ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Toát mồ hôi’ vì sự khắc nghiệt trong khóa đào tạo phi công
Wednesday, January 14, 2015 17:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đang bay giữa chừng và bị thầy… tắt động cơ cùng thái độ mắng nhiếc (hòng gây áp lực tâm lý) nhưng vẫn phải lái máy bay trở về an toàn là một trong những bài tập khó mà phi công tương lai nào cũng phải thực hiện thường xuyên

Nghề phi công có lẽ là nghề đòi hỏi gắt gao nhất về sức khỏe. Các ứng viên phải trải qua 13 vòng kiểm tra như: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu, tâm lý thần kinh, chức năng tiền đình…mới có hi vọng tham dự các vòng thi tiếp theo.

Khám tâm lý thần kinh là phần thi khá tốn thời gian, ứng viên sẽ được kiểm tra khả năng nhớ bằng cách nhìn 1 bảng gồm 12 chữ số, sau 30s phải ghi lại càng nhiều càng tốt nhưng chỉ được phép 12 số. Ngoài ra còn các phần thi khác như kiểm tra kỹ năng không gian, xác định phương hướng.

Do phải tiếp xúc với hệ thống máy móc phức tạp trong khoang lái hay việc phải quan sát mọi vật xung quanh một cách linh hoạt nên phi công phải có khả năng quan sát nhạy bén và thị lực tốt tuyệt đối. Các ứng viên được đo thị lực nhìn xa, kiểm tra mù màu.

Sẽ có một cái bảng có các hình tròn bị khuyết một chỗ, chỗ khuyết sẽ nằm ở 4 vị trí, trên, dưới, trái, phải. Ứng viên sẽ đứng cách bảng 5m, che một bên mắt và đọc chữ khuyết theo yêu cầu sau đó bác sĩ lật cho xem một cuốn sổ và hỏi về màu sắc, hình gì, số gì trên nền màu khác nhau để kiểm tra họ có bị mù màu hay không.

Phần thi quay kiểm tra tiền đình cũng khiến nhiều ứng viên lo sợ. Họ sẽ phải ngồi lên chiếc máy được gắn với trục quay và bảng điều khiển có dây bảo hiểm quấn quanh người. Bác sĩ phụ trách kiểm tra sẽ đứng ở bảng điều khiển chỉnh tốc độ vòng quay.

“Khi vòng quay quay với gia tốc mạnh, người ngồi trên ghế sẽ có cảm giác chóng mặt nhức đầu, buồn nôn… Nhiều người không chịu nổi, đưa hai tay bịt chặt tai đòi xuống”. Bác sĩ H chia sẻ.

Kiểm tra thể lực ở phòng giảm áp là phần thi gây áp lực không chỉ cho các ứng viên mà bác sĩ phải lo lắng.

Nguyên tắc khi máy hoạt động, tùy mức độ kiểm tra mà bác sĩ phụ trách điều chỉnh giảm áp suất, lượng oxy giảm phù hợp. Mỗi mức độ giảm tương ứng với độ cao khi bay trên không. Đến một độ cao nhất định, ứng viên sẽ ngồi trong phòng giảm áp 30 phút trước khi kết thúc bài kiểm tra.

“Đã có không ít tình huống khi kiểm tra các ứng viên hốt hoảng, mặt tái mét, đau đầu không chịu nổi hoặc ngất xỉu. Nếu bác sĩ không xử lý kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị xuất huyết tai hoặc thủng màng nhĩ”. Đây là phần thi thử thách sức chịu đựng. Anh Q – một hoc viên chia sẻ.

Những học viên muốn trở thành phi công thực thụ sẽ phải trải qua quãng thời gian học tập và huấn luyện vô cùng khắc nghiệt, các phi công tương lai sẽ được đào tạo về cả thể chất lẫn tinh thần để có thể có đủ khả năng xử lý tình huống khẩn cấp

Tuệ Thức, 1 du học sinh ngành phi công thương mại chia sẻ: “Học lái máy bay rủi ro hơn học các ngành khác rất nhiều. Nếu sinh viên Kinh tế họ chỉ phải ngồi học ở giảng đường thì bọn mình phải bay mỗi ngày và tai nạn xảy ra trong quá trình học tập không phải không có”.

'Toát mồ hôi' vì sự khắc nghiệt trong khóa đào tạo phi công - Ảnh 1

Học viên phải trải qua các bài tập thể lực khắc nghiệt trong quá trình đào tạo phi công. Ảnh Đất Việt.

Chưa hết, các giáo viên bay ở trường cũng không thiếu những thử thách cho sinh viên. Đang bay giữa chừng và bị thầy… tắt động cơ cùng thái độ mắng nhiếc (hòng gây áp lực tâm lý) nhưng vẫn phải lái máy bay trở về an toàn là một trong những bài tập khó mà học viên nào cũng phải thực hiện thường xuyên – Tuệ Thức chia sẻ thêm.

Tại Việt Nam, phi công được chia thành phi công dân dụng và phi công quân sự. Thời gian đào tạo phi công dân dụng thường kéo dài từ 3 đến 4 năm. Tuy nhiên để lái chính thì còn cần thêm khoảng 5 nữa để tích lũy kinh nghiệm.

Thông thường các học viên phải trải qua ba khóa huấn luyện: huấn luyện phi công dự khóa, đào tạo phi công cơ bản và huấn luyện chuyển loại.

'Toát mồ hôi' vì sự khắc nghiệt trong khóa đào tạo phi công - Ảnh 2

Tuệ Thức cùng bạn bè ở trường đào tạo phi công.

Trong khóa Huấn luyện phi công dự khóa kéo dài 6 tháng. Các học viên được chuẩn bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tiếp thu tốt chương trình huấn luyện phi công cơ bản. Giai đoạn này giúp các học viên hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về năng lực cũng như phẩm chất của nghề phi công.

Giai đoạn thứ hai của quá trình đào tạo phi công là chương trình đào tạo phi công cơ bản. Để có thể tham gia khóa học dài 16 đến 18 tháng này, các học viên phải đáp ứng đủ điều kiện về sức khỏe và vượt qua vòng phỏng vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không. Sau khi hoàn thành chương trình học viên sẽ được cấp các chứng chỉ cần thiết theo đúng tiêu chuẩn về bằng cấp của người lái do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quy định.

Tiếp đó, các học viên sẽ phải tham gia huấn luyện chuyển loại để thành lái phụ trong khoảng 1 năm rồi phải cần thêm hàng nghìn giờ bay và 5 năm tích lũy kinh nghiệm mới có thể trở thành lái chính. Do đó, để đào tạo được một phi công thực thụ thường sẽ phải mất từ 7 đến 9 năm. Được biết, chi phí đào tạo thường rất cao, nếu tự túc chi phí học sẽ lên tới 1,5 đến 2,5 tỷ đồng.

Trong quá trình đào tạo, các phi công tương lai luôn được rèn luyện rất kỹ, đồng thời luôn phải tuân thủ những quy tắc khắc nghiệt về sức khỏe, trình độ. Đến khi đã trở thành phi công chính thức, để giữ được bằng lái, mỗi năm các phi công phải trải qua từ 1 đến 2 đợt khám sức khỏe và 6 kỳ thi chuyên môn.

Thông thường, một khóa đào tạo phi công thương mại của Vietnam Airlines kéo dài khoảng 3 năm, chia làm hai giai đoạn: Phi công cơ bản (máy bay 4 chỗ ngồi với yêu cầu khoảng 250 giờ bay) tại ESMA và chuyển lọai trên các máy bay lớn (Airbus, Boieng) khi về nước. Chi phí thuê máy bay được tính theo giờ (khoảng 150euros/giờ), vì thế riêng học phí cho giai đoạn học lái cơ bản đã tốn khoảng 70.000 euros.

Ngoài thực hành lái máy bay, sinh viên học ngành Phi công còn bắt buộc hoc lý thuyết bay gồm 14 môn trong đó có Dẫn đường (Navigation), Khí tượng (Meteorology), Nguyên lý bay (Principes of flight), Liên lạc (Communication) hay môn Yếu tố con người (Human factors).

Đây là một công việc đòi hỏi tính kỷ luật cao, nên Bộ GTVT, Cục Hàng không VN và bản thân các hãng hàng không có nhiều quy định đặc thù với đội ngũ này. Những phi công vi phạm quy định đều bị xử lý nghiêm, một số trường hợp bị cắt bay, phạt từ cơ trưởng xuống cơ phó, thậm chí buộc thôi việc.

Mộc Miên (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.