ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
ThuỐc DiỆt CỎ CỦa Monsanto “cÓ ThỂ” GÂy Ung ThƯ: TỔ ChỨc Y TẾ ThẾ GiỚi
Monday, March 30, 2015 19:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tom Polansek
CHICAGO Thứ sáu, 20 tháng 3, 2015
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0yRmdROEt0c1VDTS9WUm45UUJwOTBkSS9BQUFBQUFBQVVtWS9tNWcyUXFVUXdiMC9zMTYwMC9yb3VuZHVwLXJlYWR5LWNyb3BzLnBuZw==
(Reuters) – Thuốc diệt cỏ dùng nhiều nhất thế giới “có thể” gây ung thư, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo hôm thứ sáu.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), nhánh chuyên về ung thư của WHO, nói rằng glyphosate, nguyên liệu chủ động trong thuốc diệt cỏ Roundup của công ty Monsanto, được “sắp vào loại có thể gây ung thư cho người”.
Cơ quan này nói có “một số bằng chứng” rằng glyphosate tạo ung thư hạch không-Hodgin [là ung thư bạch huyết cầu].
Monsanto, công ty hạt giống lớn nhất thế giới, nói rằng dữ liệu khoa học không minh chứng cho các kết luận này và yêu cầu WHO mở một cuộc họp khẩn để giải thích.
“Chúng tôi không biết làm sao mà Cơ quan Nguyên cứu Ung thư Quốc tế có thể đi đến một kết luận quá xa với các kết luận của tất cả các cơ quan chức năng vòng quanh trái đất,” Philip Miller, phó tổng giám đốc về các vấn đề luật pháp toàn cầu của Monsanto tuyên bố trong một văn bản.
Những quan tâm về glyphosate trong thực phẩm là đề tài tranh luận nóng bỏng những lúc gần đây tại Mỹ, và góp phần vào việc thông qua, tại tiểu bang Vermont năm ngoái, đạo luật đầu tiên ở nước Mỹ đòi hỏi nhãn hiệu cho các thực phẩm đã biến đổi gene.
Chính phủ Mỹ nói thuốc diệt cỏ [Roundup] được xem là an toàn. Năm 2013, Monsanto yêu cầu và nhận được sự chấp thuận của Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ về gia tăng nồng độ cho phép của glyphosate.
Glyphosate phần lớn được dùng trên các cánh đồng bắp và đậu nành đã được biến đổi gene để có thể sống còn với Glyphosate.
Thuốc diệt cỏ [Roundup] đã được tìm thấy trong thực phẩm, nước và không khí sau khi phun thuốc, bản tường trình của WHO xác nhận. Tuy nhiên, bản tường trình cũng cho biết, nói chung là glyphosate được sử dụng ít tại, hoặc gần, những vùng mà công chúng có nguy cơ cao nhất để tiếp xúc với nó.
Bằng chứng cho kết luận của WHO có từ các nghiên cứu về sự tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, phần lớn là trong nông nghiệp, ở Mỹ, Canada, Thụy Điển đã được công bố năm 2001.
“Các chất tạo ung thư” là các chất có thể đưa đến ung thư khi tiếp xúc ở những mức độ nhất định nào đó.
Giá chứng khoán của Monsanto tăng 0,3% ngày thứ sáu, đến 115,75 USD, sau khi đóng ngày thứ năm ở mức thấp nhất trong vòng 4 tháng.
(Tom Polansek tường trình; Ken Wills biên tập)
Trần Đình Hoành chuyển ngữ
Xem quyết định của IARC ở đây:
Monsanto weed killer can ‘probably’ cause cancer: World Health Organization
By Tom Polansek
CHICAGO Fri Mar 20, 2015 7:31pm EDT
(Reuters) – The world’s most widely-used weed killer can “probably” cause cancer, the World Health Organization said on Friday.
The WHO’s cancer arm, the International Agency for Research on Cancer (IARC), said glyphosate, the active ingredient in the Monsanto Co herbicide Roundup, was “classified as probably carcinogenic to humans”.
It also said there was “limited evidence” that glyphosate was carcinogenic in humans for non-Hodgkin lymphoma.
Monsanto, the world’s largest seed company, said scientific data do not support the conclusions and called on the WHO to hold an urgent meeting to explain the findings.
“We don’t know how IARC could reach a conclusion that is such a dramatic departure from the conclusion reached by all regulatory agencies around the globe,” Philip Miller, Monsanto’s vice-president of global regulatory affairs, said in a statement.
Concerns about glyphosate on food have been a hot topic of debate in the United States recently, and contributed to the passage in Vermont last year of the country’s first mandatory labeling law for foods that are genetically modified.
The U.S. government says the herbicide is considered safe. In 2013, Monsanto requested and received approval from the U.S. Environmental Protection Agency for increased tolerance levels for glyphosate.
Glyphosate is mainly used on crops such as corn and soybeans that are genetically modified to survive it.
The weed killer has been detected in food, water and in the air after it has been sprayed, according to the report from the WHO agency. However, glyphosate use is generally low in and near homes where the general public would face the greatest risk of exposure, the report said.
The evidence for the WHO’s conclusion was from studies of exposure, mostly agricultural, in the United States, Canada, and Sweden that were published since 2001.
Carcinogens are substances that can lead to cancer under certain levels of exposure.
Monsanto’s stock price rose 0.3 percent on Friday to $115.75 after setting a four-month low on Thursday.
(Reporting by Tom Polansek; Editing by Ken Wills)
See IARC’s decision here: 
Phạm Thu Hường: Em cảm ơn anh Hoành đã dịch và để link bản báo cáo chính thức từ WHO. Em có lược dịch một số đoạn trong bản báo cáo chính thức của IARC dưới đây ạ:
Glyphosate – một loại thuốc trừ sâu “cơ Phốt-pho” (organophosphate) của Monsanto đưa vào thị trường từ những năm 1970 với tên giao dịch thương mại RoundUp, vừa được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức xếp loại chất độc có thể gây ung thư ở người (chất độc nhóm 2A).
Phần lược dịch về Glyphosate trong “Tập san chuyên khảo số 112 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư: Đánh giá về năm loại thuốc trừ sâu cơ Phốt-pho” được trích dưới đây:
“Lyon, France, 20/03/2015 – Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC), cơ quan chuyên môn về ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã đánh giá mức gây ung thư của năm loại thuốc trừ sâu “cơ Phốt-pho” (organophosphate). Một bản tóm tắt những đánh giá chính thức cùng với một số lý do ngắn gọn đã được công bố trực tuyến trên tạp chí Lancet Oncology, và những đánh giá chi tiết sẽ được công bố trong Tập san chuyên khảo số 112 của IARC.
* Kết quả đánh giá của IARC:
Thuốc diệt cỏ glyphosate (cùng với thuốc trừ sâu malathion và diazinon) được phân loại là có thể gây ung thư cho người (Nhóm 2A).
* Nhóm 2A có nghĩa là các chất này có thể gây ung thư cho con người. Chất được xếp vào nhóm này khi có bằng chứng hạn chế về việc gây ung thư ở người và có đủ bằng chứng thuyết phục về việc gây ung thư ở động vật thí nghiệm. Bằng chứng hạn chế có nghĩa là một mối liên kết tích cực đã được quan sát thấy giữa việc tiếp xúc với tác nhân và việc gây bệnh ung thư nhưng không thể loại trừ các sự giải thích khác cho quan sát này (như sự tình cờ, thành kiến, các tác nhân khác). Nhóm này cũng được sử dụng khi có bằng chứng hạn chế về khả năng gây ung thư ở người và nhiều dữ liệu mạnh mẽ về cách chất này gây bệnh ung thư.
Glyphosate hiện có sản lượng cao nhất trên toàn cầu trong tất cả các loại thuốc diệt cỏ. Sự sử dụng nhiều nhất trên thế giới của chất này là trong nông nghiệp. Việc sử dụng nông nghiệp của glyphosate đã tăng mạnh kể từ khi sự phát triển của cây trồng đã được biến đổi gen (GMO) để làm cho chúng kháng glyphosate. Glyphosate cũng được sử dụng trong các ứng dụng lâm nghiệp, đô thị, và nhà ở. Glyphosate đã được phát hiện trong không khí trong quá trình phun, trong nước, và trong thực phẩm. Dân chúng nói chung được tiếp xúc chủ yếu thông qua cư trú gần vùng bị phun rải, sử dụng nhà, và chế độ ăn uống, và các cấp độ đã được quan sát thấy hiện tại là thấp.
* Cơ sở khoa học của báo cáo đánh giá từ IARC
Đối với các loại thuốc diệt cỏ glyphosate, có bằng chứng hạn chế về khả năng gây ung thư trong cơ thể người bệnh với u lympho không Hodgkin (ung thư bạch huyết cầu). Bằng chứng ở người là từ các nghiên cứu tiếp xúc, chủ yếu là nông nghiệp, tại Hoa Kỳ, Canada, Thụy Điển và được xuất bản từ năm 2001. Ngoài ra, có bằng chứng thuyết phục rằng glyphosate có thể gây ra ung thư ở động vật thí nghiệm. Trên cơ sở của các khối u ở chuột, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (US EPA) ban đầu phân loại glyphosate có thể gây ung thư cho con người (Nhóm C) vào năm 1985. Sau một đánh giá lại về nghiên cứu trên chuột, EPA đã thay đổi phân loại của nó thành bằng chứng không gây ung thư ở người (Nhóm E) vào năm 1991. Nhóm các nhà khoa học tư vấn của EPA lưu ý rằng các kết quả đánh giá lại về glyphosate vẫn còn quan trọng qua sử dụng hai bài kiểm tra thống kê được đề nghị trong Lời nói đầu của IARC. Nhóm công tác Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) tiến hành việc đánh giá xem xét phát hiện quan trọng từ các báo cáo của EPA Hoa Kỳ và một số kết quả tích cực gần đây đi đến kết luận rằng có đủ bằng chứng về tính gây ung thư ở động vật thí nghiệm. Glyphosate cũng gây ra tổn hại DNA và nhiễm sắc thể trong tế bào của con người, mặc dù nó đã cho kết quả âm tính trong các thử nghiệm sử dụng vi khuẩn. Một nghiên cứu trong cộng đồng cư dân báo cáo gia tăng các dấu hiệu trong máu của tổn thương nhiễm sắc (micronuclei) sau khi glyphosate được rải gần đó.”
“20 March 2015
IARC Monographs Volume 112: Evaluation of five organophosphate insecticides and herbicides
Lyon, France, 20 March 2015 – The International Agency for Research on Cancer (IARC), the specialized cancer agency of the World Health Organization, has assessed the carcinogenicity of five organophosphate pesticides. A summary of the final evaluations together with a short rationale have now been published online in The Lancet Oncology, and the detailed assessments will be published as Volume 112 of the IARC Monographs.
* Results of the IARC evaluations on Glyphosate [trading name RoundUp by Monsanto]:
The herbicide glyphosate and the insecticides malathion and diazinon were classified as probably carcinogenic to humans (Group 2A).
* Group 2A means that the agent is probably carcinogenic to humans. This category is used when there is limited evidence of carcinogenicity in humans and sufficient evidence of carcinogenicity in experimental animals. Limited evidence means that a positive association has been observed between exposure to the agent and cancer but that other explanations for the observations (called chance, bias, or confounding) could not be ruled out. This category is also used when there is limited evidence of carcinogenicity in humans and strong data on how the agent causes cancer.
Glyphosate currently has the highest global production volume of all herbicides. The largest use worldwide is in agriculture. The agricultural use of glyphosate has increased sharply since the development of crops that have been genetically modified to make them resistant to glyphosate. Glyphosate is also used in forestry, urban, and home applications. Glyphosate has been detected in the air during spraying, in water, and in food. The general population is exposed primarily through residence near sprayed areas, home use, and diet, and the level that has been observed is generally low.
* Scientific basis of the IARC evaluations
For the herbicide glyphosate, there was limited evidence of carcinogenicity in humans for non-Hodgkin lymphoma. The evidence in humans is from studies of exposures, mostly agricultural, in the USA, Canada, and Sweden published since 2001. In addition, there is convincing evidence that glyphosate also can cause cancer in laboratory animals. On the basis of tumours in mice, the United States Environmental Protection Agency (US EPA) originally classified glyphosate as possibly carcinogenic to humans (Group C) in 1985. After a re-evaluation of that mouse study, the US EPA changed its classification to evidence of non-carcinogenicity in humans (Group E) in 1991. The US EPA Scientific Advisory Panel noted that the re-evaluated glyphosate results were still significant using two statistical tests recommended in the IARC Preamble. The IARC Working Group that conducted the evaluation considered the significant findings from the US EPA report and several more recent positive results in concluding that there is sufficient evidence of carcinogenicity in experimental animals. Glyphosate also caused DNA and chromosomal damage in human cells, although it gave negative results in tests using bacteria. One study in community residents reported increases in blood markers of chromosomal damage (micronuclei) after glyphosate formulations were sprayed nearby.”
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.