ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: yellow_lotus
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những chuyện đằng sau một lá thư từ địa ngục
Tuesday, January 20, 2015 17:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Du Bin tells about the crimes committed at Masanjia Labor Camp in his new book, “The Roar of Masanjia.” (Poon Zaishu/Epoch Times)

Du Bin kể về các tội ác tại trại lao động Mã Tam Gia trong cuốn sách mới của anh “Tiếng Kêu La Tại Mã Tam Gia” (Poon Zaishu/Epoch Times)

Ngay trước Giáng Sinh năm 2012, một lá thư đã được lén gửi vào một gói hàng đồ trang trí lễ hội Halloween bán bởi K-Mart – lá thư này đã thành chủ đề của nhiều bài tin quốc tế.

Trong thư, những từ tiếng Anh được viết xen kẽ cùng với các cụm từ bằng chữ Trung Quốc, kể về việc ngược đãi các tù nhân tại trại lao động Mã Tam Gia ở Trung Quốc và yêu cầu sự giúp đỡ. Julie Keith sống tại tiểu bang Portland, Oregon, Mỹ đã phát hiện bức thư trên và đăng nó trên trang Facebook của cô ấy. Không lâu sau đó nó đã tạo nên một cuộc thảo luận trên các phương tiện truyền thông và các tổ chức nhân quyền về hệ thống trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc.

Các chuyên gia đồng ý rằng lá thư này chắc chắn là chân thực – rằng Mã Tam Gia rõ ràng khét tiếng vì sự tra tấn người lao động ở đó, nhưng người đã viết lời kêu cứu vẫn là một bí ẩn.

Hiện nay,  tác giả Du Bin người Trung Quốc kể về câu chuyện của người viết lá thư kêu cứu trong cuốn sách mới nhất của ông, “Tiếng kêu la tại Mã Tam Gia.”

Sau ba ngày, kể từ khi cô Keith ở tiểu bang Oregon tìm thấy lá thư, người viết lá thư trên đã liên lạc với Du. Du ngạc nhiên, vì người đó chính là người bạn của mình.

Năm 2008, người viết thư đã bị cầm tù ở Mã Tam Gia và đã bị giam ở đó 29 tháng, bao gồm quãng thời gian 10 tháng anh đã bị tra tấn nặng nề.

Sau 23 tháng chuẩn bị, khoảng thời gian mà khi đó Du đã từng bị giam giữ trái phép 37 ngày và bị quản thúc tại nhà trong một năm, cuốn sách “Tiếng kêu la” được xuất bản vào tháng 12 tại Hồng Kông, Trung Quốc.

“Tiếng kêu la” là cuốn sách thứ 11 của Du, ông đã bị đối xử tệ bạc tại trại lao động Mã Tam Gia 3 lần. Trong tháng 7 năm 2014, ông xuất bản cuốn “Vagina Coma” tại Hồng Kông nói về sự lạm dụng và tra tấn tình dục phụ nữ được thực hiện tại Mã Tam Gia, và trong tháng 4 năm 2013, ông đã phát hành tại Hồng Kông và Đài Loan một bộ phim tài liệu, “Above the Ghosts’ Heads”, cũng miêu tả về sự lạm dụng tình dục phụ nữ ở trãi Mã Tam Gia.

Trong cuốn sách “Tiếng kêu la”, Du đã trích đoạn câu nói của người đã viết lá thư khi nói về Mã Tam Gia: “Bất cứ chính phủ nào trên hành tinh này đều không nên dung thứ cho sự tồn tại tiếp tục của cái ác như vậy trong thế giới này. Nếu cái điều như vậy mà cũng không khiến bạn bận tâm, thì điều đó có nghĩa rằng bạn đang là một phần của Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác”.

Bởi vì nhân vật chính của cuốn sách là một học viên Pháp Luân Công đang sống tại Bắc Kinh, nên Du đã chọn cách gọi anh ấy là “anh” trong suốt cuốn sách của ông. Tất cả học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ở Trung Quốc là đối tượng bị bắt giữ tùy tiện, và người học viên đặc biệt này, nếu được nhận diện, chắc chắn sẽ phải chịu những sự trả thù độc ác vì những nội dung của mình trong lá thư.

The front cover of the book

Trang bìa cuốn sách “Tiếng Kêu la tại Mã Tam Gia”

Sau khi xuất bản “Tiếng kêu la”,  Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) chúng tôi đã có cơ hội phỏng vấn Du. Như trong cuốn sách của Du, người viết lá thư trong suốt cuộc phỏng vấn này được gọi là “anh” hoặc “anh ấy.”

Epoch Times: Tại sao ông lại viết cuốn sách “Tiếng kêu la” tại Mã Tam Gia “?

Du: Câu chuyện cần phải được viết ra. Điều mà tôi đã và đang luôn luôn nói đến đó là con người chứ không phải là thú vật, và từ đây, điều quan trọng là để cho mọi người thấy làm thế nào một người có thể sống sót trong một tình huống quá khó khăn, đó là chủ đề của cuốn sách này.

Tôi nói với anh ấy rằng tôi đã viết nhiều cuốn sách phơi bày những việc làm sai trái của chính phủ. Có lẽ anh ấy đã tin tưởng tôi vì những gì tôi đã làm, và do đó, anh ấy đã nói với tôi về câu chuyện của mình. Toàn bộ quá trình thì khá là bất ngờ.

Epoch Times: Ông có thể nói về việc làm cách nào anh ấy đã liên hệ được với ông?

Du: Trước khi anh ấy liên hệ với tôi, tôi thực sự đang tìm kiếm người đã viết lá thư này. Tôi rất tò mò, làm thế nào mà lá thư cuối cùng cũng xuất hiện tại Mỹ?

Thực tế, người viết lá thư đã là bạn của tôi. Ba ngày sau khi tờ báo The Oregonian xuất bản báo cáo tin tức trên, anh ấy đến tìm tôi, hỏi tôi có xem cái báo cáo về tin tức đó chưa.

Anh ấy hỏi tôi, “Bạn có biết ai đã viết lá thư đó không?” Tôi hỏi: “Tất nhiên tôi muốn biết. Tôi đã và đang cố gắng để tìm người này”. Anh ấy nói với tôi: “Tôi chính là người đó”.

Tôi đã bị sốc, rất sốc. Mặc dù tôi đã biết anh ta khoảng một hoặc hai năm, tôi chỉ ngồi xuống và nói chuyện với anh ta một vài lần. Tôi biết anh đã ở trong trại lao động đó, nhưng trước đây chúng tôi đã không bao giờ thảo luận về nó một cách chi tiết.

Đầu tiên, tôi đã rất sốc. Thứ hai, tôi đã rất ngạc nhiên. Chúng tôi đều là các phóng viên. Nó giống như là một món quà từ Thượng Đế. Đó là một cái gì đó rất quan trọng.

Tôi hỏi anh ấy: “Bạn có thể chứng minh rằng bạn đã viết nó?” Và anh ấy xin tôi cho mượn một cây bút và tờ giấy. “Liệu nó trông giống như chữ viết tay của tôi không?” Nó thực sự là chữ viết tay của anh ấy. Và có một số người tôi đã quen biết từ trại Mã Tam Gia, và tất cả họ đều biết anh ấy. Chính anh ấy là người đã viết lá thư này.

Vào tháng Tư năm 2013, tạp chí Lens ở Trung Quốc đã báo cáo về trại lao động dành cho phụ nữ tại Mã Tam Gia, và hàng triệu người đã đọc nó. Đây là cái gì đó đã gây nên cú sốc, nhưng chỉ một số ít người biết rằng nó đang chống lại một nhóm người đặc biệt, và những người này là các học viên Pháp Luân Công.

Epoch Times: Tại sao gọi là một “một nhóm người đặc biệt?”

Du: Ở Trung Quốc, người ta không thể xuất bản một tạp chí đề cập đến các học viên Pháp Luân Công, nói lên rằng họ chính là mục tiêu của những cuộc tra tấn này. Các công ty xuất bản sẽ có một số rắc rối, phóng viên sẽ bị đuổi việc, và các giấy phép của công ty sẽ bị thu hồi.

Vì vậy, các tạp chí của Trung Quốc ngưng đăng những câu chuyện về các vấn đề chính trị hiện nay, thay vào đó là các chủ đề ít nhạy cảm. Tôi nói với tác giả của báo cáo này, nói rằng anh đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Bây giờ, đến lượt tôi. Tôi sẽ tiếp tục con đường anh đã tiếp dẫn.

Epoch Times: Ông có thể cho rằng anh ấy là một người đã bị ngược đãi?

Du: Anh ấy nói với tôi rằng, tại trại lao động Mã Tam Gia dành cho đàn ông, họ bịt miệng anh bằng một miếng gạc y tế và đã không gỡ bỏ nó ra. Anh ấy đã bị tổn thương thần kinh như một kết quả tất yếu. Thời gian dài nhất để anh ấy bị miếng gạc bịt miệng là một ngày. Tôi đã bị sốc. Tôi hỏi anh ấy: “Bạn cảm thấy thế nào khi nó đã được gỡ bỏ?” Anh ấy nói với tôi rằng anh đã không thể ngậm miệng sau đó – anh đã không thể cảm thấy bất cứ điều gì, miệng của anh ấy đã bị tê liệt.

Tất cả sự tra tấn được liệt kê trong cuốn sách đã được sử dụng để hãm hại anh ấy, chẳng hạn như kiểu tra tấn kéo căng cơ thể, kéo dài và còng tay, tra tấn theo kiểu cái giường chết, bức thực, và tra tấn tâm lý, đó là điều tồi tệ nhất.

Anh ấy nói với tôi một thuật ngữ gọi là “loại bỏ các dây thần kinh” – loại bỏ tất cả các giác quan của bạn. Sau đó, bạn sẽ giống như một robot, giống như một người được làm bằng cao su, không có cảm giác, và bạn sẽ làm bất cứ điều gì được yêu cầu mà không cần phải suy nghĩ gì.

Sau khi vợ của anh gửi cho anh một lá thư yêu cầu xin ly hôn vì cô không thể chịu được áp lực của cảnh sát cứ tìm kiếm cô ấy, cảnh sát luôn tìm kiếm gia đình của cô, kể từ khi anh bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Và vợ của anh đã rất khổ sở trong suốt thời gian anh bị nhốt trong một trung tâm tẩy não. Anh cho biết, thật ra, nó đã là một nỗi đau rất lớn khi lần đầu tiên nhận được thư của cô ấy.

Điều mà tôi đã và đang luôn luôn nói đến, đó là con người chứ không phải là thú vật – Du Bin

Anh nói với tôi rằng bên trong trại lao động này, một muỗng nhựa và lá thư là những vật dụng cá nhân duy nhất mà anh có. Anh cho biết anh đã đặt miếng băng có dạng trong suốt trên mặt sau của lá thư và lấy nó ra để đọc bất cứ khi nào anh có thời gian vào ban đêm.

Một lần, cảnh sát tìm thấy lá thư khi đang cố gắng tra tấn anh, và cảnh sát từ chối trả nó. Sau đó, anh yêu cầu cảnh sát trả lại lá thư, nhưng cảnh sát nói rằng không thể tìm thấy nó nữa. Cảnh sát cho biết họ sẽ tịch thu bất cứ điều gì mà sẽ khuyến khích sự chống cự [đối với những nỗ lực của họ để tẩy não anh], bất cứ điều gì với sức mạnh để phản đối chính sách khủng bố của họ về anh.

Và hơn thế nữa, một cái gì đó khá là độc đáo, anh nói với tôi rằng thời gian không hề tồn tại trong trại Mã Tam Gia – mọi người không được phép có một chiếc đồng hồ. Ví dụ, công an sẽ yêu cầu các tù nhân làm việc cho họ phải bắt mọi người đi làm việc. Không có cách nào để biết chính xác mấy giờ rồi. Nếu cảnh sát không cho phép bạn được nghỉ làm việc, bạn phải tiếp tục làm việc

Epoch Times: Làm thế nào mà anh ấy có thể viết một lá thư như vậy trong tình huống khó khăn đó?

Du: Tôi cũng đã hỏi như vậy. Tôi hỏi anh ấy đã có bao nhiêu lá thư mà anh đã viết được. Anh nói với tôi rằng có hai học viên khác bên cạnh anh đã viết các lá thư này. Anh đã viết một bản sao của các lá thư và đưa nó cho một học viên khác một cách bí mật. Sau đó học viên này đã làm ra một số bản sao từ bản gốc.

Phòng giam nhỏ được thắp sáng 24 giờ mỗi ngày. Anh nói với tôi cách mà anh đã viết các lá thư. Anh ngủ ở tầng trên của chiếc giường, mặt đối diện bức tường. Anh đã bí mật đặt một mảnh giấy trên gối của mình và bắt đầu viết. Anh đã phải lắng nghe chăm chú, canh chừng “cai tù Zuo Ban,” một loại người nào đó ngồi trong phòng giam nhỏ và hoạt động như là một đại diện của cảnh sát.

Từ 1 đến 3 giờ sáng, khi cai tù Zuo Ban bắt đầu tỏ ra rất buồn ngủ, anh ấy nói với tôi rằng anh đã viết khoảng một chục lá thư. Hai học viên khác đã viết một vài lá thư. Tổng cộng có hơn hai mươi lá thư.

Anh nói với tôi rằng anh có thể hiểu tiếng Anh. Anh biết rằng một số các sản phẩm mà họ đã làm, như bí ngô mỉm cười, chắc chắn đã được sử dụng cho lễ hội Halloween của các nước phương Tây. Anh đã suy nghĩ rằng, nếu những lá thư này xuất hiện trước công chúng, nó sẽ gây áp lực lên ĐCSTQ, vì đây là năm mà Trung Quốc đã tổ chức Thế vận hội. Các điều kiện tại các trại lao động chắc chắn sẽ cải thiện. Vì vậy, anh đã bí mật đặt những lá thư vào các hộp của các sản phẩm Halloween.

Một vài ngày sau khi khai mạc Thế vận hội, một lá thư giấu bên trong những miếng lót trong giường của một học viên đã được tìm thấy khi cảnh sát đang làm công việc kiểm tra thường xuyên [của các phòng giam nhỏ]. Viên cảnh sát trưởng đã rất phẫn nộ và bắt đầu tra tấn học viên này một cách độc ác. Học viên này nói rằng anh ấy là người duy nhất đã viết lá thư này. Các nhà chức trách đã sợ việc này sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, học viên này đã gặp may và [đã được tha].

Epoch Times: Vào thời điểm đó anh ấy đang nghĩ gì?

Du: Anh ấy đang nghĩ đến việc sử dụng các lá thư để nói với người khác những gì đang xảy ra bên trong các trại lao động, các sản phẩm Halloween này đã được thực hiện như thế nào, và các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị đối xử ra sao.

Tổng cộng là 23 tháng kể từ khi anh ấy chấp nhận cuộc phỏng vấn của tôi để xuất bản cuốn sách này. Trong suốt thời gian đó, tôi luôn suy nghĩ, tôi sẽ viết câu chuyện theo hướng nào? Tôi đã quyết định sẽ viết những câu chuyện trước khi anh ấy bị bắt giam tại Mã Tam Gia và cũng là những chuyện sau khi anh đã ra khỏi Mã Tam Gia. Câu chuyện về những gì đã xảy ra trong trại Mã Tam Gia sẽ được dựa trên lời kề bằng miệng của anh ấy. Nhưng toàn bộ quá trình đã không phải là chuyện dễ dàng.

Những gì tôi muốn kể với các độc giả là câu chuyện về cách mà một người đã sống sót trong một tình huống vô cùng khó khăn. Anh ấy nói với tôi, anh đã từng là một người sợ chết. Anh cho biết anh đã có thể sống sót nhờ vào việc tu luyện Pháp Luân Công của anh ấy.

Tôi hỏi anh ấy: “Có bất kỳ lời cảm hứng nào từ việc tu luyện của bạn mà chúng đã thúc đẩy bạn vẫn còn sống không?” Anh trả lời: “Nếu chư vị có thể vứt bỏ được sinh tử, chư vị là một vị Thần Phật; nếu chư vị không thể vứt bỏ được sinh tử, chư vị chỉ là một người bình thường”.

Anh nói với tôi rằng cụm từ này [của Sư Phụ Lý Hồng Chí, người sáng lập môn Pháp Luân Đại Pháp] đã truyền cảm hứng cho anh rất nhiều. Anh cho biết nó không là gì cả khi vứt bỏ được sinh tử. Vì lý do này, anh đã bị bức hại 10 tháng trong 29 tháng anh bị giam giữ trong trại lao động này. Anh nói với tôi rằng anh là một trong những người bị bức hại nghiêm trọng nhất tại Mã Tam Gia. Có rất nhiều chi tiết trong cuốn sách về những điều ác trong trại lao động Trung Quốc này. Tôi tin rằng độc giả sẽ rất sửng sốt khi họ đọc nó.

Epoch Times: Trải nghiệm khó quên nhất của anh ấy tại trại lao động là gì?

Du: Anh ấy nói với tôi đó là sự bức thực, hoặc bức thực đặc biệt. Nó đã được thực hiện như thế nào? Vì những người trong trại lao động tự họ không bắt anh phục tùng việc bức thực được, do đó, hai nữ y tá, các chuyên gia từ bệnh viện Mã Tam Gia, đã được gọi đến trại lao động này. Cảnh sát đã được yêu cầu có mặt để theo dõi hai y tá thực hiện việc bức thực.

Hai y tá mang một bát cháo bột ngô và mở miệng của anh ấy bằng một cái gạc miệng. Sau đó, cháo được đổ xuống miệng cùng một cái muỗng. Vậy có giống như sự bức thực đặc biệt không? Bạn sẽ thở hổn hển khi mũi của bạn bị chèn ép. Khi bạn thở hổn hển, bạn sẽ nuốt thức ăn.

Anh nói rằng anh không thở hổn hển theo cách đơn giản được, có lẽ bởi vì anh đã bị bức thực nhiều lần. Các y tá nghĩ rằng anh đã chết. Anh nói với tôi rằng cuối cùng anh không thể chịu đựng nổi và bắt đầu nôn ra, cháo được phun vào những bộ quần áo của các bác sĩ, y tá, và cảnh sát. Anh nói với tôi rằng cái gạc miệng đã được gỡ bỏ vì sợ rằng anh có thể chết. Tuy nhiên, các gạc miệng đã được đặt trở lại sau khi anh từ chối tự mình ăn. Sau 2-3 giờ, cuối cùng họ dừng lại vì anh đã nôn liên tục.

Anh chia sẻ với tôi rằng anh đã từng là một người tuyệt thực, một tình huống mà đã không được đưa vào cuốn sách. Anh hỏi tôi “Bạn có biết phải trải qua những nỗi đau đớn như thế nào để trở thành một người tuyệt thực không?” Anh nói rằng sau khi tuyệt thực đạt đến một mức độ nhất định, anh cảm thấy như anh có thể ăn bất cứ thứ gì, kể cả gạch và kem đánh răng.

Epoch Times: Tại sao ông tiếp tục báo cáo về Pháp Luân Công?

Du: Tôi biết các chủ đề như vụ thảm sát Thiên An Môn và Pháp Luân Công là rất nhạy cảm ở Trung Quốc, điều mà thậm chí các phương tiện truyền thông nước ngoài không dám viết về chúng. Đối với bản thân mình sống ở Trung Quốc, tại sao tôi lại không sợ báo cáo này? Có hai lý do. Trước tiên, tôi tin rằng vì là một con người, tôi muốn biết làm thế nào một người có thể sống sót trong một tình huống khó khăn, và những gì anh ấy đã nghĩ trong thời gian đó. Thứ hai, chúng ta không phải là động vật hay gia súc, vì vậy tôi không chấp nhận bất kỳ sự đối xử vô nhân đạo của bất kỳ ai khác.

Ví dụ, khi tôi đang ở trong tù và tôi đang bị thẩm vấn về Pháp Luân Công và cái cách mà phụ nữ bị đối xử tại trại lao động nữ Mã Tam Gia. Tôi không sợ gì cả. Bất cứ khi nào tôi nghĩ lại về điều này, tôi vẫn còn phẫn nộ. Tôi nhớ tôi đã nói với họ: “Chúng tôi là những con người, và vì là con người, họ không nên bị đối xử như động vật. Vì vậy, tôi viết về điều này”. Sau đó, tôi nói với bản thân mình,” Nếu các anh muốn ném tôi vào tù, cứ làm đi, đừng lãng phí thời gian của các anh để nói chuyện với tôi”. Cuối cùng, họ ngưng nói chuyện với tôi.

Tôi tin rằng trại lao động Mã Tam Gia dành cho phụ nữ là một nơi dùng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Và đối với những người này, nơi này cơ bản như là địa ngục. Có thông tin đang lưu hành trên mạng rằng Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) đang điều hành việc chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công. Điều đã xảy ra ở đây, cái cuộc đàn áp này, là kết quả của quyền lực và sự cho phép từ nhà cầm quyền Trung Quốc. Tôi đã viết một cuốn sách về việc này. Tôi không nói chuyện vô nghĩa. Không ai truy tố các cảnh sát này cả – họ được yêu cầu làm những gì họ đã làm bởi chính nhà cầm quyền Trung Quốc.

Đã có trại cải tạo lao động Gulag ở Liên Xô. Ở Trung Quốc, thì có trại Mã Tam Gia.

Epoch Times: Có phải là sự đàn áp vẫn đang xảy ra?

Du: Trại lao động nơi mà người ta đã chống lại cuộc đàn áp bằng cách viết những lá thư đã biến đổi thành một trại tù. Trại lao động Mã Tam Gia dành cho phụ nữ đã được biến thành một trung tâm cai nghiện ma túy. Tôi chắc chắn về những điều này.

Dựa vào những điều này, làm thế nào để có thể không còn bất kỳ cuộc đàn áp nào nữa? Nó vẫn còn đang xảy ra. Nhưng cuộc đàn áp đã trở nên ít công khai hơn. Chính quyền Trung Quốc đã choáng váng khi phương tiện truyền thông Trung Quốc địa phương báo cáo về Mã Tam Gia. Dựa trên những gì tôi đã thu thập được, Mã Tam Gia là một nơi rất điển hình mà các học viên Pháp Luân Công bị bức hại.

Epoch Times: Ông có thể nói về ấn tượng của ông với các học viên Pháp Luân Công?

Du: Tôi đã đến tiếp xúc với những người đã bị bức hại nghiêm trọng. Khi họ nói về câu chuyện của họ, họ duy trì được sự thanh bình và rất điềm tĩnh, như thể họ đang kể về những câu chuyện của người nào khác. Tôi rất, rất ấn tượng về điều này. Đã bị tra tấn và làm nhục trong một môi trường khủng khiếp như vậy và sau đó chia sẻ câu chuyện của họ theo một cách rất hòa bình, tôi rất ấn tượng.

Epoch Times: Các học viên Pháp Luân Công thực hiện theo các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Ông có thấy những nguyên lý này khi tương tác với họ?

Du: Vâng, tôi đã nhìn thấy điều đó, không nghi ngờ gì. Tôi đã tiếp xúc với khoảng 20 học viên Pháp Luân Công. Họ đã cho tôi những ấn tượng về sự trung thực, tử tế, tính kiên nhẫn và lòng khoan dung. Từ kinh nghiệm của họ, câu chuyện của họ, và từ người đã viết lá thư, tôi có thể cảm nhận sự trung thực, lòng từ bi và sự nhẫn nại. Từ các chi tiết trong câu chuyện của họ, tôi có thể cảm nhận nó.

Nếu bất kỳ ai không tin vào sự trung thực, lòng từ bi và nhẫn nại, người đó nên bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công. Sau đó, họ sẽ biết.

Epoch Times: Ông có thể nói về trải nghiệm của riêng ông khi bị giam giữ?

Du: Ngày 08/7/2013, khi tôi được thả tại ngoại từ trung tâm giam giữ ở quận Phong Đài, Bắc Kinh, tôi cảm thấy rằng tôi đã học được rất nhiều. Trước tiên, tôi đã nhìn thấy chính bằng mắt mình những gì giống như là tôi ở bên trong [một trong những nơi mà người ta bị giam giữ]. Thứ hai, sau khi nhận ra, tôi đã có một cảm giác an toàn với tất cả các bước tiếp theo của cuộc đời mình, một cảm giác mà tôi đã không có trước đây. Tôi biết những gì tôi đang làm.

33 ngày sau, tôi đã đến Viện kiểm sát, và một đội trưởng từ một trong những đội an ninh nội địa ở Phong Đài cùng đến gặp với một nhân viên an ninh nội địa khác. Viên đội trưởng hỏi tôi “Du, anh có biết tại sao anh lại ở đây không?” Tôi trả lời: “Tại sao?” Đội trưởng sau đó nói, “Một người nào đó từ cấp trên muốn biết lý do tại sao một người có rất nhiều năm tháng tốt đẹp ở phía trước, lại trở thành một người cứ chuyên đi phơi bày các việc làm sai trái của nhà cầm quyền Trung Quốc”.

Tôi cười lớn khi nghe điều này, các hành vi sai trái không phải là một vết nhơ cho nhà cầm quyền Trung Quốc; đúng hơn, nó chính là một vết nhơ cho người dân Trung Quốc. Viên đội trưởng cũng nói rằng ông ta không thể cho tôi biết cấp bậc của vị quan chức cấp cao kia.

Tại sao tôi lại lồng thêm những chuyện tôi bị giam giữ ở bìa sau của cuốn sách? Tôi có một mục tiêu đơn giản. Sau khi tôi được thả tại ngoại, tôi không nhận được bất kỳ giấy tờ pháp lý nào cả. Vì vậy, tôi nghĩ đến bản thân mình, tôi sẽ viết tất cả mọi thứ xuống bởi vì tôi có thể viết. Tôi sẽ sử dụng ngôn từ để bày tỏ suy nghĩ của tôi, sự tức giận của tôi.

Người Trung Quốc đã phải chịu đựng quá nhiều. Một phóng viên của New York Times đã từng nói với bạn tôi: “Hãy xem những cuốn sách Du đã viết. Có rất nhiều câu chuyện khủng khiếp. Và đến bây giờ, Du vẫn có được một nụ cười trên khuôn mặt của mình hàng ngày. Anh ấy phải có một thái độ tốt để sống cuộc sống của mình “. Tôi hơi buồn khi nghe điều này.

Đây là điều không thể là không cảm thấy sự đau khổ của tất cả những người thỉnh nguyện, sự đau khổ của tất cả các học viên Pháp Luân Công, và sự đau khổ của tất cả người dân Trung Quốc kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập vào năm 1921.

Cũng như tôi tin rằng tôi đã bị tổn thương nặng. Mặc dù tôi không bị ảnh hưởng với những đau khổ, nhưng tôi có thể cảm nhận được nỗi đau của họ. Nếu tôi không viết, tôi có thể làm điều gì khác? Đôi khi tôi muốn bỏ cuộc, ngưng ngay lại một công việc khổ sở như vậy. Nhưng cái suy nghĩ như vậy đã không còn nán lại lâu.

Người ta phải làm những gì họ phải làm. Tôi cũng nghĩ rằng điều này có thể có cái gì đó hợp với tính khí của tôi – Tôi được sinh ra với mục đích chấp nhận sự đau khổ, cũng giống như tôi phải lên tiếng chống lại sự bất công.

Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
 
 
 
Theo vietdaikynguyen.com (Epoch Times)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.