ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cựu cố vấn quân sự Mỹ viết bài kỷ niệm chiến tranh Việt Nam
Wednesday, March 4, 2015 0:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


John Graham, một cựu cố vấn quân sự Mỹ từng tham chiến ở Huế, trong bài báo gần đây một lần nữa lại đặt câu hỏi vì sao lính Mỹ có mặt ở Việt Nam để gây đau khổ cho đất nước này.

Graham viết: Năm 1972 tôi là Cố vấn Mỹ tại thành phố Huế, Việt Nam. Một số buổi tối, đặc biệt là những ngày mà ban ngày có khó khăn và nguy hiểm, tôi sẽ lái xe ra ngôi chùa cổ gọi là Linh Mụ nằm cách một vài dặm bên ngoài thành phố. Ở đó, tôi sẽ ngồi trên một bức tường nhìn ra sông Hương để suy nghĩ hoặc ít nhất là cố gắng hấp thụ sự êm đềm của không gian với dòng sông, tiếng chuông chùa và các nhà sư đang quét sân bằng chổi rơm.

Cựu cố vấn quân sự Mỹ viết bài kỷ niệm chiến tranh Việt Nam - Ảnh 1

Tác giả John Graham.

Tôi có thể đo thời gian trôi đi giữa những ánh chớp lửa và tiếng nổ để có một ý tưởng xem đã có bao nhiêu chiếc B-52 đang ném bom đêm đó – và nó không bao giờ quá xa. Cuối cùng tôi đã phải dừng mọi thứ lại ở tháng 4/1975 khi Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu tiến gần vào thành phố và việc ngồi trên bức tường trở nên quá rủi ro vì có những lính bắn tỉa phía bên kia sông. Cơ thể tôi quá lớn và là một mục tiêu quá rõ ràng.

Bây giờ tôi trở lại, lần đầu tiên. Đó không phải là một quyết định đến dễ dàng vì nhiều kỷ niệm của tôi là xấu và bạo lực. Ví dụ ngày 2/5/1972, ở đỉnh cao của cuộc chiến ở Huế, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thúc giục tôi thiết lập một đội bắn trên bờ sông ở gần cuối cầu Nguyễn Hoàng. Mục đích của nó là để bắn những lính đào ngũ.

Với hầu hết những nhà lãnh đạo thành phố đã chạy vào phía Nam và với thành phố đã lung lay trong một cuộc hoảng loạn chung, tôi không biết phải làm gì khác. Những gì tôi biết được là hầu hết các chàng trai đào ngũ chạy ra cánh đồng của họ và sự sợ hãi hiện ra trên gương mặt họ. Đó là một quyết định sai lầm mà tôi đã phải dằn vặt và nó là một bước ngoặt đạo đức lớn trong cuộc đời tôi.

Tuy nhiên, tôi trở lại, tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội và cảm nhận Việt Nam hiện nay, một xã hội cần cù lao động và có tầm nhìn đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 1986.

Trong các cánh đồng ở nông thôn, bạn vẫn thấy rất nhiều trâu như năm 1972. Tuy nhiên, theo năm tháng, đã thấy nhiều máy kéo của Nhật Bản do người nông dân và các doanh nghiệp mua để tăng năng suất. Bên cạnh đó đời sống cũng ngày càng trở nên thịnh vượng với những nhà ở cao tầng xây bằng gạch thay thế cho các mái tranh hoặc lợp mái tôn như trước.

Cựu cố vấn quân sự Mỹ viết bài kỷ niệm chiến tranh Việt Nam - Ảnh 2

Cựu cố vấn quân sự Mỹ viết bài kỷ niệm chiến tranh Việt Nam - Ảnh 3

Các thương hiệu minh chứng cho sự phát triển của Việt Nam hôm nay. Ảnh: Huffingtonpost.

Xe máy vẫn còn nhiều hơn ô tô – ít nhất là cho đến khi đất nước có thể bắt kịp trong việc xây dựng một mạng lưới đường bộ lớn hơn và hiện đại hơn (ở đây hy vọng Việt Nam cũng sẽ đầu tư vào một hệ thống đường sắt tốt hơn, rộng hơn). Việc xây dựng đã bắt đầu vào việc mở rộng tuyến đường cao tốc 4 làn xe từ Hà Nội đi Hải Phòng.

Ở các thành phố Việt Nam hiện nay có rất nhiều màu sắc thú vị và hiện đại. Các doanh nghiệp phổ biến như Burger King, Citibank, Sheraton, Versace, Cartier, Ralph Lauren, Gucci – tất cả họ đều có mặt ở đây.

Ở Hà Nội, nơi một thời bị gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa ảm đạm”, cũng có rất nhiều máy ATM, các cửa hàng sang trọng và một nhà ga quốc tế mới tại sân bay. Với những bằng chứng của một nền kinh tế kinh doanh thành công tất cả ở xung quanh tôi và các thông tin mà tôi đã nhận được từ những nhà lãnh đạo Mỹ ngu ngốc – những người đã khẳng định rằng chúng ta phải đến nơi này vì đây là một quân cờ domino quan trọng sống còn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội; hãy một lần nữa cho tôi lý do tại sao chúng tôi phải tạo ra quá nhiều đau khổ? Tại sao chúng tôi phải ở đây để góp phần vào những đau khổ đó?

Tôi đã đến thăm Hồ Chí Minh trong lăng của ông tại Hà Nội. Ông có thể không thích những đồ của Gucci/Prada nhưng tôi thề là ông đang mỉm cười.

Trần Long (Theo Huffingtonpost)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.