ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đa SỐ Đa SỐ LÀ Sai
Saturday, February 28, 2015 1:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1Hb19BOGJYaEItWS9WUEZLY19qSHlISS9BQUFBQUFBQVQzcy82QkhMM21NS1YxRS9zMTYwMC8lQzQlOTBBJTJCUyVFMSVCQiU5MCUyQiVDNCU5MEElMkJTJUUxJUJCJTkwJTJCTCVDMyU4MCUyQlNBSSUyQjIuanBn
Có một điều mình tự chiêm nghiệm bản thân đã lâu, thấy là quá đúng, sau này tìm hiểu thì hóa ra các bậc vĩ nhân đã nói đến từ bao giờ, chẳng cần tới mình đúc kết ra làm gì (đầu xuân, ước gì mình trẻ lại, ước gì trường lớp người ta dạy mình cái quy luật này từ nhỏ, có phải là mình đỡ khổ không). Vậy cũng xin viết lại để những ai còn chưa biết, nhất là các bạn trẻ, có thể biết được mà áp dụng trong cả quãng đời còn lại thì cũng có ích lắm đấy…
Định luật này có nhiều cách diễn tả, tôi chọn câu này để dễ nhớ nhất này: ĐA SỐ ĐA SỐ LÀ SAI! Hy vọng đó là cách diễn tả “có bản quyền” của tôi, mặc dù nó không thể hay được như các “cây đa, cây đề” khác! Hay như đại văn hào Mark Twain thì : “nếu bạn thuộc về đa số, đó là dấu hiệu rõ nhất bạn cần thay đổi chính mình vì bạn đã sai”!
Mỗi người sẽ biết (hay cảm nhận được) về quy luật này vào thời điểm nào đó trong đường đời của mình, “tùy duyên”. Đối với tôi đó là năm 1989, lần đầu tiên cuộc họp các đại biểu nhân dân Liên Xô được truyền hình trực tiếp từ Cung đại hội Kremlin, suốt ngày này sang ngày khác, và khác với những buổi họp chán ngắt của các năm trước, năm này có cái đáng để xem. Mỗi khi viện sỹ Sakharov lên phát biểu thì cả hội trường ầm vang tiếng la ó, huýt sáo, vỗ tay diễu cợt, rồi hàng loạt “ông nghị” xông lên rủa xả, kết tội ông là “đồ phản bội” chỉ vì ông đã trả lời phỏng vấn đài Ottawa về số phận của các chiến sỹ Liên Xô hy sinh vô nghĩa tại Afganixtan. Mà đó là họ hành xử đối với Andrey Sakharov-cha đẻ của bom H, người được giải Nobel hòa bình và được tất cả các nguyên thủ phương Tây đón tiếp như người đấu tranh bảo vệ quyền con người đáng kính nhất tại Liên Xô sau khi ông vừa đi đày nhiều năm rồi mới được Gorbachev thả về. Tôi không quên được hình ảnh ông già đầu tóc bạc trắng run rẩy đứng trước micro, muốn trình bày đề án Hiến pháp mới cho Liên bang Xô viết, trước nguy cơ tụt hậu rõ ràng so với thế giới tư bản. Thế nhưng ở dưới là cả ngàn “những người con ưu tú nhất của nhân dân Xô viết” hầu hết đứng lên huýt sáo, hò hét “Xuống đi! Xấu hổ! Đồ phản bội”…chả khác gì một lũ lưu manh phố huyện. Sakharov đã nói vào micro một câu mà sau này tôi mới biết rõ : “ĐA SỐ TRONG ĐA SỐ TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÚNG ĐÂU…!”. Năm 89 đó cũng là năm ông mất đi, chắc là trái tim già nua của cụ không chịu nổi áp lực quá lớn của số đông tàn ác, nhưng ông đã đúng về tương lai của đất nước, liên bang Xô viết sụp đổ chỉ sau 2 năm, và đa số những kẻ hò hét chế diễu ông lúc trước bây giờ lại nhanh nhẹn tranh lấy những vị trí bổ béo ở các nước cộng hòa mới hình thành…
Tất nhiên cái quy luật “đa số thường là sai” này loài người đã biết đến từ lâu lắm, nhưng người được coi là “tiên phong” đã nói thật rõ ràng về vấn đề này là nhà biên kịch, nhà văn, nhà thơ, nhà báo và người tiên phong của làn sóng “kịch mới” tại châu Âu- Henric Ibsen (Na Uy, 1828-1906). Trong tác phẩm “Kẻ thù của nhân dân” năm 1882 ông cho nhân vật chính của mình, bác sỹ Stockman nói:
“Đa số không bao giờ đúng. Không bao giờ-tôi khẳng định!
Đấy là một trong những quan niệm sai lầm mà bất cứ con người tự do, có suy nghĩ nào cũng phải phản bác. Đa số là những con người nào trong đất nước này? Họ thông minh hay ngu ngốc? Tôi nghĩ rằng mọi người sẽ đồng ý rằng những cư dân ngốc nghếch chiếm đa số áp đảo trên toàn thế giới này! Chẳng lẽ là hợp lý, bố sư khỉ, khi bọn ngu ngốc lại điều khiển những người thông minh? Không thể như thế được!
Vâng! Vâng! Các người có thể hò hét át lời ta, nhưng chẳng thể nào phản bác được lời nói của ta.
Đa số có quyền lực trong tay, đáng tiếc là như vậy, nhưng không có lẽ phải.
Lẽ phải thuộc về ta và chỉ một số người khác thôi. 
Thiểu số bao giờ cũng đúng!”
Ở thủ đô Oslo ngày nay trên vỉa hè các phố chính ta có thể đọc được những dòng chữ kim loại-những câu nói bất hủ của các thiên tài Na Uy. Và trên vỉa hè đối diện cửa sổ Grand Cafe, nơi sinh thời Ibsen hay ngồi nhâm nhi, là dòng chữ “Minoriteten har altid retten”- Thiểu số bao giờ cũng đúng! (Thực ra trong đời ông nói thì chính xác hơn là: “Thiểu số có thể là đúng, nhưng đa số bao giờ cũng sai!”).
Ông thấm nhuần quy luật đó đến mức khi đã hấp hối, cả nhà quây quần quanh giường bệnh của ông mấy ngày trời, khi bác sỹ và thân nhân của ông muốn an ủi nhau cho yên lòng đang khen rằng sắc mặt ông có vẻ khá lên so với trước, thì ông cố hết sức nhỏm dậy, chỉ để nói một câu thật to và rõ ràng “Ngược lại!” rồi ngã ra chết…
Tạm rời xa chính trị, ta thử xem các lĩnh vực khác nhé! Trong rất nhiều trường hợp đa số cứ khăng khăng với ý kiến của mình, trong khi chỉ một số thiểu số giữ chính kiến khác, và qua một thời gian nhất định đa số đành (bắt buộc) phải công nhận rằng lẽ phải đã không thuộc về họ. Điều đó dễ thấy nhất trong khoa học, ngoài những ví dụ nổi bật như cái chết trên giàn thiêu của Copernicus, phiên tòa xử Galileo Galile, hay Einstein cũng như rất nhiều nhà phát minh khoa học khác gặp trở ngại lớn nhất chính là từ phía đa số các đồng nghiệp của mình!
Trong cuộc sống thì quá dễ thấy, ai cũng có thể tìm đầy rẫy các ví dụ. Tôi đi học nước ngoài về phép giữa những năm 80, chẳng có dép, đi đâu cũng phải đi giày (trước kia chúng tôi đi dép cao su, về thì chả còn nữa). Cảm thấy giữa thủ đô mình bị nhìn như con “quái vật”, nhất là khi đó mùa hè, và đi đến nhà ai cũng gặp phải phiền toái cởi giày, để nó ở đâu, rồi lại xỏ lại…(may mà sau đó tìm ra đôi giày thể thao kiểu “băng dán” rất tiện lợi, chả hiểu sao bây giờ không ai sản xuất nữa?!). Chục năm sau tôi về lại, đi dép cho mát, thì lúc này cả xã hội đã đi giày (và mặc bộ comple Tàu giá gốc ở Lạng Sơn 70 nghìn…) và tự nhiên tôi cảm thấy mình nếu đi tới chỗ đông người là “không nghiêm túc”. Chuyện đó không hẳn chỉ là mốt đâu…
Tất nhiên chuyện đi gì, mặc gì là chuyện bé tí, chúng ta đã và đang là nhân chứng của biết bao trường hợp, khi “đa số” hay thói a dua bầy đàn của số đông đã dẫn đến những sai lầm quá khó khắc phục. Thấy ai trồng gì bán được giá là cả làng, cả huyện, cả tỉnh trồng theo, đến mức chỉ một-hai mùa sau đa số đã trắng tay, như việc đua nhau trồng cao su, thanh long…thế mà đến nay nông dân vẫn hy vọng “nhà nước” bày cho họ để cùng nhau nuôi con gì, trồng cây gì để thoát nghèo cả làng, cả xã, cả tỉnh (như cả tỉnh Bắc Kạn trông dong riềng, cả tỉnh Tây Ninh trồng sắn…). “Thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào”!
Thấy ngành luật mới mẻ tất cả xông vào học, kết quả là thừa bằng cấp luật mà đa số chẳng dùng được gì theo chuyên môn, ngoài chứng nhận đã tốt nghiệp đại học. Một dạo nghe rất kêu ngành “quản trị kinh doanh”-nhà nhà cho con đi học, đến mức bây giờ rất nhiều công ty khi tuyển nhân viên, thấy bằng “quản trị kinh doanh” thì loại luôn, biết là cái loại này chưa học gì đến nơi đến chốn bao giờ…Phong trào “làm thạc sỹ” cũng rộ lên một dạo, nay vẫn còn hấp dẫn đấy, trong khi nhu cầu công việc đòi hỏi chắc cùng lắm là hết phổ thông trung học! Đa số phụ huynh mơ ước cho con cái được “nhàn” nên sẵn sàng đầu tư mua chỗ làm việc ở cơ quan nhà nước vài trăm triệu, chỉ để lấy lương còm ba triệu!? Đa số nhà nông nghĩ rằng ở với dân thành phố dễ kiếm tiền nên bỏ nhà bỏ cửa ra tỉnh để vạ vật, chứ chả muốn tập trung làm nông nghiệp ngay tại quê mình…nhiều không kể xiết! Nếu nói về kinh tế, cứ nhìn xem trên thị trường chứng khoán đa số nhà đầu tư “chết” như thế nào, hay tập đoàn nào cũng đầu tư vào bất động sản thì biết, toàn người “không phải dạng vừa đâu” nhé!
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1mbmpwS21OMzRrTS9WUEZLZEI3REZuSS9BQUFBQUFBQVQzdy9hTmNzOUpRR0tqNC9zMTYwMC8lQzQlOTBBJTJCUyVFMSVCQiU5MCUyQiVDNCU5MEElMkJTJUUxJUJCJTkwJTJCTCVDMyU4MCUyQlNBSS5qcGc=
Trong tâm lý học chuyện đa số (hay “đám đông”) hành xử như thế nào cũng buồn cười lắm, và chả có lý do gì cho rằng đám đông đúng cả! Ví dụ có tác giả quèn vô danh như tôi tuyên bố “đa số đa số là sai” thì phản ứng của “đám đông” sẽ là: đa số bảo rằng “linh tinh, nhiều cái đầu lại chả hơn một cái đầu à”. Tuy vậy sẽ có kha khá kẻ giật mình “quái thật, ai cũng biết đa số là phải đúng chứ, thế mà thằng cha này bảo lúc nào cũng sai, hoặc nó bị hâm, hoặc nó biết cái gì mình chưa biết thì sao?”. Một số ít sẽ tìm hiểu rồi thấy hóa ra là thế thật, họ sẽ chuyển từ “đa số” sang “thiểu số” đấy. Tóm lại là “thiểu số dần dần trở nên đông hơn”, nhưng dù sao như Oscar Wilde nói thì “ Đa số của chúng ta –đó không phải là chúng ta. Ý nghĩ của chúng ta là những lập luận của người khác; cuộc sống của chúng ta như một màn hóa trang; đam mê của chúng ta chỉ là mấy câu danh ngôn…”
Quay lại đời sống xã hội và chính trị, nơi quy luật “đa số đa số là sai” gặp nhiều phản bác nhất, kiểu như “thế tại sao thiểu số phục tùng đa số?” hay “tất cả các nước đều bầu cử, chẳng nhẽ sai hết à?”, hoặc người tinh vi hơn nữa sẽ hỏi “thế không dựa vào đa số thì dân chủ là vớ vẩn à?”. Dạ xin thưa cứ từ từ khoai sẽ nhừ…
Tốt nhất là xem luôn vấn đề khó nhất đi, “dân chủ” ấy mà! Các bạn có thấy có quá nhiều định nghĩa của từ này không?Cả những định nghĩa nghiêm túc nhất cũng hơi buồn cười, còn những cái định nghĩa buồn cười lại rất có ý nghĩa đấy. Ví dụ nhé: “Dân chủ-đó là hình thức quản lý, khi mà mỗi người được hưởng thứ mà đa số xứng đáng hưởng!-James Davison”. Hay “Bản chất của dân chủ là đa số muốn trở nên đại đa số”-Ivan Ivanhiuk. Hoặc “cả chúng ta cũng sẽ ủng hộ dân chủ, khi vừa trở thành đa số!”-Alexanđer Tshorchitsh. Và “Dân chủ-đó là phương pháp mà thiểu số có tổ chức tốt điều hành được đa số”- Semyon Frank.
“Dân chủ”-“chủ quyền của nhân dân”-nghe thì quá hay, “δημοκρατία” là từ Hy Lạp: “demo”-“nhân dân” còn “kratia”-“chủ quyền”. Hãy nghe tên độc tài Gaddafi nói (vâng, kẻ độc tài điên dại có những lúc tỉnh táo và chuẩn xác hơn chúng ta rất nhiều!): “Đó chẳng phải là chủ quyền của nhân dân! Trong chế độ dân chủ nhân dân chỉ bầu chọn cho mình kẻ cai trị!”. Kể cả trong trường hợp bầu cử là một phương thức chuẩn xác để xác lập chủ quyền của toàn dân, thì ta hãy xem chúng ta gọi ai là “nhân dân” lúc này…
Nếu ai đọc “Republika”-“Cộng hòa” của Platon và “Politika”-“Chính trị” của Aristóteles thì mới thấy từ thời các ông tổ của “dân chủ” đó nhân dân hoàn toàn không phải là tất cả dân cư của đất nước dân chủ đó!!! Tại chế độ dân chủ phồn vinh ở Athen đó quyền bầu cử chỉ có 40% dân số có thôi, còn lại nô lệ, người làm thời vụ, người nước ngoài, những kẻ đã từng là nô lệ…không những không được bầu cử, mà còn không được có mặt trong khi những người kia bầu bán! Còn mô hình bầu cử khi tất cả thần dân đều có quyền bầu chọn Aristóteles gọi là “okhlocrasi” (dịch tạm ra là “quyền lực của những kẻ yếu kém nhất”)-hiện nay đang thịnh hành ở khá nhiều nước và cả ở những cấp độ hành chính thấp hơn nữa, cứ nhìn vào trạng thái như tương bần của thế giới ngày nay, mới thấy cái sự thường sai của đa số nó nhiều thế nào (tất nhiên còn có những lúc bầu bán chỉ là hình thức, thôi cái đó khỏi bàn!). Hay như Laub Gabriel bêu riếu: “quyền lực của hàng triệu người nằm ở mấy số 0”…
Trong lịch sử thế giới, cho đến đầu thế kỷ 20 ở các nước dân chủ hầu như đều có những điều khoản để hạn chế sự tham gia của tất cả cư dân vào bầu cử, và thường thì hạn chế đó liên quan đến sở hữu tài sản hay lịch sử đóng thuế của cư dân-chúng ta cần biết như vậy mặc dù không lan man về chuyện đó. Ý nghĩa của biện pháp này: cấm những…(thôi cứ gọi lịch sự là “nhân dân hạng bét”) tham gia bầu bán!
Vậy đấy, lịch sử không đứng yên một chỗ, và khoảng trăm năm nay nhiều nước áp dụng “okhlocrasi” đối với lịch sử nhân loại chỉ là một nháy mắt, và loài người vẫn phải tìm tòi tiếp những hình thức chọn lựa để quản trị tốt hơn nữa. (Các bạn có thể tự tìm hiểu xem Mỹ, Canada, Đức đã có những hệ thống bầu cử khác nhau nhiều lắm, lịch sử và lợi-hại của từng hình thức đó như thế nào…hoặc xem Hạ Viện khác với Thượng Viện ở chỗ nào, quyền lực ra làm sao!?). “Chính trị gia không đại diện cho đa số, mà tạo dựng nên đa số!”-Stuard Hall.Đa số ở những nước tiên tiến như vậy mà còn sai, thì nói gì đến đa số bần cố nông ở nơi “con trâu đi trước cái cày”?
Cũng nên nhắc thêm rằng quy luật “đa số đa số là sai” này thường đúng, nhưng “đúng” “sai” cần hiểu là xét theo hệ quy chiếu nào. Ví dụ thuyết ưu sinh (rất gần với thuyết tiến hóa hay gọi là chủ nghĩa Darwin) lúc đầu bị rất nhiều nhà khoa học phản bác, sau mới thấy có nhiều chứng cứ kết luận là đúng. Cứ tưởng đơn giản đúng là đúng, nhưng rồi khi không chỉ riêng Hitler, mà rất nhiều chính phủ toàn thế giới ủng hộ học thuyết này cho đến khoảng những năm 30 thế kỷ trước, sau đó mới thấy lý thuyết này vừa sai vừa vô nhân đạo-thì lại coi là sai. Hoặc đến năm 2015 này việc đại đa số dân Nga vẫn ủng hộ việc Putin cầm quyền đã gần 2 thập kỷ tất nhiên là sai (gây khổ đau cho chính đất nước họ), nhưng việc đa số các nước đang “quây” lại để ép chết chế độ Putin thì cũng là sai nốt (cũng gây hậu quả khôn lường cho cả dân Nga, cả dân Ukraina, cả biết bao thường dân các nước khác nữa). Hỡi ôi, người trong cuộc đâu còn cái đầu lạnh để nhớ đến quy luật này…
Vậy đấy, chắc bây giờ các bạn bắt đầu thấy khó thuyết phục ngược lại tôi rằng phải tin tưởng vào đa số vì họ đúng. Như Mahatma Gandhi nói thì “Khi thiểu số còn đi theo đa số, nó thậm chí còn chưa được là thiểu số. Thiểu số cần ném trọng lượng của mình lên đĩa cân phía bên kia!”. Và tôi không biết các bạn thế nào, chứ tối đã và đang cố gắng làm theo lời khuyên của Mark Twain: “Nếu bạn để ý thấy mình thuộc về đa số thì đó là dấu hiệu rõ nhất bạn cần phải thay đổi chính mình, vì bạn đã sai!”. Bởi vì đơn giản ĐA SỐ ĐA SỐ LÀ SAI!
BONUS:
Để tặng cho những người tin tưởng và đã dành cho tôi trước 514 “like”, xin chia sẻ rằng quy luật này nếu ai tuân thủ tốt trong cuộc sống, sẽ có vô vàn lợi ích. Đơn giản như đa số đàn ông hút thuốc, uống rượu, hiển nhiên là biết độc hại lắm, nhưng cứ nghĩ “chắc là cũng chẳng đến nỗi, đa số người ta vẫn hút, vẫn uống cơ mà…”. Kết luận…
Hoặc: những bạn trẻ lấy vợ lấy chồng sớm thường thành đạt và viên mãn hơn trong cuộc sống, thống kê rất rõ là như thế, nhưng đa số chúng ta thong thả đã…
Hoặc: tín dụng tiêu dùng-ai cũng biết là những khoản này hoàn toàn bất lợi cho người vay xét về mặt kinh tế. Nhưng không, ngay cả ở “thế giới văn minh” cũng như ở ta, đa số cứ dùng…
Thôi một ứng dụng nữa, dành cho ai muốn làm giàu, rất giàu: như trong một status gần đây tôi đã trích lời của Bill Gates: “Trong thế kỷ 21 người hiểu và sử dụng thông thạo E-mail sẽ dễ dàng trở thành triệu phú”. Đa số ai cũng đọc, gật gù rồi bỏ đấy…Chuyên gia John Reese phân tích cho ta như sau:
“Кhi kinh doanh online, không có gì mang lại dòng tiền mặt lâu dài như danh sách địa chỉ E-mail của những khách hàng và người đăng ký định kỳ tích cực.
E-mail marketing – phương án tối ưu để có được dòng tiền. Đây là cách tốt nhất để “dùng lại” vẫn từng ấy những người đã ghé lại một trong những chương trình của bạn, hết lần này đến lần khác. Đó cũng là cách tốt nhất biến những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự.
RSS, Тwitter, Facebook, YouTube, và các loại hình tương tự…Vâng, những phương pháp ấy có thể mang lại những khách hàng tiềm năng. Vâng, những phương pháp ấy có thể bán được một số thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác, phương pháp cổ điển và hiền hòa trong dài hạn sẽ bỏ xa chúng! Vậy trong việc kinh doanh của bạn hãy tập trung ưu tiên cho việc xây dựng được danh sách khách hàng và giữ được quan hệ chặt chẽ với họ…RSS, Twitter, Facebook và YouTube tất nhiên tất cả đều vui và oai, nhưng lợi nhuận trong info business sẽ mang đến bởi việc phát tán E-mail!”
(Điều này sẽ đúng ở ta trong vòng 2-3 năm nữa, khi người người, nhà nhà đều làm thương mại điện tử…)
Hy vọng chia sẻ trên sẽ có ích cho 1-2 bạn FB, đó cũng là niềm vui cho người viết này rồi!
(nguồn: internet)
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.