Ngoại trưởng Anh cuối tháng 1 đã phát biểu tại Singapore rằng Hải quân Hoàng gia Anh sẵn sàng hành động ở Biển Đông nếu lợi ích của họ và đồng minh ở đây bị đe dọa.
Theo chuyên gia quốc pohnf Ridzwan Rahmat trong một bài báo đăng trên tạp chí Jane Defence Weekly: Philip Hammond, Bộ trưởng Ngoại giao Anh cho biết tại Singapore ngày 30/1 rằng lực lượng vũ trang Anh đã sẵn sàng để tham gia các hoạt động ở châu Á – Thái Bình Dương nếu lợi ích của họ và đồng minh ở đây lâm nguy vì các thách thức an ninh khu vực. Ông Hammond đã phát biểu điều này trong một bài diễn văn đọc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam.
Là một cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Hammond nói rằng ông mất tinh thần với tốc độ chậm của sự hòa giải lịch sử mặc dù sự liên kết kinh tế trong khu vực đã tăng lên. Các ví dụ về chiến tranh thế giới thứ nhất cho thấy sự liên kết kinh tế không đảm bảo hòa bình trong khu vực bởi vì các nước vẫn có thể bị chia cắt vì sự cạnh tranh chiến lược.
Hạm đội tàu chiến của Anh. Ảnh minh họa.
Ông Hammond cho biết: “Nhiều nước trong và ngoài khu vực châu Á đang bày tỏ lo lắng khi những căng thẳng chính trị và chủ nghĩa dân tộc nâng cao ở khu vực Đông Nam Á”.
Ông cũng nói rằng Vương quốc Anh không có vị trí trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, họ vẫn không chấp nhận một quyền lực bá chủ ở châu Á. Hammond cho rằng tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết theo quy định quốc tế. London có lợi ích quan trọng trong tuyến đường thương mại đi qua Biển Đông với trị giá 4520 tỷ USD mỗi năm.
Hammond cũng nói rằng Anh vẫn còn cam kết với các hiệp ước an ninh đa phương với khu vực này như các thỏa thuận quốc phòng ký với Australia, Malaysia, New Zealand và Singapore năm 1971. Ông nói: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi đã sẵn sàng và có khả năng huy động để hỗ trợ các đồng minh, bạn bè và đối tác ở châu Á – Thái Bình Dương”. Hammond cũng nêu ra sự tham gia của Hải quân Hoàng gia Anh trong nỗ lực cứu trợ ở Philippines sau sự tàn phá của bão Haiyan năm 2013 và tìm kiếm chiếc máy bay MH-370 của Malaysia mất tích.
Hai ngày sau phát biểu của ông Hammond, Chủ tịch Trung Quốc đã đến thăm Argentina và ký thỏa thuận bán tàu chiến, xe bọc thép và máy bay quân sự cho Argentina. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc cam kết sẽ giúp Argentina xây dựng một đội tàu hộ tống lớp Malvinas. Từ Malvinas là một tên gọi khác của quần đảo Falkland, nơi Argentina và Anh tranh chấp chủ quyền và đã nổ ra một trận hải chiến vào năm 1982 với kết cục Argentina bị thua. Do vậy, Bắc Kinh cam kết giúp xây dựng đội tàu hộ tống lớp Malvinas có thể sẽ được coi là một sự khiêu khích đối với Anh.
Trần Vũ (Theo Wantchinatimes)
2015-02-14 17:32:06
Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/hai-quan-anh-san-sang-hanh-dong-o-bien-dong-a174948.html