Khoa học và vũ trụ
Tai lửa Mặt Trời cấp độ mạnh nhất từng biết đến đã bùng phát tại một điểm đen trên “hành tinh lửa”, với hướng nhằm về Trái Đất.
Tai lửa Mặt Trời đầu tiên trong năm 2015
Ảnh chụp tai lửa Mặt trời cấp độ trung bình ngày 11/3. (Ảnh: NASA)
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, hiện tượng này xuất hiện khoảng 16h22 GMT ngày 11/3 (23h22 Hà Nội). Tai lửa Mặt Trời độ X được coi là cấp độ mạnh nhất của bão Mặt Trời.
Space cho hay, tai lửa trên bung ra từ điểm đen AR12297, khu vực đã phát ra hàng loạt tai lửa ở cấp độ trung bình kèm theo phun trào nhật hoa trong những ngày trước đó. Nhật hoa là các đám mây plasma khổng lồ cực nóng di chuyển với tốc độ hàng triệu km mỗi giờ và chỉ mất vài ngày để tới được Trái Đất. Ở cường độ mạnh, nó có thể gây ra bão từ làm chập hệ thống điện ảnh hưởng tới các tín hiệu vệ tinh.
Theo ghi nhận Trung tâm dự báo Thời tiết Không gian Mỹ (SWPC), vào thời điểm tai lửa đạt đỉnh, tình trạng mất tín hiệu tạm thời trên diện rộng đã xảy ra đối với các phương tiện liên lạc sóng vô tuyến cao tần. Hiện vẫn chưa rõ liệu điều này có liên quan đến bùng phát tai lửa hay không, tuy nhiên SWPC đã cảnh báo về hiện tượng bão từ nhỏ trong ngày 13/3 do ba đợt phun trào nhật hoa hôm 9/3.
Tai lửa Mặt Trời là những đợt phun trào bức xạ Mặt Trời cường độ mạnh, giải phóng tia bức xạ có khả năng gây hại. Nó có thể làm nhiễu loạn bầu khí quyển Trái Đất tịa các tầng tín hiệu GPS và tín hiệu truyền thông truyền đi. Các nhà khoa học chia độ mạnh của các tai lửa Mặt Trời theo ba cấp độ từ thấp đến cao là C, M và X. Trong đó, cấp X mạnh gấp 10 lần cấp M.
Theo VNE
2015-03-14 17:52:14
Nguồn: http://tientri.net/khoa-hoc-va-vu-tru/tai-lua-mat-troi-bung-phat-huong-ve-trai-dat/