ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
ChÚng Ta RẺ RÚng ĐẾn ThẾ NÀo?
Sunday, December 21, 2014 8:19
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

1. Trước giờ ra sân bay quay lại SG, anh phóng viên bên VNN chạy qua gặp mình, bảo lý do anh muốn gặp em và phải gặp em cho bằng được là anh rất muốn biết, em viết cái thư cho bác Bộ trưởng để tạo scandal vì sắp ra mắt sách đúng không? Nếu đây là câu hỏi cho bài báo thì mình chẳng thấy ngạc nhiên gì. Nhưng ảnh bảo nó xuất phát từ sự tò mò của chính bản thân anh chứ không phải mục đích viết báo.
Mình không biết anh có thấy sự thất vọng hiện ra trên gương mặt mình lúc đó không. Nhưng về nhà mình suy nghĩ hoài. Mình lật từ điển ra tra. Tra cả hàng chục lần ấy. Sách định nghĩa thế này: “Scandal is an action or event regarded as morally or legally wrong and causing general public outrage” – tức là một sự việc/hành đồng vi phạm đạo đức hoặc trái pháp luật gây phẫn nộ cho công chúng. Mình thắc mắc, cái thư mình viết cho bác Bộ trưởng có vi phạm đạo đức không, có trái pháp luật để công chúng phải phẫn nộ không? Sao bây giờ hở ra cái gì người ta cũng gọi đó là tạo scandal để nổi tiếng?
Mình thấy buồn rồi cười. Người ta hay gọi đó là buồn cười. Anh phóng viên đọc được gì, nghĩ được gì? Sao khi đọc 1 bức thư người ta chỉ chú tâm vào mục đích của người viết thư mà không quan tâm đến nội dung bức thư nói gì. Lạ nhỉ!
2. Cũng hôm trước thôi, một chị phóng viên khác phỏng vấn mình. Mình dành thời gian nói chuyện với chị như hai chị em, nhưng chắc mình nói nhiều quá nên chị không có thời gian xả băng ghi âm, cũng không nhớ rõ mình nói những gì.
Dĩ nhiên chị không viết xấu về mình. Nhưng chị ca ngợi mình lên tận mây xanh. Và hình như thấy mình chưa đủ tầm lâm li bi đát hay sao ấy, nên chị phải bơm vào. Chị viết trong bài, kể chuyện mình qua Ấn Độ, ban ngày đi học, buổi tuối đi làm bồi bàn cho nhà hàng để có tiền trang trải cuộc sống. Một sự thêm thắt tưởng chừng không có gì nguy hiểm nhưng còn nguy hiểm hơn cả việc nói xấu mình. Mình nghĩ, nếu các bạn ở Ấn Độ của mình đọc được bài viết này, rồi lại bảo mình nói điêu, rồi lại dậy sóng như vụ Huyền Chip không đi được 25 nước thì thế nào?
Mình đã phát biểu rất nhiều lần, mình không thích đi bừa, nên lúc đi mình đã tính toán trước rằng với số tiền tiết kiệm trong túi, mình có thể sống lay lắt được ở nước ngoài trong 6 tháng mà không cần phải xin làm thêm bất kỳ công việc gì. Thế nên mỗi ngày, mình chỉ ăn 3 quả trứng và 6 lát bánh mì sandwich để sống. Thế nên khi ở Nepal, bố nuôi mình hỏi, con còn tiền không, bố gửi cho một ít mà xài. Mình không còn tiền nhiều, nhưng mình đã bảo, bố à, đây là quyết định của con, là cuộc đời của con. Một khi đã quyết định đi thì con sẽ chịu trách nhiệm với quyết định của mình chứ không phải đi bừa rồi đến lúc túng thiếu lại cầu xin sự giúp đỡ.
3. Cũng một chị khác hẹn mình phỏng vấn cho số báo Tết. Chị đến, bật điện thoại ra ghi âm. Chị bắt đầu hỏi mình những câu hỏi đã cũ mèm. Khi mình trả lời thì chị chúi mặt xuống máy tính gõ lạch cạch làm việc của chị, mình trả lời xong chị lại quay mặt lên hỏi tiếp và hỏi xong lại chúi mặt vào máy tính chẳng buồn quan tâm xem mình nói gì.
Mình thấy sao mà kỳ, phỏng vấn gì mà phóng viên chỉ đến đọc cho hết câu hỏi và chẳng quan tâm nhân vật trả lời thế nào. Về nhà, chị gửi email hỏi lại những câu hỏi mình đã trả lời chị trong cuộc hẹn phỏng vấn. Mình bảo mình không có thời gian trả lời và chị hủy bài đi vì mình không có nhu cầu lên báo. Chị có thể giận, có thể bảo mình chảnh chó hoặc không OK. Nhưng cứ chiều lòng chị để trả lời như thế, em thấy mình rẻ rúng lắm chị ạ.
4. Hôm kia lại được mời đi quay talk show. Talk thì cũng chỉ có một chủ đề để nói thôi, chuyện bão tuyết, chuyện ông bộ trưởng. Mình bảo cô bạn làm trong đài, vấn đề này nói đi nói lại nhiều rồi, chán lắm, thôi đừng làm nữa. Bạn bảo thì kênh của bạn khác, mà chương trình cũng lên cả rồi, nên cố gắng lên quay cho bạn.
Mình lên quay, bắt taxi từ Q2 lên Võ Thị Sáu rồi đi về lại hết 500K. Quay xong thì mình đi ra, chị biên tập đưa mình 500K tiền bồi dưỡng (bằng 1/5 tiền họ trả cho MC). Mình đi về mà buồn. Mình nghĩ, có khi nào họ nghĩ, mình muốn lên truyền hình nên mới đưa cho mình số tiền bồi dưỡng rẻ bèo ấy không. Mình lại thấy mình rẻ rúng thế nào ấy.
6. Mình chưa bao giờ chạy lại năn nỉ một ai phỏng vấn mình. Mình cũng biết các bạn tìm đến phỏng vấn mình chưa chắc xuất phát từ nguyên do có thiện cảm với mình. Nhưng vì các bạn bị áp lực bài vở, không có bài thì không có nhuận bút nên các bạn cứ túm được ai thì túm thôi.
Mình thấy các báo cứ tung hô mình nào là “Hành trình sống sót diệu kỳ của cô gái Việt”, “24h thoát chết kỳ diệu của cô gái Việt”. Mình thấy các kênh truyền hình quay mình đều giới thiệu mình là cô gái dũng cảm, dám nghĩ dám làm. Nên mình đồng ý xuất hiện. Xuất hiện để nói với mọi người rằng, bạn leo lên cái núi cao 6000m ấy, chẳng phải là bạn giỏi giang đâu. Những người phụ nữ ở nhà chịu đững chồng con họ giỏi giang hơn nhiều.
Xuất hiện cũng để nhắc nhở mọi người rằng, cái chuyện mình viết thư cho bác Bộ trưởng ấy cũng chẳng có gì dũng cảm đâu. Vì ở Việt Nam anh hùng bàn phím không thiếu gì. Nhưng mình mong mỗi người góp một tiếng nói. Như chuyện bạn đói mà không nói cho mẹ biết vì nghĩ mẹ chưa nấu cơm, có nói cũng bằng thừa, thì làm sao biết mẹ có cái bánh mì đang giấu trên kệ bếp.
Đi đâu mình cũng nói thế. Lên báo nào, đài truyền hình nào mình cũng nói thế. Nhưng mình không biết các báo đài có hiểu mình không. Mình cũng không biết có ai nghe mình không. Hay ai cũng bảo con bé này có đút lót tiền cho báo chí không mà cứ thấy xuất hiện hoài.
7. Mình nghĩ về câu chuyện của chị mình. Chị gần 40 nhưng lớn lên ở trường dòng nên không biết nói bậy. Chị đi làm. Một hôm nhân viên chở chị đi thì bị quẹt xe. Một ông chửi anh nhân viên: đi đứng gì “như kẹt” vậy hả mầy? Chị không hiểu gì thì quay sang hỏi anh nhân viên “ đi đứng như kẹt” là đi đứng như thế nào?
Anh nhân viên trả lơi, “như kẹt” là hai xe bị va vào nhau đó chị. Chị hiểu ra thì quay sang bảo anh nhân viên, lần sau em đừng chạy xe “như kẹt” vậy nữa, không là bị người ta chửi đấy! Chị không biết chị đang nói bậy. Nhưng người ta nghe lại nghĩ chị nói bậy sỏi đời lắm. Nên khi chị giải thích chị không biết nói bậy thì chả ai tin. Đôi khi, để ai đó tin không phải cứ nói đúng sự thật là được mà là có nói được điều người ta muốn nghe hay không.
8. Mình lại nhớ về câu chuyện “Cải ơi” của chị Tư. Chuyện kể, lúc Cải mười ba tuổi, một bữa mê chơi làm mất đôi trâu, sợ đòn, Cải trốn nhà. Cả nhà tong tả đi tìm nhưng mãi Cải không quay lại. Vợ ông Năm Nhỏ ôm cái áo Cải khóc, bảo, chắc là ông để bụng chuyện nó là con của chồng trước nên ngược đãi, hà khắc, đuổi xua. Ông Năm Nhỏ đau mà không nói được một lời nào. Ông khăn gói bỏ nhà đi tìm Cải về cho bằng được. Suốt 12 năm ròng, đi đâu ông cũng gọi Cải ơi. Ông xin làm sai vặt trong đoàn ca múa nhạc, để trước giờ diễn, ông mượn cái micro nói vài câu “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con…”.
Ông đi bán kẹo kéo cũng chỉ để cầm cái mic nói câu nhắn tìm con ở mỗi quán nhậu. Rồi khi cố mọi cách mà không được, ông nghĩ cách để được lên tivi. Vì ông nghĩ lên tivi thì ông sẽ nhắn tìm con được. Ông muốn nhắn đứa trẻ bỏ nhà rằng, về đi con ơi, đôi trâu có xá gì…
Có lần, ông đậu xe kẹo đầu chợ, thấy người ta làm phim vụ lấn chiếm lòng lề đường, người hốt thúng mủng cá rau bỏ chạy, ông sướng rơn lăng xăng chạy tọt chỗ này ló mặt đằng kia, mấp máy câu “Cải ơi…” (mà vô phim người ta đã xóa mất tiếng còn đâu).
Nên ông bèn nghĩ ra cách ăn trộm để được lên tivi. Ông đi trộm trâu rồi bị bắt. Người ta đưa ông lên ấp, ấp giải lên xã, ông luôn miệng nhắc, mấy chú nhớ kêu đài truyền hình xuống nghen, phải quay tui để dân người ta cảnh giác.
May, đài tỉnh xuống thật, phóng viên một tờ báo cũng chạy theo, dọc đường hăm hở rút sẵn tít “Đạo tặc đãng trí” (thì ai cũng tưởng vậy). Cái cách đời nhảy xổ vào lỗi lầm của người khác thiệt là tưng bừng. Họ phỏng vấn ông chủ lò mổ, phỏng vấn trưởng công an xã, cuối cùng, ông Năm xin được nói đôi lời, còn dặn, mấy chú làm ơn đừng cắt bỏ tiếng tui, rằng “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè, nhà mình ở Cỏ Cháy đó, nhớ không? Về nhà đi con, tội má con vò võ có một mình. Con là trọng, chứ đôi trâu cộ nhằm nhò gì… Về nghen con, ơi Cải…”.
Nghe đâu, hôm đó đài truyền hình có đưa tin nhưng chỉ thấy ông già nhép miệng một cách tuyệt vọng. Như đã nói, nhà đài người ta chớ có phải chợ trời đâu, mà có thể thoải mái gọi, “Cải ơi !”
Kể từ thời điểm này, em xin phép từ chối mọi cuộc phỏng vấn liên quan đến vấn đề bão tuyết và vụ viết thư cho bộ trưởng ạ. Mong các anh chị thông cảm.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy15LU9BNkQzenYtYy9WSmJqdU9GbnI2SS9BQUFBQUFBQVNtby95c2dJVVByMjBENC9zMTYwMC9naSVDMyVBMSUyQnRyJUUxJUJCJThCJTJCY29uJTJCbmclQzYlQjAlRTElQkIlOURpLmpwZw==
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.