Một khuôn mặt khác của Fukuzawa Yukichi
Wednesday, January 7, 2015 20:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Chân dung Fukuzawa Yukichi (wikipedia) |
Lâu nay ở Việt Nam Fukuzawa Yukichi (福澤 諭吉; 1835-1901) được biết đến như là một nhà cải cách chính trị, xã hội, một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn tới xã hội Nhật Bản thời cận đại, người được mệnh danh là “Voltaire của Nhật Bản”. Các tác phẩm “Khuyến học”, “Phúc Ông tự truyện” của ông đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Gần đây “Thoát Á luận” cũng được truyền thông Việt Nam đăng lại và thu hút sự chú ý của dư luận. Nhưng Fukuzawa còn có một khuôn mặt khác ít người biết tới. Năm 1984 khi chân dung ông lần đầu tiên xuất hiện trên tờ tiền 1 vạn Yên, tờ tiền có mệnh giá lớn nhất, nhiều nước châu Á đã có phản ứng phản kháng. Tại sao? Đó chính là vì họ nhìn thấy ở ông một khuôn mặt khác. Khuôn mặt ấy hiện lên trong những gì ông viết dưới đây.
Trong tác phẩm “Thế giới quốc tận” ông viết những dòng về châu Phi như sau: “Châu Phi tuy có đất đai rộng rãi nhưng dân số ít ỏi, số người ít ỏi đó lại ngu dại, không biết chữ, không biết kĩ thuật”. Nhận xét về người người da đen ông viết: “người da đen có màu da đen, thân thể thì tráng kiện nhưng xét về tính cách thì là kẻ lười biếng không hề biết tới sự tuyệt vời của văn minh khai hóa”. Trong khi đó ông dành cho người châu Âu những lời ngợi ca tốt đẹp nhất: “Châu Âu là trung tâm của văn minh khai hóa vì thế người châu Âu có dung mạo đẹp đẽ, thông minh, đứng đầu trong các chủng người”.
Năm 1885, Fukuzawa công bố “Thoát á luận” trên báo. Ở đó ông viết: “Tinh thần của quốc dân Nhật trước đó đã đạt mức văn minh Tây Dương nhưng Thanh và Triều Tiên thì lạc hậu trước văn minh hóa vì thế Nhật Bản không có thời giờ rảnh rỗi để chờ đợi hai nước văn minh hóa và cùng làm cho châu Á phồn vinh. Nhật Bản không cần phải bắt tay những người bạn xấu là Thanh và Triều Tiên mà hãy tiếp cận với Thanh và Triều Tiên trong tư cách là một thành viên của các nước văn minh Tây Dương”.
Tiếp theo vào năm 1894 khi cuộc chiến tranh Nhật-Thanh nhằm tranh giành Triều Tiên nổ ra, Fukuzawa viết bài trên báo với tiêu đề “Cuộc chiến tranh Nhật-Thanh: cuộc chiến tranh giữa văn minh và dã man”. Ở đó ông bình luận: “Chiến tranh mặc dù xảy ra giữa hai nước Nhật-Thanh nhưng căn nguyên của nó là cuộc chiến giữa người nhắm tới tiến bộ văn minh khai hóa và kẻ ngăn cản tiến bộ chứ không phải cuộc chiến tranh giữa nước này với nước kia. Người Nhật đối với người Trung Quốc không hề có ý căm ghét hay thù địch. Tuy nhiên khi nhìn sự tiến bộ của văn minh hóa, họ đã không chỉ không cảm thấy hạnh phúc mà ngược lại còn phản kháng nhằm ngăn cản sự tiến bộ vì thế chiến tranh trở thành không tránh khỏi”. Bản thân Fukuzawa đã tiến hành kêu gọi quyên góp tiền ủng hộ quân đội Nhật để giúp Nhật giành thắng lợi và ông có vai trò lớn trong xúc tiến chiến tranh Nhật-Thanh.
Cũng cần nhắc lại rằng ở Việt Nam nơi không có một cuộc cải cách nào giống như Minh Trị duy tân và có số phận thời cận đại khác xa Nhật Bản, người ta cũng đánh giá cải cách Minh Trị và vai trò của Thiên hoàng Minh Trị trong cái nhìn tương tự. Ở đó Thiên hoàng Minh Trị ngời ngời là minh quân và cải cách Minh Trị hiện lên trong lấp lánh hào quang, không góc khuất và ngã rẽ.
Ghi chú: các trích dẫn trong bài lấy từ Tạp chí giáo dục lịch sử-địa lý ( Hiệp hội các nhà giáo dục lịch sử Nhật Bản, số 747 tháng 7 năm 2009).
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo