Lực lượng pháo binh Việt Nam là lực lượng hỏa lực chi viện chủ yếu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến đấu. Pháo binh Việt Nam hiện nay có hàng ngàn khẩu pháo các loại.
Theo số liệu của Global Fire Power, lực lượng pháo binh Việt Nam hiện tại có khoảng 2200 pháo xe kéo, 1300 pháo phản lực và hơn 500 pháo tự hành. Dưới đây là một số loại pháo chính:
Khẩu pháo phổ biến nhất là pháo 105mm. Loại pháo này được trang bị đến các sư đoàn chiến đấu, là phương tiện hỗ trợ hỏa lực hữu hiệu của bộ binh. Pháo có tầm bắn tối đa khoảng 11.000m. Pháo 152mm. Đây là loại pháo binh cấp chiến dịch, có tầm bắn đến 17km và tốc độ bắn khoảng 5 đến 6 phát/phút. Pháo nòng dài D-74 122mm. Pháo có tầm bắn 24 km, là hỏa lực chi viện chiến dịch chủ yếu của quân đội ta. Pháo có tốc độ bắn khá cao, từ 8 đến 10 phát/phút. Pháo D-44 85mm có tầm bắn khoảng 15km, sử dụng nhiều loại đạn: chống tăng, nổ mảnh Pháo 130mm M-46 là pháo binh cấp chiến dịch. Pháo có tầm bắn xa 27,5km hoặc 38km nếu dùng đạn tăng tầm. Trong thời chống Mỹ, pháo M-46 là khẩu pháo có tầm bắn xa nhất của quân đội ta. Nó được sử dụng hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh trong các chiến dịch lớn và với ưu thế về khả năng bắn gián tiếp cũng như tốc độ, M-46 được đánh giá tốt hơn khẩu ‘Vua chiến trường’ M-107 của quân đội Mỹ. Pháo phản lực BM-14. Đây là loại pháo phản lực do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam từ những năm 1960. Do đặc điểm chiến trường miền Nam khi đó đang chiến tranh du kích, Việt Nam đã cải tiến BM-14 thành pháo mang vác A-12 để tiện sử dụng. BM-14 hiện vẫn được sử dụng trong quân đội ta. Một xe phóng BM-14 có 16 ống phóng với cỡ nòng 140mm. Pháo có tầm bắn từ 8 đến 10 km. Pháo phản lực BM-21 với 40 nòng cỡ 122mm. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam cũng đã được Liên Xô viện trợ loại pháo này. Ưu điểm của BM-21 so với BM-14 là tầm bắn xa hơn và có thể bắn cả loạt hoặc bắn từng quả. Việt Nam cũng từng tháo rời từng ống phóng để tạo ra một loại pháo gọi là DKB. Chính DKB đã dội bão lửa vào sân bay Biên Hòa năm 1967 phá hủy 150 máy bay các loại và diệt nhiều sinh lực. Ngày nay BM-21 vẫn là một loại hỏa lực chi viện bộ binh được quân đội ta sử dụng. Ngoài ra còn phải kể đến các loại pháo tự hành. Quân đội Nhân dân Việt Nam có một số pháo tự hành xuất xứ Liên Xô là 2S1 và 2S3. Pháo tự hành 2S1 dùng nòng pháo cỡ 122mm. Trong mỗi pháo tự hành thường mang 40 viên đạn (35 quả nổ mảnh với tầm bắn khoảng 15km và 5 quả đạn chống tăng). Mạnh hơn 2S1 là pháo tự hành 2S3. Pháo sử dụng nòng cỡ 152mm. Nó cũng mang được 40 viên đạn trong đó 36 viên nổ mảnh và 4 viên chống tăng.
Trần Vũ (Tổng hợp)
2014-12-19 18:56:16
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/phao-binh-viet-nam-co-nhung-loai-phao-lon-nao-a167440.html