đời của 2 chương trình huấn luyện không chiến nâng cao của hải quân và không quân Mỹ.
Chương trình Top Gun của hải quân ra đời vào 1969 và Red Flag của không quân vào 1973. Cả 2 đều nhấn mạnh việc mô phỏng giống thực tế không chiến nhất có thể.
Máy bay tập trung tại sân bay quân sự Nellis chuẩn bị cho một đợt huấn luyện Red Flag.
Đóng vai trò “quân xanh” là những phi công dày dạn kinh nghiệm, sử dụng máy bay Mỹ nhưng mô phỏng chiến thuật, công nghệ của đối phương nhằm đào tạo những phi công cách thức giao chiến với đối phương nếu có chiến tranh nổ ra.
Những thay đổi triệt để trong công tác huấn luyện này có vai trò quyết định cho việc giành ưu thế trên không của Mỹ trong những cuộc chiến sau đó.
Những máy bay đóng vai ‘quân xanh’ với màu sơn ngụy trang tương tự máy bay Nga.
Tuy nhiên, những nỗ lực này cũng không giúp Không quân Mỹ tránh khỏi thất bại đau đớn trước MiG-21 Việt Nam.
Theo Đại Lộ
2014-11-27 23:08:20