ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
2 món hải sản dễ ‘ngậm’ hóa chất nhất chợ
Thursday, December 18, 2014 3:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vì lợi nhuận, không ít các tiểu thương đã dùng “tiểu xảo” biến thực phẩm đã hỏng, hôi thối thành “tươi roi rói” để bán cho khách kiếm lời. Dưới đây là 2 loại hải sản dễ “ngậm” hóa chất nhất người tiêu dùng nên biết.

Mực đông lạnh ươn thối tẩy trắng thành mực tươi trắng giòn ngon mắt

Nhiều bà nội chợ mong muốn mua được món mực tươi ngon về cải thiện bữa ăn cho gia đình mà không biết rằng người bán hàng đã phù phép mực ôi thối sau khi ngâm hóa chất công nghiệp sẽ bị “bào mòn” một nửa, từ màu đen xám và bốc mùi, mực trở nên trắng, giòn trước khi đưa ra thị trường.

Tin tức trên báo An Ninh Thủ Đô, sáng 26/11, tổ công tác Đội CS phòng chống tội phạm về môi trường CAQ Long Biên, Hà Nội, phối hợp cùng CAP Long Biên, bất ngờ kiểm tra hành chính ngôi nhà cấp 4 ở phố Thạch Cầu, tổ dân phố số 2 phường Long Biên.

Gọi là nhà, nhưng thực chất đây là xưởng chế biến mực với dây chuyền rất thô sơ, mất vệ sinh. Mực bị vứt lăn lóc dưới đất, cho vào nước giã đông và tẩy trắng bằng muối, sau đó được ướp tủ đá chờ mang đi tiêu thụ. Nước thải sơ chế mực được đổ thẳng ra khoảnh đất trống gần đó, gây ô nhiễm môi trường.

Chủ xưởng sơ chế mực là Ngô Văn Yên, 39 tuổi, trú tại phường Long Biên. Ông Yên xuất trình hóa đơn nhập khẩu mực, nhưng địa chỉ đơn vị liên quan lại ở… đường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng. Kết thúc buổi kiểm tra, lực lượng chức năng lập biên bản 2 lỗi vi phạm đối với cơ sở này, là không có đăng ký kinh doanh và không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa. Toàn bộ số mực đã bị tịch thu, tiêu hủy.

Đây không phải lực lượng chức năng Hà Nội bắt “tại trận” các cơ sở “phù phép” mực thối, mực đông lạnh thành mực tươi ngon nhờ hóa chất.

Chiều 4/9/2014, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an quận Tây Hồ, Hà Nội) phối hợp với Công an phường Yên Phụ kiểm tra hành chính cơ sở ngâm tẩm, tẩy trắng cá mực bằng hóa chất tại địa chỉ ngõ 76 An Dương, phường Yên Phụ.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện một lượng lớn mực bốc mùi hôi thối đang được các công nhân đổ ra nền xi măng sơ chế, bóc lớp vỏ đen xám. Bên cạnh, cảnh sát phát hiện nhiều thùng phuy ngâm cá mực.

Khu sơ chế cá mực này được dựng tạm ngoài bãi sông Hồng, quây bạt, ruồi nhặng bu kín xung quanh. Chủ cơ sở Đỗ Thị Lan (32 tuổi, ở Cát Bi, Hải Phòng) khai không có giấy phép đăng ký kinh doanh.

Theo lời chủ cơ sở, toàn bộ số mực mua với giá 15.000 đồng một kg, sau khi dùng hóa chất ngâm tẩy trắng sẽ bán ra thị trường giá 60.000 đồng mỗi kg. Trung bình cơ sở này bán từ 300-500 kg mực ngâm tẩm hóa chất ra các chợ đầu mối.

Chị Lan cho hay số cá mực kém chất lượng này nhập về từ Hải Phòng. Sau khi đưa vào xưởng, chủ cơ sở “phù phép” mực hôi thối trở nên trắng phau, rồi đưa ra chợ Long Biên (quận Ba Đình) tiêu thụ.

Theo cơ quan điều tra, mực ống đông lạnh thường được nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường biển Hải Phòng hoặc Quảng Ninh về Hà Nội và có thể đưa sâu vào tận miền Nam tiêu thụ.

Mực mặc dù đã rã đông nhũn, nhớt, bốc mùi thối… nhưng sau khi bị “phù phép” lại giòn, trắng và sạch mùi trở lại. Lý do hàng được nhập lậu vì bên Trung Quốc giá chỉ rẻ bằng một nửa so với thủy sản nuôi trong nước.

2 món hải sản dễ ‘ngậm’ hóa chất nhất chợ - Ảnh 1

Mực bốc mùi hôi thối đổ dưới nền xi măng chờ sơ chế.

Theo khuyến cáo của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, thực phẩm hết hạn sử dụng nếu tìm cách “đánh lận con đen” như dùng hoá chất làm tươi bề ngoài thực phẩm ươn thối thì chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dùng, bởi thực phẩm đã hỏng thì không thể thu hồi dinh dưỡng lại được, đã vậy hoá chất sẽ đọng lại, ăn phải rất nguy hiểm.

ThS. Trần Trọng Vũ, Giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, đại học Công nghệ Sài Gòn cho biết: Ôxy già (hydro peroxide – H2O2) là hoá chất có tính ôxy hoá rất mạnh, nó có khả năng tẩy trắng và sát khuẩn. Theo danh mục phụ gia cho phép sử dụng của bộ Y tế (Quyết định 3742/2001/QÐ-BYT), thì không có ôxy già, nói cách khác ôxy già không được phép sử dụng trong thực phẩm.

Tuy nhiên, trên thực tế một số cơ sở sản xuất thuỷ sản vẫn sử dụng một số chất tẩy trắng có chứa thành phần ôxy già để tẩy trắng hải sản như mực, tôm… Theo IARC (cơ quan Nghiên cứu về ung thư quốc tế), ôxy già được xếp vào nhóm ba, nhóm các chất không có khả năng gây ung thư.

Ở đây, việc ôxy già có tác dụng tẩy trắng và tác dụng đối với sức khoẻ là hai khía cạnh hoàn toàn khác, thậm chí có một số trường hợp tẩy trắng mang nguy cơ cho sức khoẻ do người tiêu dùng khó nhận biết thực phẩm đã hư hỏng.

Thực tế, nếu các loại hoá chất sử dụng là hoá chất công nghiệp thì còn có nguy cơ nhiễm các chất độc khác. Ðiều đáng nói là quy trình tẩy trắng hải sản quá đát bằng hoá chất ngày càng tinh vi, người tiêu dùng không dễ nhận biết nên dễ gây ngộ độc thực phẩm.

Ôxy già hoà tan rất tốt trong nước, dễ bị rửa trôi và sau khi tham gia phản ứng ôxy hoá khử, nó tạo thành nước và hầu như không còn tồn dư trong sản phẩm. Nhưng nếu tồn dư lượng lớn trong thực phẩm, ăn phải sẽ tác động đến hệ thần kinh, gây buồn nôn, xây xẩm.

Ngoài ra, nó tác động đến niêm mạc đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Như vậy, ôxy già chỉ gây tổn thương nếu chúng ta tiếp xúc với dung dịch nồng độ cao, khi đó có thể nó sẽ gây cháy da, tổn thương niêm mạc… còn trong trường hợp sản phẩm qua xử lý bằng ôxy già và không còn tồn dư ôxy già, có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người hay không thì chưa có báo cáo xác nhận.

Hải sản tươi nói chung và mực nói riêng có màu sắc tự nhiên, thịt có độ đàn hồi tốt. Trong khi đó, với mực đã chết, ươn thì việc tẩy bằng ôxy già chỉ giúp tẩy mùi và làm mực trắng hơn chứ không thể giúp cấu tạo cơ thịt trở lại trạng thái chắc, đàn hồi, phẩm chất thịt ngon như đồ tươi được.

Cách chọn mua mực tươi:

Mực có rất nhiều loại như mực nang, mực ống, mực sim, mực trứng…

Đối với mực nang, khi chọn mua mực tươi bạn nên chọn con to, dày mình, trắng trong, thịt chắc, không bị nát, lớp màng màu nâu phải bao quanh đều toàn thân.

Đối với mực ống, hãy chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ.

Chú ý quan sát, mực ôi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.

2 món hải sản dễ ‘ngậm’ hóa chất nhất chợ - Ảnh 2

Tôm khô tự nhiên và tôm khô nhuộm hóa chất.

Tôm thối nhuộm phẩm màu thành tôm khô bán với giá cao

Không chỉ với mực được “phù phép”, vì lợi nhuận nhiều gian thương cũng đã tẩm phẩm mầu có chứa hóa chất “biến” tôm thối thành tôm khô bắt mắt, thu hút người mua, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam, bà Huỳnh Hồng Nga (Phó Cục trưởng Cục quản lý chất lượng về Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế) cho biết: “Nếu các doanh nghiệp sản xuất tẩm phẩm màu có chứa hóa chất công nghiệp độc hại vào sản phẩm thì sẽ gây hại cho gan và thận người sử dụng. Vì hóa chất tạo mầu thường là chất vô cơ độc hại, sẽ phát bệnh sau một thời gian dài sau khi sử dụng…”.

Một số chuyên gia y tế cảnh báo, để phòng ngừa tác hại của thực phẩm có nhuộm phẩm màu, người tiêu dùng nên mua thực phẩm biết rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, có chứng nhận chất lượng sản phẩm, có nhãn mác của nhà sản xuất… Nếu thấy cơ thể suy giảm sức khỏe thì nên đến ngay các trạm y tế để được chăm sóc kịp thời.

An Nhiên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.