ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Cửa hàng cho mượn” ở Berlin quảng bá lợi ích của việc chia sẻ
Sunday, February 1, 2015 9:22
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Dự án Leila, có tên là ‘thư viện của mọi thứ’, đã chứng minh rằng mọi người Đức đều mong muốn điều này.
Nikolai Wolfert, người sáng lập Leila “cửa hàng cho mượn” ở Berlin, nói rằng khoan là một trong những thứ người ta mượn nhiều nhất. Photograph: Christian Jungeblodt for the Guardian Christian Jungeblodt/Guardian

Thứ được mượn nhiều nhất tại “cửa hàng cho mượn” đầu tiên ở Berlin là khoan điện. Có ít nhất một người dân đã đăng ký với Leila – một cửa hàng nhỏ ở Fehrbelliner Strasse, phía đông bắc của thành phố – đã liên tục mượn để sửa kệ và treo tranh.
Chỉ có điều những việc cỏn con đó không đáng để họ phải mua mới toàn bộ dụng cụ, Nikolai Wolfert phát biểu, “tổng thời gian được sử dụng chính thức của một cái khoan chỉ có 13 phút so với toàn bộ vòng đời của nó – có hợp lý không khi phải mua cả một cái khoan như vậy? Chia sẻ là cách tối ưu nhất”.

Wolfert, 31 tuổi, đã nghĩ ra ý tưởng Leila sau khi đảng Xanh thua cuộc bầu cử năm 2011 ở Berlin và ông bắt đầu tìm cách làm chính trị ở qui mô địa phương. 400 người dân đã đăng ký tham gia vào dự án, mà như ông nói là giống như một cửa hàng từ thiện nhỏ hơn là một “Thư viện của mọi thứ”.

Cac thành viên có thể mượn bất cứ thứ gì từ các trò chơi cho đến ly uống rượu, máy phun sương, ba lô leo núi, máy ép trái cây và xe đạp 1 bánh. Tất cả việc họ phải làm để đăng ký thành viên là đóng góp 1 thứ gì đó của chính họ. “Đây không chỉ là một việc làm từ thiện từ tấm lòng hảo tâm – cửa hàng còn mang ý nghĩa tối ưu hoá”, Wolfert nói, “Chúng tôi tư duy theo hướng phân tán – đó cũng là cách tư duy của các chuỗi siêu thị lớn”.

Kể từ khi thành lập hồi tháng 6 năm 2012, Leila đã tạo cảm hứng cho hàng loạt phong trào trên khắp đất nước. Cửa hàng cho mượn đã trở nên phổ biến hơn ở vài quận tại Berllin, với một vài dự án tương tự tại Kiel và Vienna. Würzburg có Leihbar, hay “bar cho mượn”, và cửa hàng cà phê ở Berlin-Wedding đã tạo ra Dingeschrank, hay còn gọi là “tủ đủ thứ”. Các dự án kết hợp khác với một sự nhấn mạnh vào việc chia sẻ tài nguyên đang mọc lên trên khắp thủ đô nước Đức.

Ở Wedding, 80 nghệ sĩ đang làm việc với các nguyên liệu tái chế để tạo ra một ngôi nhà trên cây trong nhà (indoor treehouse) đầu tiên ở Berlin, với mục đích tạo ra một nơi cho người dân địa phương rèn luyện tư duy. Tại Neukölln, phòng thí nghiệm văn hoá “thử và phạm sai lầm” đã tổ chức trao đổi nguyên liệu cho các nghệ sĩ và cả những phụ trang.

Ở khía cạnh quảng cáo, Deutsche Telekom gần đây đã giúp phát hành trang mạng xã hội wir.de, hỗ trợ hàng xóm trao đổi dụng cụ và dịch vụ, cũng như thành lập “hộp đồ chơi” cộng đồng ở các công viên xung quanh Berlin.

“Mọi người đang nói về nền kinh tế sẻ chia”, người đồng sáng lập Christian Ridder phát biểu, “chúng tôi muốn biết nó có thực sự hiệu quả không chỉ cho nhà cửa và xe cộ, mà còn ở các qui mô nhỏ hơn”.


Ý tưởng về nền kinh tế sẻ chia đã bắt đầu từ rất lâu rồi, hồi năm 1984 bởi nhà kinh tế học đại học Havard, Martin Weitzman. Nhưng cảm giác mạnh mẽ về sự sụp đổ của chủ nghĩa sở hữu chưa từng bao giờ rõ ràng ở Châu Âu như tại Berlin hiện nay.

Nếu Berlin được tạo dụng nên như một thủ phủ nền kinh tế sẻ chia của Châu Âu, Peter Wippermann, nhà tương lai học phát biểu, nó sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu và vô cùng đặc biệt bởi trong thời đại giằng co giữa cách mạng xanh và nền công nghiệp cũ.

Ở một nơi khác trên lục địa này, một nền kinh tế sẻ chia có thể được xác định bằng các doanh nghiệp trẻ như là Airbnb, kết nối những người du lịch với nơi thuê phòng, ông nói, “nhưng ở Đức, nó được đâm chồi từ dự án triệt để kiểu Leila và các công ty lớn như BMW và Daimler thì lại chốt cửa cài then trước ý tưởng chia sẻ xe hơi”.

Với 760000 người đăng ký, Đức đã trở thành quốc gia tiên phong trong việc chia sẻ xe hơi ở Châu Âu – các chuyên gia nói nó không chỉ giới hạn ở các dịch vụ Car2Go, DriveNow hay Tamyca, kiểu “quá giang” lỗi thời từng rất thịnh đối với sinh viên và người hay quá giang.

Đến nay thì hầu hết các hướng phát triển như thế này diễn ra để hỗ trợ cho thành phố, Dorothee Landgrebe của tổ chức Heinrich Böll nói, “chính phủ Đức có thể làm được nhiều hơn thế bằng việc hỗ trợ các dự án sinh thái nổi bật như là dự án “cửa hàng cho mượn” và giúp phân loại các dự án chia sẻ giả tạo để kiếm lợi nhuận”.

Airbnb là một ví dụ, họ đang phải đối mặt với thách thức chính sách ở Mỹ vì một vài người chủ nhà cố gằng sử dụng dịch vụ sẻ chia để tránh đóng thuế theo kiểu khách sạn, giường ngủ và bữa ăn sáng.

Ở Leila, Wolfert vẫn làm việc trên một nền tảng tự nguyện. Việc thuê văn phòng được trả bởi đóng góp tiền từ cộng đồng. Khi ông vừa bắt đầu ý tưởng này, ông đã liên hệ với chính quyền thành phố để xin hỗ trợ nhưng đã không được hồi âm.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ mở một cửa hàng trong đời”, ông nói. “Tôi luôn muốn làm trong lĩnh vực chính trị. Nền kinh tế sẻ chia là một ý tưởng tốt, nhưng chúng ta không cần phải hạn chế nó ở mức chỉ là một ‘nền kinh tế’”

Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.