ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sáp nhập ngân hàng: Thống đốc ngỏ ý ‘nhờ vả’ ‘ông lớn’ ngân hàng
Friday, January 23, 2015 19:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Dự kiến trong năm nay, sẽ có đến 6 thương vụ sáp nhập giữa các NH thương mại, trong đó nhiều tên tuổi lớn cũng vào cuộc.Thống đốc NHNN khẳng định, chuyện sáp nhập ngân hàng nhỏ vào nhà băng lớn quốc doanh không phải là “ép buộc”

Sáp nhập kiểu nối toa tàu

Tin tức trên báo Người lao động, theo Ngân hàng (NH) Nhà nước, dự kiến trong năm nay, sẽ có đến 6 thương vụ sáp nhập giữa các NH thương mại, trong đó nhiều tên tuổi lớn cũng vào cuộc. Đây là một bước mạnh mẽ để tái cấu trúc ngành NH, sau thời kỳ các NH tự tìm kiếm đối tác sáp nhập.

Bên cạnh những thương vụ gần như đã chắc chắn – như: NH Phương Nam sáp nhập NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH Mê Kông (MDB) về với NH Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) – thì gần đây, giới tài chính liên tục truyền tai nhau việc nhiều NH nhỏ sẽ bị các “ông lớn” – gồm: NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và NH Công Thương Việt Nam (VietinBank) – thâu tóm với sự hỗ trợ của NH Nhà nước về cơ chế, chính sách.

Với BIDV và VietinBank, thông tin vẫn chưa thực sự rõ ràng nhưng nhiều người tin “chắc như bắp” rằng đối tác của BIDV chỉ có thể là NH Phát triển nhà đồng bằng sông Cửa Long (MHB); còn VietinBank có thể cùng lúc sáp nhập 2 NH TMCP nhỏ hơn là NH Đại Dương (Ocean Bank) và NH Xăng dầu Petrolimex (PGBank). Tuy nhiên, ông Lê Đức Thọ, Tổng Giám đốc VietinBank, nói với phóng viên Báo Người Lao Động rằng đến giờ, vẫn chưa có thông tin chính thức về các đối tác mà NH sẽ nhận sáp nhập.

Sáp nhập ngân hàng: Thống đốc ngỏ ý 'nhờ vả' 'ông lớn' ngân hàng - Ảnh 1

Dự kiến trong năm nay, sẽ có đến 6 thương vụ sáp nhập giữa các NH thương mại, trong đó nhiều tên tuổi lớn cũng vào cuộc. (Ảnh minh họa).

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Vietcombank mới đây, Thống đốc NH Nhà nước cho biết quá trình tái cơ cấu NH đã đi qua giai đoạn 1, các NH đã hết thời hạn “tự nguyện” sáp nhập hoặc tái cấu trúc. Đến lúc này, các tổ chức tín dụng lớn phải tham gia và nhận sáp nhập NH nhỏ. Thậm chí, NH Nhà nước cũng sẽ trực tiếp xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Đây là việc bắt buộc phải làm để giúp lành mạnh, cải thiện hệ thống NH. Ngay cả các tổ chức tín dụng khỏe mạnh, tài chính tốt cũng được khuyến khích sáp nhập để lớn mạnh hơn.

TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, nhận xét ngành NH có đặc thù là không thể chấp nhận những tổ chức tín dụng yếu kém vì có thể ảnh hướng đến lòng tin của dân chúng, người gửi tiền cũng như toàn hệ thống nên Chính phủ không thể chờ đợi quá lâu. Do đó, các NH yếu kém buộc phải sáp nhập NH lớn sau một thời gian “tự nguyện” là điều dễ hiểu.

“Việc gom NH nhỏ vào NH lớn là một xu thế rất tốt để củng cố lại thanh khoản của hệ thống một cách vững chắc và áp dụng các chuẩn mực an toàn mới về quản trị, kế toán tài chính… Đây là việc mà NH Nhà nước đã có kế hoạch từ trước, được thể hiện trong đề án trình Thủ tướng chứ không bất ngờ” – TS Nghĩa cho biết.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng quá trình này sẽ diễn ra nhanh chóng. Bởi lẽ, trên thực tế, đây gần như là thương vụ các NH mạnh thôn tính các NH nhỏ nên không cần phải bàn bạc nhiều về phân chia quyền lực, thị phần… Thay vào đó, các cuộc sáp nhập sẽ mang tính chất như nối toa của NH yếu vào đoàn tàu của NH mạnh.

Nhìn vấn đề ở một khía cạnh khác, đại điện Công ty Chứng khoán Bảo Việt phân tích “đích ngắm” của NH Nhà nước trong việc sáp nhập NH năm nay là tập trung giải quyết dứt điểm vấn đề sở hữu chéo. Bởi lẽ, đây là yếu tố quan trọng để kiểm soát một NH cùng với thành viên HĐQT có “sân sau” trong hoạt động cấp tín dụng, góp vốn mua cổ phần.

Sáp nhập không phải do ép buộc?

Thông tin trên báo Infonet, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nêu quan điểm về xu hướng sáp nhập ngân hàng lớn “ôm” nhà băng nhỏ tại hội nghị triển khai nhiệm vụ của VietinBank vừa qua. Ông nhấn mạnh, đây không phải là việc “ép buộc” các ngân hàng thương mại quốc doanh mà là Ngân hàng Nhà nước “nhờ”.

“Những ngân hàng này tham gia vào quá trình tái cơ cấu này sẽ không bị thiệt thòi về mặt tài chính, vì đã là ngân hàng cổ phần rồi. Điều mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhờ, đó là sự tham gia của các ngân hàng quốc doanh lớn dưới góc độ con người, quản trị, uy tín của hệ thống để có thể vực dậy các nhà băng nhỏ”, ông nói.

Ngoài ra, nếu ngân hàng lớn “ôm” nhà băng nhỏ, “cái lợi” lớn nhất nếu theo quan điểm của Thống đốc Nguyễn Văn Bình là các ngân hàng lớn sẽ có thêm hàng trăm chi nhánh, phòng giao dịch mới “chỉ sau một đêm”.

Sáp nhập ngân hàng: Thống đốc ngỏ ý 'nhờ vả' 'ông lớn' ngân hàng - Ảnh 2

Việc sáp nhập này cái được lớn nhất mà các ngân hàng quốc doanh sáp nhập với ngân hàng là hệ thống ngân hàng sẽ có các ngân hàng quy mô lớn, tầm cỡ khu vực? (Ảnh minh họa)

“Các ngân hàng lớn muốn phát triển thì tất yếu phải đẩy mạnh mảng dịch vụ bán lẻ để “ăn sâu bám rễ trong nền kinh tế”. Muốn vậy thì cần phải có một mạng lưới hệ thống rộng khắp. Chẳng còn cách nào khác là phải sáp nhập, đây cũng là quyền lợi của chính các ngân hàng lớn, là cách thức tốt để thực hiện mục tiêu trên” – người đứng đầu ngành ngân hàng phân tích.

Chốt lại, ông nhấn mạnh, thông qua việc sáp nhập này cái được lớn nhất mà các ngân hàng quốc doanh sáp nhập với ngân hàng là hệ thống ngân hàng sẽ có các ngân hàng quy mô lớn, tầm cỡ khu vực. Để đạt được quy mô này thì không thể nào phát triển tiệm cận như từ trước tới giờ vì sẽ mất hết thời cơ, mà chỉ thông qua chương trình tái cơ cấu này mới đạt nhanh được.

Về chủ trương tăng trưởng tín dụng năm 2015, mục tiêu chung của NHNN là 15%, so với mục tiêu năm 2014 chỉ tiêu này tăng khoảng 1-3%. Đưa ra con số này lãnh đạo cơ quan điều hành đã rất cân nhắc dựa trên cân đối các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống ngân hàng.

NHNN định hướng các ngân hàng phải chú trọng vào chất lượng tín dụng, chứ không phải chạy theo số lượng như trước” – ông Bình chia sẻ và bật mí, có thể hết 6 tháng đầu năm 2015, căn cứ vào tình hình NHNN có thể nới tín dụng tăng lên thêm khoảng 2% nữa, là 17%. Nếu giá dầu thô dưới 60 USD/thùng thì sản lượng khai thác dầu thô sẽ giảm khoảng 1,5 triệu tấn dầu và GDP sẽ giảm khoảng 0,2%. Lúc đó sẽ rất cần nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng “đổ” vào hoạt động sản xuất kinh doanh để cân bằng hoạt động kinh tế.

An Nhiên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.