ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
5 vũ khí lợi hại hàng đầu của nền quốc phòng Việt Nam
Thursday, December 4, 2014 3:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong những năm gần đây, Việt Nam đã bổ sung một lượng đáng kể các vũ khí hiện đại để tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc.

Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK

Từ năm 2003, Việt Nam đặt mua 4 chiếc Su-30MK cùng vũ khí, phụ tùng từ Nga với giá 120 triệu USD. Hợp đồng này đã hoàn thành vào năm 2004. Sau đó, vào năm 2009 và 2010, Việt Nam lại ký với Nga 2 hợp đồng mua Su-30MK2 kèm vũ khí phụ tùng. Hợp đồng năm 2009 mua 8 chiếc không bao gồm vũ khí với giá 400 triệu USD, hợp đồng năm 2010 mua 12 chiếc gồm cả vũ khí và phụ tùng với giá 1 tỷ USD. Tất cả các hợp đồng này đã được hoàn thành vào cuối năm 2012.

5 vũ khí lợi hại hàng đầu của nền quốc phòng Việt Nam - Ảnh 1

Một chiếc Su-30 của Việt Nam.

Ngoài ra, cuối năm 2013, hãng tin Interfax cho biết Việt Nam lại đặt mua thêm 12 chiếc máy bay Su-30MK2 nữa.

Như vậy, tính đến hiện tại, Việt Nam đã có 24 chiếc máy bay Su-30MK2 (như vậy là tương đương 2 trung đoàn). Khi hợp đồng năm 2013 được hoàn thành trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có 36 chiếc máy bay Su-30MK2.

Máy bay Su-30MK2 là tiêm kích đa năng có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau: tấn công mặt đất, tấn công mục tiêu trên biển, không chiến.

Máy bay mang được tổng cộng 8 tấn vũ khí gồm tên lửa hoặc bom dưới 12 giá treo dưới cánh và thân. Ngoài ra nó cũng có 1 pháo tự động cỡ nòng 30mm với cơ số đạn 150 viên để dùng trong không chiến khi đã bắn hết tên lửa.

Trong thời gian gần đây, máy bay Su-30MK2 đã tích cực tham gia các cuộc diễn tập quân sự. Gần đây nhất là cuộc diễn tập của Sư đoàn 312 và Sư đoàn 324 đều có sự tham gia của máy bay Su-30 trong vai trò ném bom vào các mục tiêu giả định để hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh.

Khi tác chiến trên biển, máy bay Su-30MK2 có khả năng mang 2 tên lửa hành trình chống tàu Kh-31. Tên lửa này có tầm bắn xa 50 km và đầu đạn nặng gần 100 kg.

Tên lửa phòng không S-300

Phòng không trong chiến tranh hiện đại là yếu tố cực kỳ quan trọng. Trong những cuộc chiến tranh gần đây như ở Iraq, Afghanistan, Mỹ và đồng minh đã sử dụng các đợt không kích ồ ạt để làm “mềm” chiến trường trước khi đổ bộ binh vào đánh đòn quyết định.

Đảm bảo sống sót sau các màn dạo đầu bằng không kích của đối phương là một thắng lợi bước đầu trong chiến tranh hiện đại.

5 vũ khí lợi hại hàng đầu của nền quốc phòng Việt Nam - Ảnh 2

Tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam.

Việt Nam trong quá khứ đã nổi tiếng có hệ thống phòng không nhiều tầng nhiều lớp và hiệu quả. Điều đó phản ánh qua thắng lợi của chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972. Khi đó, bằng các tên lửa Sam-2, bộ đội Việt Nam đã bắn rơi được các máy bay B-52 rất hiện đại của Mỹ.

Hiện nay, lực lượng phòng không Việt Nam đang được nâng cấp đáng kể. Ngoài các tên lửa Sam, chúng ta đã mua các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga.

Tổ hợp này được cho là có khả năng tiêu diệt được cả các máy bay tàng hình. Radar của nó có khả năng theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và bám chặt 12 mục tiêu trong số đó. Theo Wikipedia, ở các phiên bản S-300PMU1/2 trở về sau, radar được tăng cường, có khả năng theo dõi đồng thời 300 mục tiêu và bám sát chặt 72 mục tiêu trong đó.

Thời gian triển khai một tổ hợp S-300 chỉ mất 5 phút. Toàn bộ tổ hợp tên lửa đặt trên các xe phóng cho nên rất cơ động. Với tính năng đó, người lính phòng không có thể di chuyển tổ hợp đến trận địa thích hợp để phóng tên lửa rồi lại di chuyển tiếp để tránh bị đối phương phản kích tiêu diệt.

Theo các phương tiện truyền thông trong nước, hiện tại Việt Nam đã sở hữu 2 tổ hợp tên lửa phòng không S-300. Sau một thời gian huấn luyện, tổ hợp tên lửa phòng không S-300 đã được đưa vào tham gia trong đợt diễn tập quân sự đầu năm 2012 tại trường bắn TB-1. Đây là sự kiện đánh dấu bước trưởng thành của bộ đội phòng không Việt Nam trong việc nắm bắt kỹ thuật loại tên lửa này.

Tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P

Đây là hệ thống phòng thủ bờ biển được đánh giá rất cao trên thế giới. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu ở xa đến 300km và bảo vệ một tuyến bờ biển dài 600 km chỉ với một tổ hợp.

Mỗi tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion-P gồm 4 xe phóng, mỗi xe mang 2 tên lửa, cùng với 1 hoặc 2 xe điều khiển cùng 4 xe chở đạn. Cả kíp chiến đấu này có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút.

5 vũ khí lợi hại hàng đầu của nền quốc phòng Việt Nam - Ảnh 3

Một xe phóng tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P của Việt Nam.

Đạn sử dụng của tổ hợp này là tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Oniks có tầm bắn xa khoảng 300 km. Tên lửa được cho là có thể tiêu diệt các chiến hạm, tàu tên lửa, tàu tuần tra cao tốc và thậm chí cả tàu sân bay.

Cho đến hiện tại mới chỉ có 3 nước sử dụng tổ hợp phòng thủ này là Nga (nước sản xuất), Syria và Việt Nam. Theo các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài nước, Việt Nam hiện sở hữu 2 tổ hợp Bastion-P với 40 quả tên lửa theo hợp đồng mua của Nga với giá 300 triệu USD.

Tàu ngầm Kilo 636

Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636 của Nga. Các tàu ngầm Kilo được giới chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất.

Tàu sử dụng tên lửa 3M-54E Club-S. Tên lửa này vừa có thể bắn các mục tiêu tàu thuyền vừa có thể tấn công mục tiêu cố định trên mặt đất.

5 vũ khí lợi hại hàng đầu của nền quốc phòng Việt Nam - Ảnh 4

Một tàu ngầm Kilo 636.

Với tầm bắn khoảng 200 km của tên lửa 3M-54E, tàu Kilo không cần phải tới gần các khu vực mục tiêu để phóng tên lửa. Điều đó giúp nó không phải đối mặt với những mối nguy hiểm của các loại thiết bị săn ngầm của tàu mặt nước hay các bãi mìn, thủy lôi ở gần các mục tiêu như bến cảng…

Việc Việt Nam đầu tư xây dựng lực lượng tàu ngầm được giới quan sát nước ngoài đánh giá là thông minh. Tạp chí Diplomat của Nhật Bản nhận xét rằng việc Việt Nam xây dựng lực lượng tàu ngầm sẽ tăng cường đáng kể cho chiến thuật chống xâm nhập của chúng ta.

Trong những năm qua, công nghệ săn ngầm đã khá phát triển. Các cường quốc quân sự đều liên tục cải tiến thiết bị để giúp phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm. Tuy nhiên, ngược lại công nghệ tàu ngầm cũng ngày càng phát triển. Người ta ngày càng thiết kế tàu ngầm chạy êm hơn, vũ khí trang bị hiện đại hơn, tầm bắn xa hơn để tàu có thể bắn các mục tiêu từ bên ngoài khu vực phòng thủ của các mục tiêu đó.

Một vấn đề nữa là qua vụ Thụy Điển tìm kiếm tàu ngầm lạ cách đây ít lâu đã cho thấy những nhược điểm của các công nghệ săn ngầm hiện tại. Hồi giữa tháng 10, Thụy Điển công bố 1 bức ảnh chụp 1 đối tượng mà họ nghi là tàu ngầm nước ngoài ở trong vùng biển của họ.

Thụy Điển đã huy động rất nhiều phương tiện tìm kiếm gồm cả tàu và máy bay săn ngầm nhưng sau 1 tuần vẫn không có kết quả nào. Sau vụ việc, báo Telegraph của Anh có một bài phân tích cho rằng các công nghệ săn ngầm hiện tại vẫn còn nhiều điểm yếu. Chẳng hạn khó phát hiện tàu ngầm ở những vùng nước ven bờ ồn ào hoặc các tàu săn ngầm vẫn không thể nào bao quát hết mà vẫn có những vùng lõm trong đó sóng thủy âm không tới được.

Bởi vậy, trong thời gian tới đây, tàu ngầm vẫn là một vũ khí chưa dễ khắc chế. Với số lượng không lớn nhưng 6 tàu ngầm Việt Nam sẽ là vũ khí răn đe rất hiệu quả ở Biển Đông.

Tinh thần bảo vệ tổ quốc của người Việt

Vũ khí sau cùng và cũng là lợi hại nhất trong nền quốc phòng Việt Nam chính là ý chí chiến đấu và lòng yêu nước của người Việt Nam nói chung và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng.

Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã chứng minh tinh thần và sức sáng tạo của người lính là yếu tố rất quan trọng và thậm chí quyết định thắng bại trên chiến trường.

5 vũ khí lợi hại hàng đầu của nền quốc phòng Việt Nam - Ảnh 5

Yếu tố con người là chìa khóa liên kết các vũ khí và quyết định sức mạnh tổng hợp của Việt Nam.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã tổng kết một câu: “Dám đánh Mỹ, biết đánh Mỹ và quyết thắng Mỹ”. Đầu tiên phải dám đánh thì mới có tâm thế để suy nghĩ tìm kiếm các lối đánh phù hợp. Có lối đánh phù hợp cộng với quyết tâm chiến thắng là một kinh nghiệm đã chứng minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trước đó, trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp đã chứng minh dù vũ khí thô sơ nhưng chỉ cần có con người có ý chí, được giác ngộ và có quyết tâm thì vũ khí thô sơ cũng trở nên lợi hại. Theo hồi ký Từ Đồng Quan đến Điện Biên Phủ của Đại tướng Lê Trọng Tấn, trước năm 1950, trang bị của bộ đội Việt Nam vẫn còn rất thô sơ. Các lính xung kích vẫn còn phải cầm những ngọn mác (giáo) gọi là mác búp đa, chỉ một số người được trang bị súng. Tuy vậy, từ năm 1946 đến 1950, quân Pháp với máy bay, xe tăng và rất nhiều vũ khí hiện đại song không những không đánh bại được quân đội ta mà còn bị ta dồn vào thế bị động.

Người Việt Nam có tinh thần yêu nước đã được hun đúc trong hàng ngàn năm đấu tranh chống ngoại xâm. Do vậy, trong bất kỳ thời kỳ nào, người Việt Nam đều có lòng yêu nước nồng nàn và ý chí bảo vệ tổ quốc. Đó chính là chìa khóa để liên kết và phát huy tất cả những vũ khí có trong tay.

Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.