ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tìm ra nguyên nhân thổi bay đám mây khí của các ngôi sao
Friday, November 28, 2014 6:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khoa học và vũ trụ

allweareisdustinthewind-676x450

Sau khi quan sát nhiều hiện tượng đám mây khi đang hình thành ngôi sao trong các thiên hà bị thổi bay đầy bí ẩn, các nhà thiên văn học từ Đại học Toronto và Đại học Arizona đã khám phá ra bằng chứng đầu tiên về hiện tượng kỳ lạ này.

Các nhà thiên văn đã đưa ra giả thuyết cho rằng: khi một đơn thiên hà rơi vào cụm các thiên hà, thì nó sẽ “chạm trán” với đám mây khí nóng ở trung tâm của cụm các thiên hà đó. Khi đơn thiên hà di chuyển xuyên qua trung tâm của cụm các thiên hà với tốc độ hàng nghìn km/s, thì đám mây khí ga nóng có tác động giống như một ngọn gió, thổi bay khí ga bên trong của đơn thiên hà mà không làm xáo trộn đến các ngôi sao khác của thiên hà này. Quá trình này được biết đến với tên gọi vật lý là “áp lực tước bỏ” (ram-pressure stripping).

Trước đó, các nhà thiên văn học đã quan sát được khí nguyên tử hydro rất loãng xung quanh thiên hà bị “tước bỏ”. Nhưng mọi người tin rằng, đám mây phân tử khí hydro với mật độ dày đặc hơn tại nơi ngôi sao hình thành có lẽ sẽ “gan lì” hơn trước ngọn gió. “Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra phân tử khí hydro cũng bị thổi bay khỏi trung tâm của thiên hà đang rơi vào các cụm thiên hà. Giống như khói một ngọn nến bị thổi khi đang mang cây nến vào một căn phòng”- theo nhận định của ông Suresh Sivanandam thuộc Viện Dunlap tại Đại học Toronto.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy bằng chứng gián tiếp chứng minh tồn tại áp lực đã tước bỏ đám khí quanh ngôi sao đang hình thành (các ngôi sao đều có nguồn gốc từ đám khí). Các nhà thiên văn học đã quan sát các ngôi sao trẻ đang dần bay xa khỏi thiên hà; các ngôi sao này có lẽ bắt nguồn từ đám mây khí mới lấy được từ thiên hà đơn.

“Trong hơn 40 năm qua, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu xem tại sao các thiên hà thuộc cụm thiên hà lớn hơn lại có ít ngôi sao trẻ hơn so với ngân hà của chúng ta. Nhưng giờ đây, chúng tôi thấy một ngôi sao đang hình thành bị dập tắt ra sao. Việc tước bỏ đám khí đang hình thành nên ngôi sao là bước quan trọng trong quá trình tiến triển của các thiên hà từ khởi nguyên của vũ trụ cho tới nay”- theo ông George Rieke thuộc  trường Đại học Arizona.

Các kết quả trên được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal vào ngày 10/11. Từ việc quan sát quá trình tiến hóa của bốn thiên hà, ông Sivanandam cùng hai đồng nghiệp Rieke và Marcia Rieke đã xác minh được rằng một trong bốn thiên hà trên đã bị “ngọn gió” cuốn đi đám mây khí của các ngôi sao thuộc các thiên hà này. Nhưng nhờ quan sát cả bốn thiên hà, các nhà khoa học thấy hiện tượng này khá phổ biến.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích quang học dựa trên dữ liệu hồng ngoại và hydro phát ra thu được từ kính viễn vọng không gian Spitzer và Hubbe; cùng các dữ liệu thu được trên mặt đất thông qua máy quang phổ hồng ngoại không gian Spitzer.

“Các nhà thiên văn từng cho rằng, có cái gì đó đã ngăn cản việc hình thành của các ngôi sao trong các thiên hà đó, chính vì thế rất đáng để tìm ra nguyên nhân thực sự là gì”- bà Marcia Rieke chia sẻ

Ghi chú của người dịch : Các ngôi sao bắt đầu cuộc đời của chúng dưới dạng các đám mây hyđrô. Khi co lại dưới tác động của lực hấp dẫn, đám mây này nóng lên ở giữa tâm và các nguyên tử bắt đầu kết hợp lại (tổng hợp hạt nhân) và giải phóng ra năng lượng. Vì vậy chúng toả sáng. Đám mây hyđrô đã cho ra đời Mặt trời còn lớn hơn cả toàn bộ hệ Mặt trời! Đôi khi nhiều đám mây ở cạnh nhau tạo ra một khối quần tụ các ngôi sao. (bachkhoatrithuc.vn)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.