Chúng ta đang hướng đến một tương lai không việc làm, dù chính phủ có làm gì đi nữa
Wednesday, February 4, 2015 8:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
(AP Photo/Denis Farrell)
Trên tờ báo Phố Wall, cựu Thư Ký Tài chính, Lawrence Summers đã đưa ra tranh luận những điều mà tôi và nhà tương lai học Ray Kurzweil hồi năm 2012 đã nói về một tương lai không có việc làm.
Ông nhắc lại những gì mà Peter Diamandis, người nói rằng chúng ta đang đi từ một lịch sử khan hiếm đến một tương lai trù phú. Rồi ông ghi chú rằng công nghệ có thể tạo ra một sự trù phú bằng cách sản xuất nhiều hơn với nhân lực ít hơn.
Về điều này thì Summers đã đúng. Trong hai thập kỷ tới, chúng ta sẽ có gần như là nguồn năng lượng, thực phẩm và nước sạch bất tận; sự tiến bộ trong y học cho phép chúng ta sống thọ hơn và khoẻ hơn; robot sẽ lái xe của chúng ta, sản xuất hàng hoá của chúng ta và làm những việc vặt vãnh.
Sẽ không có việc cho con người. Xe tự lái sẽ tràn ngập thị trường vào cuối thập kỷ này và cuối cùng thay thế những người lái xe – cũng như xe hơi thay thế cho xe ngựa – và sẽ không ai cần tài xế taxi, xe buýt và xe tải. Trí tuệ nhân tạo sẽ lo việc của người đưa thư và giao nhận.
Người ta sẽ nói về việc có nên cho phép con người lái xe trên đường hay không trong vòng thập kỷ tới. Những tai nạn xe do con người gây ra cho nhau, sự nóng giận khi đi đường, sự vội vã trong kẹt xe và nhu cầu được điều khiển bởi cảnh sát giao thông sẽ không còn. Chúng ta chẳng cần cảnh sát giao thông.
Robot đã và đang thay thế những công nhân nhà máy. Robot công nghiệp đã phát triển đến mức mà chúng có thể làm bất cứ việc chân tay gì mà con người có thể. Chi phí vận hành của vài robot hiện nay rẻ hơn chi phí cho công nhân ở Trung Quốc. Và, không như con người, robot không than phiền, không cần công đoàn, hay mất tập trung. Chúng làm việc 24 giờ một ngày và cần rất ít sửa chữa. Robot sẽ thay thế cả nông dân, dược sĩ và các nhân viên bán hàng trong cửa tiệm.
Những cảm biến y tế trong điện thoại di dộng thông minh, quần áo, phòng tắm sẽ nhanh chóng theo dõi sức khoẻ của chúng ta từng phút một. Cộng với các báo cáo y tế điện tử, gen và lối sống, chúng sẽ cho các bác sĩ đủ thông tin để tập trung vào việc phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Nếu có nhu cầu, dược phẩm có thể được xác định dựa trên tính chất cơ thể của một người hơn là một toa thuốc chung cho tất cả mọi người mà ta có ngày nay. Vấn đề là ngày nay, lượng thông tin vượt quá tầm phân tích của con người, nhưng trí tuệ nhân tạo – theo các nhà vật lý như IBM Watson là có khả năng đó. Vai trò của bác sĩ trở thành người cung cấp sự dễ chịu và thông cảm – không phải là chẩn đoán bệnh tật hay viết đơn thuốc nữa. Nói cách khác, máy tính sẽ lấy đi một số công việc của bác sỹ và chúng ta không cần nhiều bác sỹ con người như ngày nay.
Đó sẽ là tương lai mà CEO của Autodesk, Carl Bass, từng nói với tôi: “nhà máy trong tương lai sẽ chỉ có hai nhân công, một là con người và một là con chó. Con người sẽ chăm cho con chó. Con chó sẽ giữ không cho con người dộng vào máy móc”.
Tuy nhiên, Summers đã sai khi tin rằng chính phủ sẽ vẫn tồn tại như thời kỳ công nghiệp cũ: tạo ra “đủ công việc cho ai cần thu nhập, sức mua và địa vị”. Họ khó có thể theo được sự tiến triển của công nghệ, chứ đừng nói đến phát triển chính sách kinh tế cho việc tuyển dụng. Toà án còn phải khổ sở để hiểu luật và các vấn để pháp lý của công nghệ cao.
Dù họ hay là các nhà làm chính sách sẽ có thể hiểu được việc bảo quản dữ liệu và thông tin cá nhân, quản lý cáp và độc quyền internet, không thể kiểm soát sự phát triển về gen và dược phẩm, cũng như đánh thuế nền kinh tế chia sẻ như họ đã làm với Uber và AirBnb. Làm thế nào mà các nhà làm chính sách có thể bám theo cả một nền công nghiệp gián đoạn từng thời kỳ ngắn, ngắn hơn cả nhiệm kỳ bầu cử? Thời công nghiệp của thế kỷ trước, và những thay đổi mang tính hệ quả của nó đã xảy đến xuyên suốt trong các thế hệ. Nay, chúng ta có những doanh nghiệp trẻ ở thung lũng Silicon làm rúng động nền tảng của mọi nền công nghiệp như là công nghiệp cáp, truyền thông, khách sạn và vận chuyển.
Mọi thứ đã quá rõ ràng ở trước mắt. Tuy vậy, thậm chí những nhà kinh tế hàng đầu – và những nhà tương lai học – không biết phải làm gì nữa.
Trong một cuộc thảo luận với tôi, Kurzweil nói: “sự tự động hoá luôn xoá bỏ công việc nhiều hơn là tạo ra công việc nếu bạn chỉ nhìn vào những hoạt động gói gọn xung quanh nó. Đó là những gì mà Luddites nhìn thấy hồi đầu thế kỷ 19th trong ngành vải ở Anh. Những công việc mới sẽ đến từ sự phồn thịnh và các ngành công nghiệp mà ta chưa biết”. Điểm mấu chốt trong thảo luận của Kurzweil là khi ta không biết công việc gì sẽ được sinh ra thì ta cũng không biết điều gì sẽ tới.
Kurzweil đã đúng, nhưng vấn đề là dù công việc của tương lai có trở nên thế nào, chúng sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng và học vấn hơn – robot có thể làm tất cả những việc linh tinh như thế. Các nhà sản xuất đã than phiền rằng họ không thể tìm được công nhân thiện nghệ ở Mỹ để vận hành nhà máy tự động của họ. Các công ty công nghệ viết ra những phần mềm cũng đã than phiền rằng họ thiếu nhân lực giỏi. Chúng ta không thể huấn luyện toàn bộ lao động đủ nhanh để đảm nhiệm các công việc trong nền công nghiệp mới. Trong suốt cuộc cách mạng công nghệ, chỉ có những người trẻ thì mới được huấn luyện, không phải những người giàu kinh nghiệm.
Cách duy nhất mà tôi thấy đó là nén tuần làm việc lại. Chúng ta có thể làm việc khoảng 10 đến 20 tiếng một tuần thay vì 40 tiếng như ngày nay. Và với cái giá của những nhu cầu thiết yếu và của những hàng mà ta coi là xa xỉ ngày nay đang giảm một nhanh chóng, chúng ta không cần phải có một lực lượng lao động lớn. Có khả năng là xã hội sẽ trở nên căng thẳng vì điều này; nhưng chúng ta vẫn có thể tạo nên một thiên đường trong tương lai mà chúng ta vẫn hằng mơ tưởng, với một số lượng lớn con người chỉ chăm chú vào sáng tạo và phát triển tri thức.
Dù thế, cùng lắm là trong 10 hay 15 năm tới con người vẫn còn có vai trò trong xã hội. Số lượng công việc còn lại sẽ tăng lên tại Mỹ và Châu Âu trước khi giảm xuống. Trung quốc sẽ không có thời gian vì họ có nền kinh tế sản xuất là chính, và những công việc cho công nhân này sẽ nhanh chóng bị mất đi. Thế mà Trung Quốc hiện đang có gắng tăng tốc trong ngành công nghiệp robot và in 3D. Khi mà sản xuất trở lại với Mỹ, những nhà máy cần được xay dựng và robot cần được lập trình, và cơ sở vật chất cần được phát triển. Để cài đặt phần cứng và phần mềm cho xe hơi tự lái, chúng ta cần rất nhiều kỹ sư tự động. Chúng ta cần sản xuất cảm ứng y tế, lắp đặt thật nhiều pin mặt trời, và viết thật nhiều phần mềm tự động.
Vậy tương lai sẽ rất tươi sáng cho một vài quốc gia trong một thời gian ngắn, còn về lâu về dài, sẽ rất khó đoán. Điều chắc chắn duy nhất đó là thay đổi đang ở ngay trước mắt chúng ta và không ai có thể chuẩn bị cho điều đó.
Nguồn: washingtonpost.com
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo