ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Chiến thuật hiện đại nhất của Mỹ đã bị Việt Nam khắc chế thế nào?
Wednesday, December 17, 2014 17:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Dựa vào ưu thế về vũ khí, Mỹ đã áp dụng chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận ở miền Nam Việt Nam nhưng các chiến thuật hiện đại này đều bị quân đội ta đánh bại bằng mưu trí.

Thiết xa vận thất bại

Trong những năm đầu thập niên 1960, thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ đã viện trợ cho quân đội VNCH nhiều xe tăng, xe bọc thép cùng với trực thăng để sử dụng chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận. Dựa vào ưu thế cơ động của phương tiện, mỗi khi phát hiện các đơn vị quân giải phóng, họ sẽ cho trực thăng đổ quân bao vây chiến trường sau đó gọi thiết giáp đến giải quyết chiến trường.

Trong một thời gian nhất định, chiến thuật này có gây cho quân ta những khó khăn và thiệt hại nhưng sau một thời gian nghiên cứu và đặc biệt có tin tình báo của Phạm Xuân Ẩn, quân ta đã hiểu rõ chiến thuật này và đề ra được chiến thuật đối phó.

Chiến thuật hiện đại nhất của Mỹ đã bị Việt Nam khắc chế thế nào? - Ảnh 1

Binh lính Mỹ và xe thiết giáp M113 ở chiến trường Việt Nam.

Đầu năm 1963, trận Ấp Bắc diễn ra đã đánh dấu việc quân ta phá được chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận. Theo Wikipedia, ngày 8/1/1963, nắm được tin tình báo ở Ấp Bắc (thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay) có một điện đài của Quân giải phóng với khoảng 100 du kích bảo vệ, Sư đoàn 7 của quân VNCH được lệnh hành quân tiêu diệt.

Đơn vị này đã cử đi tổng cộng 3 tiểu đoàn và 3 đại đội bộ binh cùng 1 chi đoàn thiết giáp. Ngoài ra còn có 8 máy bay tiêm kích, 20 trực thăng đổ quân, 11 máy bay quan sát và 13 tàu xuồng các loại cùng 1 tiểu đoàn pháo binh. Tổng quân số 1800 người có cố vấn Mỹ chỉ huy.

Tuy nhiên, tin tình báo của Mỹ là sai, Quân Giải phóng miền Nam ở đây có 2 đại đội bộ binh và khoảng 30 du kích Ấp Bắc với hỏa lực chi viện là 1 khẩu súng cối 60mm. Dẫu là sai nhưng lực lượng Mỹ và VNCH vẫn đông hơn Quân Giải phóng nhiều lần.

Khi trận đánh nổ ra, các trực thăng của Mỹ bị hỏa lực mặt đất bắn lên dữ dội khiến 14 trong số 15 chiếc trực thăng ở vùng chiến bị trúng đạn trong đó có 4 chiếc rơi tại chỗ.

Chiến thuật hiện đại nhất của Mỹ đã bị Việt Nam khắc chế thế nào? - Ảnh 2

Bộ binh Mỹ ngồi trên xe thiết giáp M113 trong một cuộc hành quân ở miền Nam Việt Nam.

Dưới mặt đất, các thiết giáp của quân đội VNCH cũng không phát huy được nhiều tác dụng. Những người lính giải phóng đã chiến đấu dũng cảm và họ đã được huấn luyện các khắc chế thiết giáp bằng vũ khí nhẹ. Một danh sách các điểm yếu của xe bọc thép đã được liệt kê để phục vụ huấn luyện, chẳng hạn: người bắn súng máy trên đỉnh xe đứng sau giá súng để lộ từ thắt lưng trở lên hoặc có thể bắn trúng người lái xe qua khe ngắm. Các chiến sĩ dũng cảm có thể chạy gần rồi ném lựu đạn lên nóc xe.

Kết quả trận đánh nằm ngoài tưởng tượng của người Mỹ. Sau 5 đợt xung phong, họ không tiêu diệt được đối phương mà bản thân họ chịu thiệt hại nặng. Hơn 80 binh sỹ thiệt mạng cùng hơn 100 người khác bị thương. Thiệt hại về vũ khí với 5 trực thăng rơi và 3 thiết giáp cháy. Trong khi đó đối phương chỉ có 18 người thiệt mạng và 39 người bị thương. Trận Ấp Bắc rõ ràng đã mở đầu cho sự phá sản của chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận.

Trực thăng vào bẫy

Thất bại ở Ấp Bắc là rõ ràng nhưng với người Mỹ, họ ngụy biện bằng cách đổ cho quân VNCH đánh tồi. Nhưng cuối năm 1965, khi lặp lại trò trực thăng vận, chính quân Mỹ đã nếm đòn đau.

Theo hồi ký Chiến trường mới của cố Thượng tướng Nguyễn Hữu An, trong chiến dịch sông Sa Thày ở Tây Nguyên tháng 10 năm 1965, quân Mỹ đã nếm mùi thất bại khi ỷ vào trực thăng.

Hồi ấy, để đối phó với chiến thuật đánh điểm diệt viện của ta, quân Mỹ hay dùng trực thăng đổ quân xuống phía sau lực lượng phục kích của ta. Có nghĩa là nếu ta bao vây cứ điểm nào thì địch dùng trực thăng đổ quân xuống phía sau lưng lực lượng bao vây của ta để ứng cứu.

Chiến thuật hiện đại nhất của Mỹ đã bị Việt Nam khắc chế thế nào? - Ảnh 3

Trực thăng UH-1 của Mỹ đổ quân trong thời chiến tranh ở Việt Nam.

Trò đó của địch quân ta gọi là chiến thuật cóc nhảy. Tương kế tựu kế, trong chiến dịch sông Sa Thày, quân ta đã mở một loạt trận đánh để dẫn dụ địch đến cái ổ phục kích do ta dày công dựng sẵn.

Theo hồi ký của tướng An, ngày 19/10, mở màn chiến dịch, một phân đội thuộc trung đoàn 320 đã bao vây “chọc tức” bọn đồn trú ở Plây-giê-răng. Lập tức một đại đội thuộc sư đoàn bộ binh Mỹ số 4 đổ quân xuống sau lưng quân ta cách khoảng 3 km.

Địch đổ quân xuống xong thì một đại đội của ta nằm sau chúng khoảng 2km vận động tập kích chúng ngay trong đêm. Hôm sau địch lại dùng trực thăng đổ thêm quân để bọc hậu đơn vị ta. Cứ như thế trung đoàn 320 và trung đoàn 66 đã đánh hàng chục trận để dụ địch vào điểm do ta chọn.

Nhằm không cho quân ta thoát qua biên giới Campuchia, quân Mỹ dùng trực thăng đổ một tiểu đoàn xuống sát biên giới. Trước khi đổ quân Mỹ cho B-52 ném bom dọn sạch một khu vực rộng khoảng 5km. Ngẫu nhiên là khu vực Mỹ chọn nằm gọn trong khu ta đã chọn cho chúng, được gọi là C1.

Chiến thuật hiện đại nhất của Mỹ đã bị Việt Nam khắc chế thế nào? - Ảnh 4

Đúng 10h ngày 25/10 địch bắt đầu đổ quân xuống “C1”. Ở xung quanh, các khẩu cối 120mm của ta đã lấy phần tử bắn từ trước, chờ cho địch đổ quân được 10 phút thì bắt đầu bắn. Cùng lúc 4 khẩu cối bắn trùm lên đội hình địch.

Trên đài quan sát, tướng An mô tả: “Trận bão đạn pháo nổ như sấm sét trùm kín bãi đất bằng phẳng nơi bọn Mỹ vừa đặt chân xuống. Sự bất ngờ khủng khiếp hơn tất cả mọi khửng khiếp mà chúng có thể tưởng tượng được. Trên đài quan sát ta nhìn rõ, sau từng đám khói tan, bọn lính Mỹ chết đè lên nhau, những tên còn sống chạy hoảng loạn không có nơi trú ẩn”.

Sau khi cối bắn, trung đoàn 88 đã phục sẵn xung quanh, tổ chức thành 3 mũi tiến công vào thu dọn chiến trường. Đám lính còn sống sót gọi cho máy bay yểm trợ. Hai bên kịch chiến suốt đêm 25/10. Quân ta xông lên giáp lá cà bằng lưỡi lê và lựu đạn làm quân địch càng thêm rối loạn. Trong cơn tuyệt vọng, chỉ huy Mỹ bất chấp có cả binh sỹ bên mình, đã gọi máy bay ném bom trùm lên trận địa.

Trong khi đó, ở vòng ngoài, trung đoàn 66 cũng tích cực đánh quân cứu viện, không cho bọn thám báo và các đại đội lẻ của địch đến gần khu vực C1. Bị thiệt hại nặng nề, sợ sẽ bị xóa sổ cả tiểu đoàn, quân Mỹ rút chạy khỏi C1. 7h sáng 26/10, 20 chiếc trực thăng liều chết đáp xuống bãi C1 để bốc đám tàn quân về căn cứ. Cùng với đó, những đại đội, tiểu đoàn bị xé lẻ thuộc sư đoàn bộ binh Mỹ số 4 bị rải ra suốt chiều dài từ đồn Plây-giê-răng tới “Cl” gần 60 km cũng lần lượt phải rút chạy bằng trực thăng.

Trần Vũ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.