ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vô tư đem hàng tấn lòng thối, bì lợn thối đi tiêu thụ: Vì lợi nhuận bất chấp tất cả?
Tuesday, January 27, 2015 1:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Lòng thối, bì lợn thối, xương trâu đã biến chất vẫn được “vô tư” đem đi tiêu thụ, nhiều người kinh doanh đang vì lợi nhuận mà làm hại chính đồng bào của mình.

Chỉ trong 2 ngày (25,26/1), lực lượng chức năng Hà Nội và Thanh Hoá đã thu giữ hơn tấn lòng lợn, bì lợn, xương trâu… biến chất, không nguồn gốc, xuất xứ đang được đưa đi tiêu thụ tại nhiều địa bàn.

Sáng 26/1, Đội 5 (Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, CATP Hà Nội) phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành số 2, tiến hành kiểm tra xe ô tô mang BKS 98K – 6649 do lái xe Nguyễn Song Toàn (SN 1986, ở Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội) điều khiển đang vận chuyển 470kg nội tạng động vật (lòng lợn).

Vô tư đem hàng tấn lòng thối, bì lợn thối đi tiêu thụ: Vì lợi nhuận bất chấp tất cả? - Ảnh 1

Gần nửa tấn nội tạng thối không có giấy tờ kiểm dịch đang được chủ hàng mang đi tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng bắt giữ và xử lí.

Khai nhận với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Song Toàn cho biết, toàn bộ số lòng lợn trên được ông Toàn thu gom của một lò mổ ở xã Vạn Phúc,(huyện Thanh Trì, Hà Nội) rồi mang lên Bắc Giang tiêu thụ. Số hàng hóa trên không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm.

Theo cơ quan thú y quận Tây Hồ, toàn bộ số lòng lợn trên đã bốc mùi hôi thối. Hiện cơ quan chức năng liên ngành đã tiến hành tạm giữ số hàng trên và mang đi tiêu hủy theo quy định.

Trước đó, ngày 25/1, Đội CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an thành phố Thanh Hóa và đội QLTT số 1 thuộc Chi cục QLTT tỉnh này mới phối hợp bắt giữ xe ô tô khách chở 550 kg bì lợn không có nguồn gốc xuất xứ, đã bị ôi thiu và biến đổi về màu sắc.

Toàn bộ số bì lợn trên đã bị ôi thiu và biến đổi về màu sắc. Qua kiểm tra được biết, số hàng trên là của Đỗ Văn Tiến (SN 1962), ở xã Hồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòngmua từ Hải Phòng về thành phố Thanh Hóa tiêu thụ.

Hiện các cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý tiêu hủy toàn bộ số bì lợn bị ôi thiu không rõ nguồn gốc nói trên theo quy định.

Vô tư đem hàng tấn lòng thối, bì lợn thối đi tiêu thụ: Vì lợi nhuận bất chấp tất cả? - Ảnh 2

550 kg bì lợn không có nguồn gốc xuất xứ, đã bị ôi thiu và biến đổi về màu sắc bị lực lượng chức năng thu giữ.

Ở một diễn biến khác, Công an thành phố Thanh Hóa và Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa phối hợp bắt giữ một xe khách mang BKS 36B – 011.20 do lái xe Lê Văn Du (SN 1983), ở xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân điều khiển đang vận chuyển gần 2 tạ xương trâu, bò bốc mùi hôi thối đi tiêu thụ.

Tại cơ quan chức năng, đối tượng Du khai nhận, số hàng trên được nhận chở từ huyện Thọ Xuân xuống thành phố Thanh Hóa và Hà Nội để tiêu thụ.

Hiện các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành tiêu hủy số sản phẩm động vật thối trên.

Trong thời gian vừa qua dư luận không khỏi bàng hoàng khi số vụ vận chuyển thực phẩm đã ôi thối và đang phân hủy, như nội tạng động vật, thị dê, trâu bò, chân giò lợn, chân gà, móng lợn, đuôi bò đã thối, hỏng bốc mùi và đang trong quá trình phân hủy bị lực lượng chông an bắt ngày càng ra tăng.

Không dừng lại ở đó để tiếp tay cho thực phẩm thối hoành hành các loại hóa chất để hô biến các thực phẩm thối trên thành đồ tươi cũng tràn lan thị trường.

Tin đồn về loại hóa chất có tên ‘săm phết” có thể biến các loại thịt, thực phẩm thối, bốc mùi ôi 4-5 ngày thành thịt tươi mới rộ lên dịp tháng 3/2012. Và thực sự bàng hoàng sau khi nhiều báo lao vào cuộc truy tìm hóa chất làm tươi thần kỳ và thực hiện thử nghiệm kiểm chứng thực hư của loại hóa chất có tên săm phết đó.

Dường như, chưa khi nào người dân Việt Nam lại phải “đương đầu” với nhiều loại thực phẩm bẩn như hiện nay. Từ các món ăn khô đến ướt, từ món mặn đến món ngọt, từ đồ dầm cho đến đồ chín, từ bữa sáng đến bữa đêm… nguy cơ bị đầu độc từ thực phẩm luôn rình rập. Đến thời điểm này cái sự bẩn của thực phẩm không còn giới hạn ở mức đau bụng, tiêu chảy mà nó đẩy người Việt Nam tới những nguy cơ khủng khiếp của bệnh ung thư rồi nguy cơ mắc bệnh than, bệnh lở mồm long móng, nhiễm vi sinh, nhiễm vi khuẩn E.coli, hoặc heo mắc bệnh tai xanh, bệnh cúm… nhiễm vi sinh, nhiễm nhiều vi khuẩn đường ruột. Và khi chế biến có thể làm lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.

Thực phẩm bẩn ồ ạt tấn công thị trường Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần, sức mua của người tiêu dùng gia tăng đáng kể. Nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở thành vấn đề “nóng”. Nhất là thời gian ngắn trở lại đây, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội liên tiếp bóc gỡ các vụ việc liên quan đến kinh doanh thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điển hình là vụ chặn đứng gần 2 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc đang chuẩn bị “tuồn” ra thị trường. Cụ thể, sáng ngày 13/1, Đội quản lý thị trường số 2 phối hợp với Đội cảnh sát môi trường (Công an quận Hoàn Kiếm) kiểm tra lô hàng củ cải khô đang tập kết tại vỉa hè trước cửa nhà số 4, ngõ 40, đường Trần Nhật Duật, phường Đồng Xuân. Toàn bộ lô hàng này được đóng gói trong túi bóng, bọc ngoài bao tải, trên túi ghi chữ Trung Quốc. Tổng khối lượng số hàng là 1930 kg. Chủ hàng đã không đưa ra được bất cứ hóa đơn, chứng từ nào để làm rõ nguồn gốc, xuất xứ của 1930 kg củ cải nói trên.

Cũng trong buổi sáng cùng ngày, qua kiểm tra tại khu vực chợ Đồng Xuân, tổ công tác đã phát hiện 2 lô hàng hoa quả khô, váng đậu không rõ nguồn gốc. Lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ và tiêu huỷ số hàng trên, đồng thời phạt hành chính đối với các chủ lô hàng.

Vô tư đem hàng tấn lòng thối, bì lợn thối đi tiêu thụ: Vì lợi nhuận bất chấp tất cả? - Ảnh 3

Tết Nguyên đán đang đến gần, sức mua của người tiêu dùng gia tăng đáng kể. Nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở thành vấn đề “nóng”. (Ảnh minh họa).

Các loại thực phẩm như: ô mai, váng đậu, hoa quả sấy khô…vào thời điểm hiện tại cũng đang trở thành thực phẩm được nhiều người tiêu dùng tìm mua và sử dụng. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây đó chính là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi chỉ trong vòng một thời gian ngắn, lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc. Theo báo Công an Nhân dân Online, chỉ tính riêng trong ngày 12/1, Đội QLTT số 2 đã phát hiện, xử lý 3 vụ kinh doanh thực phẩm nhập lậu. Tang vật thu giữ gồm 23kg hoa quả khô, 100kg ô mai và 70kg váng đậu… các loại.

Trong Nam, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đang nóng lên. Bởi theo báo Hà Nội Mới, gần Tết Nguyên đán, thực phẩm bẩn từ khắp nơi… ồ ạt “tập kết” về TP Hồ Chí Minh. Thời điểm này, mỗi ngày lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm lô hàng thực phẩm bẩn hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Chỉ trong vòng một tuần qua, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TP.HCM đã phát hiện, bắt giữ và tiêu hủy 18.767kg phụ phẩm trâu, bò; 700kg phụ phẩm heo, 700kg thịt lợn cùng nhiều gia cầm không rõ nguồn gốc; trong đó nhiều lô hàng chứa thịt và phụ phẩm đã bốc mùi hôi thối. Cũng trong thời điểm này, Trạm thú y quận 9 TP Hồ Chí Minh đã bắt giữ lô hàng 165 con lợn sữa bốc mùi hôi thối trong khi chủ xe hàng tìm cách né tránh trạm kiểm dịch; Trạm thú y quận 12 cũng phát hiện gần 300kg mỡ lợn bẩn, 14.000 trứng, hơn 100kg thịt bê không rõ nguồn gốc được vận chuyển trên địa bàn.

Ngoài thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thời gian gần đây một lượng lớn thịt bò, lợn bơm nước để tăng trọng lượng đã ồ ạt tuồn vào TP Hồ Chí Minh. Vừa qua, Trạm thú y quận Tân Bình phát hiện hơn 2 tấn thịt bò bơm nước nhập từ Long An.

Cũng liên quan đến vấn đề thực phẩm bẩn, ngày 16/1, Phòng 6 Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường – Cơ quan phía Nam (C49B, Bộ Công an) và cơ quan Quản lý thị trường TP.HCM, đã ra quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh măng tươi đối với 3 cơ sở tại phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM, để tiếp tục làm rõ hành vi “đầu độc” người tiêu dùng. Quá trình theo dõi trước đó nhiều ngày, cảnh sát phát hiện 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh măng tươi bên Quốc lộ 1A, có dấu hiệu dùng hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm để ngâm tẩm măng.

Chủ cơ sở khai nhận, cứ 200 lít nước ngâm 100 kg măng, bà pha một muỗng cà phê hóa chất. Măng ngâm trong dung dịch này khoảng 12 giờ có thể bảo quản trong 2 năm. Làm việc với cảnh sát, chủ các cơ sở khai thu mua măng từ Lâm Đồng giá 8.000 đồng/kg, đem về chế biến, ngâm tẩm hóa chất và bán ra thị trường giá 12.000 đồng/kg.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.