ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bất ngờ với việc Nga giúp Đài Loan thiết kế máy bay chiến đấu
Saturday, March 28, 2015 5:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Truyền thông Đài Loan gần đây đưa tin họ đã được Nga giúp đỡ trong việc thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 khiến nhiều nhà quan sát hết sức ngạc nhiên.

Wantchinatimes nói rằng sau khi thất bại trong việc mua máy bay chiến đấu F-16C/D của Hoa Kỳ, Tổng Công ty Phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ Đài Loan đã tìm đến Nga để tìm kiếm sự trợ giúp từ nước này trong việc thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ 5.

Bất ngờ với việc Nga giúp Đài Loan thiết kế máy bay chiến đấu - Ảnh 1

F-CK-1 Chingkuo, một trong những sản phẩm chính của Tổng công ty Công nghiệp hàng không vũ trụ Đài Loan.

Động thái này của Đài Loan có thể khiến các quan sát viên bất ngờ vì hòn đảo này có lịch sử chống Cộng lâu dài. Tuy nhiên, cần phải nói rằng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Trung – Nhật, Liên Xô đã là một nhà cung cấp máy bay chính cho quân Trung Hoa Dân quốc. Ngoài 322 máy bay ném bom, 777 máy bay chiến đấu và 100 giảng viên, Liên Xô thậm chí còn gửi 3.665 phi công và phi hành đoàn mặt đất để hỗ trợ cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc. Chỉ đến khi Liên Xô và Nhật Bản ký hiệp ước trung lập năm 1941 thì Hoa Kỳ mới thay thế để trở thành nước ủng hộ lớn của Trung Quốc.

Sau đó, Liên Xô bị Quốc Dân Đảng Trung Quốc xem là thù địch vì đã hỗ trợ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi thất bại phải rút ra Đài Loan năm 1949, Quốc Dân Đảng buộc phải dựa hẳn vào Mỹ về thiết bị quân sự. Liên Xô và Đài Loan đã không thiết lập hợp tác quân sự ngay cả khi Liên Xô và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trở thành thù địch với nhau trong cuộc chiến tranh biên giới cuối thập kỷ 1960.

Năm 1968, một đại diện doanh nghiệp Liên Xô tên là Victor Louis đã được cử đến Đài Bắc để gặp Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc nhằm thảo luận về một liên minh tiềm năng giữa hai nước. Tuy nhiên, cuối cùng Tưởng Giới Thạch đã bỏ ý định hợp tác với Liên Xô để tránh làm mất lòng người Mỹ.

Ngay cả sau khi Hoa Kỳ chuyển sang công nhận ngoại giao đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc đại lục) năm 1979, Tưởng Kinh Quốc, mặc dù có quá khứ học tập ở Liên Xô, vẫn duy trì khoảng cách với Moscow để tiếp tục đạo luật Quan hệ Đài Loan mà theo đó vẫn duy trì nguồn cung cấp vũ khí là từ Mỹ.

Nhưng đến khi Tưởng Kinh Quốc qua đời năm 1988 và Liên Xô sụp đổ năm 1991, Đài Loan cuối cùng đã có thể thiết lập quan hệ không chính thức với Nga và các nước khác của khối Đông Âu cũ. Dưới sự lãnh đọa của cựu Tổng thống Lee Ting-hui, một đoàn đại biểu gồm các chuyên gia hàng không Đài Loan đã được gửi đến Moscow để thăm Ủy ban Nhà nước về Khoa học công nghệ của Liên Xô cũ vào tháng 12/1991. Sau một cuộc thảo luận ngắn, Nga bày tỏ sẵn sàng bán cho Đài Loan 100 chiếc máy bay chiến đấu Su-27 với giá 35 triệu USD/ chiếc. Không quân Đài Loan được phép gửi 2 phi công đến Nga để đào tạo ngay tức thì.

Hsia Han-min, cựu Bộ trưởng của Hội đồng Khoa học Quốc gia Đài Loan sau đó đã ký một hợp đồng với Aleksandr Vladimirovich Rutskoy – cựu Phó Tổng thống Nga để hợp tác phát triển máy bay tốc độ cận âm.

Tuy nhiên, việc bán máy bay chiến đấu Su-27 đã bị hủy bỏ do Hoa Kỳ phản đối. Tất cả số Su-27 dự định bán cho Đài Loan đã được chuyển cho Không quân Trung quốc trong năm 1992.

Lee Teng-hui đã không thể có được máy bay chiến đấu Su-27 cho Đài Loan nhưng chương trình máy bay cận âm thì tiếp tục. Một báo cáo từ Tổng Công ty Phát triển công nghiệp hàng không vũ trụ Đài Loan tháng 5/2014 chỉ ra rằng một kế hoạch chi tiết mới của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Đài Loan đã được hoàn thành với sự hỗ trợ của các cố vấn Nga. Các máy bay này sẽ trông rất giống với F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ.

Chiếc máy bay được phát triển với 2 động cơ và có khả năng cất cánh cũng như hạ cánh ngắn cho phép Không quân Đài Loan có thể cất và hạ cánh máy bay dù cho tất cả các căn cứ không quân lớn của họ bị phá hủy. Nó cũng được thiết kế để phù hợp với chiến lược chiến tranh phi đối xứng của Tổng thống Mã Anh Cửu và là một sự thay thế cho chiếc F-35 của Mỹ ở những quốc gia không có điều kiện mua được F-35.

Trần Vũ (Theo Wantchinatimes)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.