ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: toinayangi
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu cần biết
Sunday, March 1, 2015 2:59
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nguồn : http://dsviet.com

Hồ sơ, thủ tục Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu hay trong nước nhanh chóng và đơn giản, bạn cần am hiểu khi làm hồ sơ hay thủ tục cần có những gì để sản phẩm của bạn được bộ y tế công nhận để mang ra thị trường mà tiếp xúc với nhiều người hơn, những điều cần biết dưới đây sẽ giúp bạn công bố dễ dàng sản phẩm của mình.

bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu gồm:

  1. Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định ATTP.
  2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở).
  3. Free sale (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế) hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc sao y công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự)
  4. CA (Certificate of Analysis – Kết quả kiểm nghiệm) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
  5. Kế hoạch giám sát định kỳ
  6. Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ.
  7. Nội dung nhãn phụ sản phẩm
  8. Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh (đối với Sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam)
  9. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  10. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  11. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có (Bản sao công chứng)
  12. Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.

Khách hàng cần chuẩn bị giấy tờ như sau :

  1. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  2. CA(Certificate of analysis – Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định), hoặc khác (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực).
  3. Free sale ( Giấy chứng nhận lưu hành tự do) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế) hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc sao y công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự)
  4. Mẫu nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm
  5. Mẫu sản phẩm nếu sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam
  6. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (nếu thuộc đối tượng phải có) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Lưu ý:

Nếu CA (Certificate of analysis) chưa đạt chuẩn thì Công ty luật sẽ tư vấn hoặc xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy định và gửi mẫu kiểm nghiệm tại Việt Nam. Chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng trên nguyên tắc: Phù hợp quy định và tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp.
Nếu ngành nghề trong giấy phép kinh doanh chưa đúng quy định thì Công ty luật tư vấn và giúp DN xin đăng ký bổ sung ngành nghề.
Nếu khách hàng không có tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố thì Công ty luật sẽ chuẩn bị.

Quy trình thực hiện công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu :

  1. Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại Việt Nam. Đặc biệt là các thủ tục liên quan đến hải quan và lưu thông hàng trên thị trường.
  2. Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp: CA (Certificate of analysis), CO (Certificate of origin) hoặc sản phẩm để tối ưu (tiết kiệm nhất – nhanh nhất) chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
  3. Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
  4. Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
  5. Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm, gửi mẫu và nhận và kiểm tra kết quả xét nghiệm (Công ty luật là đối tác lớn của các trung tâm xét nghiệm theo tiêu chuẩn Nhà nước).
  6. Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ công bố để tiến hành đăng ký tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  7. Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố tại Chi cục VSATTP và Cục An Toàn Thực Phẩm trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam;
  8. Theo dõi và giải quyết những vấn đề gặp phải trong quá trình thẩm định hồ sơ, ra giấy phép.
  9. Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.

Sẽ mất khoảng từ 7 -15 ngày làm việc tùy vào ngày nghỉ và  khối lượng hồ sơ gửi lên Cục

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục hay hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu thì Hãy liên hệ với công ty luật, họ sẽ giúp đỡ bạn trong vấn đề này tốt nhất

The post Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu cần biết appeared first on Đời Sống Việt – Người Việt Năm Châu.

Nguồn : http://dsviet.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.