HLV Miura đã nói gì về bóng đá Việt, cầu thủ Việt và người Việt?
Sunday, December 21, 2014 22:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
“Đây là bài dịch phỏng vấn của ông Miura cho J-Sport, 1 kênh truyền hình thể thao lớn lại Nhật , thực hiện ngày 8/10/2014, khi ông Miura đang dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tập huấn tại J-GREEN Sakai.
Q: Đầu tiên, ông có thể cho biết quá trình ông nhậm chức HLV đội tuyển VN .
A: Tôi có nghe thông tin liên đoàn bóng đá VN ( VFF ) đang tìm HLV trưởng, tài trợ cho tuyển VN là công ty Honda, nên VFF cũng hoan nghênh nếu HLV là người Nhật . Tuy nhiên, việc kí hợp đồng cực kì khó khăn, từ lương nói riêng đến các vấn đề khác nói chung . VFF đã từng chọn các HLV từng chinh chiến tại Bundesliga, hay hạng nhất Bồ Đào Nha, nên họ đãi ngộ rất tốt . Tuy nhiên, chỉ cỡ nửa năm là thay HLV .Tôi bắt đầu làm rõ từ câu hỏi ” Tại sao lại như vậy ? “, ” Các ông muốn gì ” . Cuối cùng , tôi hiểu rằng, lần này giải AFF Suzuki Cup rất quan trọng. Khác với bóng đá Nhật , nhìn quá trình 4 năm để tiến, các ông ấy quan trọng giải Suzuki Cup, tổ chức 2 năm 1 lần .
————————
Q: Ấn tượng đầu tiên của ông về bóng đá Việt Nam khi ông đến VN ?
A: Ừ, nói thật, đây là 1 giải đá tệ hại . Cầu thủ thì không chịu chạy, vận hành giải đấu thì tàm tạm, dưới trung bình . Trận đấu thường diễn ra vào lúc 17 giờ , thường thì truyền hình sẽ chiếu 3,4 trận. Nhưng nếu lúc nào có chương trình tin tức quan trọng lúc 19:00, trận đấu không thể bắt đầu. Chỉ vì vậy thôi đấy , vì lúc đó không thể bảo đảm giờ phát bóng cho bóng đá .
Q: Ấn tượng đầu tiên về đội tuyển VN ?
Nếu nói như thế này thì không biết thế nào nhỉ .
Ở Nhật, anh biết đấy, chúng ta sẽ bàn để loại cầu thủ nào . Kiểu như ” Tại sao không chọn cầu thủ này ” . Còn VN thì ngược lại, hầu như không ai lọt vào mắt tôi , nên tôi phải theo phương pháp loại trừ, kiểu như “Nếu đã vậy, thì cầu thủ này nhé ” . Rồi bắt đầu từ đấy, đấy anh . Tại cầu thủ không chịu chạy thì đành vậy thôi .
Hôm nay, hiệp 2 của trận tập huấn cũng thế, tấn công thì ham lắm, mà không chịu làm những cái không thích . Có thể đây là đặc trưng của ASEAN đấy anh , cứ đụng đến chạy và phòng ngự là không thích . Cầu thủ VN được gọi là hay , nghĩa là giống Nhật cách đây 30 năm, cứ giỏi khi cầm bóng thì gọi là giỏi . Tôi nói là ” Đây là điều hoàn toàn không được, đối với cầu thủ chuyên nghiệp ” . Tôi đã cố gắng chọn những cầu thủ chạy được và để lại đội tuyển, vậy mà cũng rất cực mới chọn được đấy anh .
Q. Hôm nay , tôi thấy tuyển VN đá chuyền banh cũng nhiều hơn, nhiều lúc gài được việt vị . Có phải đấy là do ông đã dạy cho cầu thủ .
A. Có lẽ , tôi đã dạy cho họ cách phòng thủ chặt . Bởi vì lúc trước họ quá tệ ( trên mức suy nghĩ ) . Giống như bóng đá Brazil, 5 người thủ, 5 người tấn công . Tôi nói ” NO ” .
Nếu đá Asean, thì anh thấy có thể gài được việt vị , khá vui đấy , còn ở Nhật thì làm gì mà được như thế . Còn về tấn công, thì có vẻ các cầu thủ thích triển khai bóng chậm, nhưng tôi đã bảo các cầu thủ phải chú ý đưa bóng trong vòng 1, 2 chạm .
( Còn tiếp ) “
Mình yêu bóng đá nhưng từ lâu ko còn đặt niềm tin vào ĐTQG nữa để lòng đỡ đau và thất vọng mỗi đợt thua về. Có phải là do người dân VN mình giờ ít còn chỗ nào để gửi gắm niềm tin nên dành niềm tin và yêu cho bóng đá. Thế nhưng niềm tin quốc dân ấy thường xuyên bị chính những đứa con thiếu nhận thức ( một phần từ sự nuông chiều và tâng bốc của truyền thông và chính quốc dân, một phần vì lười tu dưỡng đạo đức, nhận thức của cá nhân) nên niềm tin của 94 triệu quốc dân liên tục bị phản bội.
Giá mà niềm tin và yêu của quốc dân VN san sẻ ra cho các môn khác nữa chắc sẽ ít đau lòng hơn.
Ví dụ như Nhật, họ ko chỉ quan tâm đến bóng đá mà còn rất yêu các môn bóng chày, trượt băng nghệ thuật, thể dục dụng cụ, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền…
Dưới ảnh hưởng của thành tích ở Olympic hay là giải đấu thế giới mà ngày nay trẻ con Nhật yêu thích các môn thể thao theo xếp hạng ( cả nam lẫn nữ) : bóng đá (34.3%), bơi lội (23%), bóng chày (11%) rồi đến thể dục dụng cụ, bóng bàn, trượt băng… Nếu chỉ dành cho nam thì bóng đá là 50.9%, bóng chày 18.8%, bơi lội 17.5%.
Tình yêu và sự quan tâm được san sẻ thì nỗi thất vọng sẽ đỡ hơn. Chiếc huy chương nào màu chẳng giống nhau, và để đạt được nó cũng cần phải đổ mồ hôi như nhau mà.
Theo Nguyễn Thị Thu
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us