ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đổi mã vùng điện thoại cố định: Doanh nghiệp như gà mắc tóc
Thursday, January 8, 2015 5:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng với việc hàng loạt tỉnh, TP sẽ thay đổi mã vùng điện thoại cố định. Sự thay đổi này không chỉ bất tiện mà còn gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp.

Thay đổi mã vùng điện thoại cố định như nào?

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Thông tư 22/2014/TT-BTTTT ban hành Quy hoạch kho số viễn thông. Theo đó, kể từ ngày 1/3/2015, mã vùng điện thoại cố định (ĐTCĐ) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ thay đổi.

Cụ thể: Thành phố Hà Nội đổi từ 4 thành 24; Thành phố Hồ Chí Minh đổi từ 8 thành 28; Thành phố Đà Nẵng đổi từ 511 thành 236; Thành phố Hải Phòng đổi từ 31 thành 225; Thành phố Cần Thơ đổi từ 710 thành 292; Thừa Thiên – Huế từ 54 thành 234; Quảng Ninh từ 33 thành 203; Thanh Hóa từ 37 thành 237; Khánh Hòa từ 58 thành 258; Lâm Đồng từ 63 thành 263; Cao Bằng từ 26 thành 206; Cà Mau từ 780 thành 290…

Theo quy hoạch, số thuê bao mạng viễn thông cố định mặt đất có độ dài 7, 8 chữ số; Số thuê bao mạng viễn thông cố định vệ tinh có độ dài 7 chữ số; Số thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là người có độ dài 7 chữ số.

Đổi mã vùng điện thoại cố định: Doanh nghiệp như gà mắc tóc - Ảnh 1

Thay đổi mã vùng điện thoại cố định khiến nhiều doanh nghiệp loay hoay như gà mắc tóc.

Riêng đối với mạng viễn thông dùng riêng của cơ quan Đảng, Nhà nước; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an số thuê bao có độ dài 5, 6 hoặc 7 chữ số phụ thuộc vào quy mô mỗi mạng và giai đoạn áp dụng.

Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc có 3 chữ số, cụ thể: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hỏa; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế.

Bên cạnh đó, số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc cũng được quy định 3 chữ số, gồm: 101 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại trong nước qua điện thoại viên; 110 là số dịch vụ đăng ký đàm thoại quốc tế qua điện thoại viên; 116 là số dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao điện thoại mạng viễn thông cố định mặt đất; 119 là số dịch vụ báo hỏng số máy điện thoại cố định. Số dịch vụ hỗ trợ khách hàng bắt buộc là số dùng chung.

Doanh nghiệp lúng túng trước thay đổi điện thoại cố định

Tuy nhiên, sau khi thông tư được ban hành đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Không ít ý kiến tỏ ra không đồng tình vì cho rằng, một khối lượng lớn giao dịch liên quan đến điện thoại cố định, toàn bộ các văn bản giấy tờ giao dịch, biển hiệu quảng cáo trên các phương tiện… đều phải thay đổi. Đây là vấn đề bất cập với cả người dân và doanh nghiệp.

Đại diện nhiều doanh nghiệp (DN) tỏ ra bất ngờ và khá lúng túng với việc hàng loạt tỉnh, TP sẽ thay đổi mã vùng điện thoại cố định, nhất là các DN dùng đầu số điện thoại mã vùng gắn với công việc kinh doanh như taxi, bán lẻ ga, gọi đồ ăn nhanh…

Trên báo Lao động, ông Thành Hưng – GĐ điều hành của Hãng Taxi tải Thành Hưng (Hà Nội) tỏ ra lo lắng: “Nói chung là rất bất tiện, làm khổ doanh nghiệp”. Doanh nghiệp của ông sẽ phải thay sơn lại 500 thành xe tải, ngoài ra còn phải sửa lại hàng loạt tờ rơi, biển quảng cáo, hợp đồng.

Cũng trên báo Lao động, ông Nguyễn Đình Nam – GĐ Cty CP Intimex Xuân Lộc cho rằng, việc thay đổi mã vùng hay đầu số điện thoại trong trường hợp chẳng đặng đừng thì nên công bố sớm trên các phương tiện truyền thông và gửi thông tin đến các thuê bao chí ít là 6 tháng để có thời gian chuẩn bị, đồng thời cũng giúp hạn chế sự lãng phí trong việc in tấn các tài liệu, biểu mẫu, bảng biểu liên quan tới mã vùng điện thoại cũ.

Một số độc giả cho rằng, nên thống nhất lại mã vùng 3 chữ số bắt đầu từ 201 đến 263 (63 tỉnh, thành) và theo quy luật số lớn dần hoặc nhỏ dần từ Bắc vào Nam để giúp dễ nhớ và tránh nhầm lẫn.

Bởi thực tế, chỉ cần nhìn vào bảng mã vùng quy hoạch mới của 13 tỉnh, TP trực thuộc trung ương cũng đã thấy khá…“lộn xộn”. Ví dụ, Quảng Ninh đổi thành 203, Cà Mau lên đến 290, nhưng Cần Thơ lại là 292; Thừa Thiên – Huế có mã mới 234, trong khi Thanh Hóa lại là 237, Đà Nẵng về mặt địa lý sát Thừa Thiên – Huế lại có mã vùng mới 236…

Từ nay tới 1/3 còn chưa đầy 2 tháng thì thông tư này chính thức có điện lực, đây lại là thời điểm cuối năm nên việc thay đổi mã vùng ĐTCĐ càng khiến các doanh nghiệp lo lắng. Trong khi đó, đợt thay đổi mã vùng ĐTCĐ từ ngày 1/3/2015 diễn ra rộng hơn, và gần như tác động đến hầu hết các tổ chức, DN đang dùng ĐTCĐ.

Mộc Miên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.