ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sự thật sốc về tiền hỗ trợ phát triển cho các nước nghèo (ODA)
Sunday, December 7, 2014 20:19
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Bất công trong xã hội hiện nay là một chủ đề nóng toàn cầu. Ví dụ như 1% dân số nắm tài sản bằng 99% còn lại, đặc biệt tất cả đều đổ dồn hướng mắt về nước Mỹ khiến cho người ta có cảm giác rằng chỉ riêng nước Mỹ đã nói thay cho cả thế giới. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1lOGg3cXRsNG5wMC9WSVVYVloyNldrSS9BQUFBQUFBQVNZay9ZM3F5ZUxQdHRfRS9zMTYwMC9vZGEuanBn
Thực tế:
- 80% dân số thế giới trong tình trạng gần như vô sản 
- 2% số người giàu trên thế giới nắm tài sản bằng tất cả tài sản của dân số còn lại
- 300 người giàu nhất trên thế giới có tổng số tài sản bằng 3 tỷ người khác
Trong khi:
- 200 năm trước tài sản người giàu chỉ gấp 3 lần so với người nghèo
- Thập niên 1960 khi kết thúc chế độ thuộc địa, con số ấy là 35 lần. 
- Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ 21 đã lên tới 80 lần.
Các nước giàu mỗi năm chi ra 130 tỷ USD tiền hỗ trợ phát triển kinh tế (ODA ở Việt Nam là một ví dụ). Nhưng vì sao các nước phát triển (như Việt Nam) không thể giàu lên được mà khoảng cách đó với nước giàu càng xa?
Bởi vì:
- Nguyên nhân thứ nhất nằm ở các tập đoàn xuyên quốc gia: Mỗi năm các tập đoàn lớn thu về khoảng 900 tỷ USD từ các nước nghèo. 
- Nguyên nhân thứ hai là việc vay nợ: Mỗi năm các nước nghèo phải trả 600 tỷ USD tiền vay nợ cho các nước giàu.
- Các nước nghèo càng thua thiệt hơn khi trong các hợp đồng thương mại với những điều luật là do các nước giàu làm ra. 
Khái niệm “Thương mại thế giới” chẳng qua là con đường dẫn tới việc mua bán tài nguyên và nhân công lao động với giá rẻ mạt. Các nước nghèo bị thiệt trong thương mại với các nước giàu mỗi năm vào khoảng 500 tỷ USD và như vậy nâng tổng số tiền mỗi năm chảy từ các nước nghèo sang các nước giàu lên tới 2000 tỷ USD.
Kinh tế học : Vốn ODA là gì?
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy04N25kUURuWXRBWS9UYVJxbmVlVkN4SS9BQUFBQUFBQUFORS9KTjYwaGc3U3lJZy9zMzIwL25ndW9uLXZvbi1PREEtbGEtZ2kuanBn
Vốn ODA là một hình thức đầu tư nước ngoài. 

+ Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. 
+ Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. 
+ Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay. 
Vốn ODA có những ưu điểm sau:

. Lãi suất thấp(dưới 2%, trung bình từ 0.25% / năm) 
. Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)
. Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. 
Bên cạnh đó, những nhược điểm được biết là:

. Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh – quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị… Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế
. Tình trạng thất thoát, lãng phí; xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư bằng nguồn vốn này còn thấp… có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
Nguồn vốn ODA có thể theo song phương hoặc đa phương (thông qua các tổ chức kinh tế).
Zero, tổng hợp từ Khai Phùng, Nghiên cứu kinh tế học
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.