ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giá điện tăng: EVN lợi nhuận đạt chục nghìn tỷ, nhiều doanh nghiệp lao đao
Friday, March 6, 2015 20:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Giá điện lẽ ra phải tăng khoảng 12,8% nhưng chúng tôi kiến nghị tăng 9,5%; lợi nhuận chỉ đạt 3,5%. Tuy nhiên Chính Phủ đã quyết định tăng ở mức 7,5%. Vì vậy lợi nhuận EVN năm 2015 có thể đạt 1% vốn chủ sở hữu, khoảng 1.500 tỷ đồng”, Đinh Quang Tri – Phó Tổng giám đốc EVN nói.

Ngay sau khi chính phủ chính thức cho phép EVN tăng 7,5% giá điện từ ngày 16/3/2015, Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN đã tổ chức họp báo công bố việc điều chỉnh giá điện.

Ông Đinh Quang Tri – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), người chủ trì cuộc họp báo cho biết, năm 2014 EVN đã nhiều lần báo cáo Bộ Công thương điều chỉnh tăng giá điện nhưng do tình hình kinh tế nên giá điện chưa được điều chỉnh.

Lãnh đạo EVN cho biết, sau khi giá điện được điều chỉnh tăng 7,5% từ 16/3, doanh thu của tập đoàn sẽ tăng thêm 13.000 tỷ đồng tương đương phần lợi nhuận đạt khoảng 1% là 1.500 tỷ đồng.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Tri cho biết, trong năm 2014, EVN đã trình nhiều lần trình phương án điều chỉnh giá lên Bộ Công thương, nhưng do tình hình trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nên Bộ chưa cho phép điều chỉnh.

Giá điện tăng: EVN lợi nhuận đạt chục nghìn tỷ, nhiều doanh nghiệp lao đao - Ảnh 1

Lãnh đạo EVN cho biết, sau khi tăng giá điện 7,5% từ 16/3, doanh thu của tập đoàn sẽ tăng thêm 13.000 tỷ đồng tương đương phần lợi nhuận đạt khoảng 1% là 1.500 tỷ đồng. (Ảnh minh họa).

“Giá điện lẽ ra phải tăng khoảng 12,8% nhưng chúng tôi kiến nghị tăng 9,5%; lợi nhuận chỉ đạt 3,5%. Tuy nhiên Chính Phủ đã quyết định tăng ở mức 7,5%. Vì vậy lợi nhuận EVN năm 2015 có thể đạt 1% vốn chủ sở hữu, khoảng 1.500 tỷ đồng”, ông Tri nói.

Lý giải về điều này, ông Tri nói: Từ tháng 8/2013 đến nay giá giá than bán cho điện tăng trên 50% so với các lần điều chỉnh trước (tùy theo từng chủng loại than). Giá khí điều chỉnh tăng giá từ tháng 4/2014, hiện giá khí trên bao tiêu đã tăng từ 3,6-3,7 USD/triệu BTU lên 5,62 USD/triệu BTU từ ngày 1/3/2016 và sẽ điều chỉnh tăng bình quân 2%/năm so với năm trước.

Theo tính toán của EVN, với chi phí sản xuất giá điện, từ 1/8/2013 -31/1/2015 yếu tố giảm khoảng 1.657 tỷ đồng, trong đó dầu trong nước làm giảm chi phí mua điện khoảng 219 tỷ đồng; giá dầu quốc tế FO giảm làm chi phí sản xuất điện giảm 1.366 tỷ đồng.

Trước đó, chiều 5/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ để nghe Bộ Công Thương báo cáo phương án điều chỉnh giá bán điện năm 2015.

Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành đã thảo luận và nhất trí việc điều chỉnh tăng giá bán điện sau khi nghe Bộ Công Thương và EVN báo cáo các phương án điều chỉnh giá điện.

Theo đó, đồng ý điều chỉnh giá bán điện tăng 7,5%, tương ứng giá bán điện bình quân 1.622,05 đồng/kWh và thời điểm điều chỉnh giá bán điện từ ngày 16-3-2015.

Giá điện tăng: EVN lợi nhuận đạt chục nghìn tỷ, nhiều doanh nghiệp lao đao - Ảnh 2

“Tăng giá điện là nguy cơ lớn đối với ngành thép. Giá phôi thép thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật và Trung Quốc, đang rất thấp. Chưa tăng giá điện doanh nghiệp thép trong nước đã chết. Không kể đến những lò sản xuất bằng công nghệ thấp, ngay cả các lò sử dụng công nghệ ở mức trung bình cũng sẽ chết”, ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết. (Ảnh minh họa).

Ngành xi măng, thép lao đao

Về phía doanh nghiệp xi măng, ông Nguyễn Tùng Châu, Phó tổng giám đốc Công ty Xi măng Cẩm Phả cho biết, giá điện đang chiếm 15% giá bán, chi phí giá điện tăng tất nhiên xi măng sẽ phải tăng giá tương ứng tuy nhiên thị trường khó chấp nhận và doanh nghiệp càng lao đao.

Ông Châu phân tích, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, mọi doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách cắt giảm chi phí để tồn tại, trong khi giá than, giá điện tăng mà các doanh nghiệp không tăng nổi giá bán do thị trường cung vượt cầu.

“Đối với ngành sản xuất xi măng mặc dù giá bán trong nước đang thấp hơn giá khu vực và trên thế giới rất xa nhưng vẫn khó khăn về khâu tiêu thụ. Để tồn tại, trong ngành xi măng đã cạnh tranh quyết liệt với nhau cách tăng chi phí bán hàng, giảm giá bán.. thậm chí chấp nhận lỗ. Nhiều cơ sở tư nhân và các cơ sở dây chuyền công nghệ lạc hậu đành phá sản”, ông Châu thông tin.

Trong khi đó với ngành thép, trong tổng công suất 10 triệu tấn thép/năm thì có 70%-80% phôi thép được sản xuất bằng điện. Theo thống kê, 1 tấn phôi được sản xuất ra tốn 400-500 KWh điện nếu sử dụng bằng công nghệ hồ quang và khoảng 600 KWh điện nếu sử dụng bằng công nghệ cảm ứng. Như vậy, việc giá điện tăng ở mức 7,5% thì sẽ phải tốn thêm 30-45 KWh điện để sản xuất ra một tấn phôi thép.

“Tăng giá điện là nguy cơ lớn đối với ngành thép. Giá phôi thép thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật và Trung Quốc, đang rất thấp. Chưa tăng giá điện doanh nghiệp thép trong nước đã chết. Không kể đến những lò sản xuất bằng công nghệ thấp, ngay cả các lò sử dụng công nghệ ở mức trung bình cũng sẽ chết”, ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.