Trao đổi với PV về trách nhiệm trong việc vận chuyển khiến con chó giống French Bulldog bị chết của khách hàng Phạm Minh Hải, ông Nguyễn Văn Hưng (Chánh Văn phòng Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài) cho rằng, trách nhiệm chính thuộc Hãng hàng không VietNam Airlines (VNA).rn
Trả lời PV, ông Hưng nói rằng ông có theo dõi và nắm được thông tin liên quan vụ việc mà báo Người Đưa Tin đã phản ánh. “Tôi cho rằng, trách nhiệm chính thuộc VietNam Airlines (VNA), mà cụ thể là bộ phận tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa”.
“Trách nhiệm tiếp nhận vận chuyển thuộc VNA, còn cảng chỉ chịu trách nhiệm về an ninh an toàn, có đảm bảo cháy nổ trên kiện hàng đó thôi. Về tiêu chuẩn hàng hóa thì do hãng; nếu con chó này có gắn chíp điện tử gây nổ… thì chúng tôi sẽ từ chối. Còn giống chó nào, tiêu chuẩn ra sao, nhiệt độ nào… là thuộc hãng vận chuyển và công ty phục vụ hàng hóa của VNA. Còn cảng không có quyền đồng ý hay từ chối vận chuyển, vì con chó này vẫn đảm bảo về mặt an ninh”, ông Hưng nói.
Ông Hưng nói thêm: “Con chó này nếu không đủ điều kiện vận chuyển thì chỉ có VNA mới biết thôi, vì liên quan thiết bị kỹ thuật của tàu bay. Một số hãng hàng không quốc tế vẫn vận chuyển vì điều kiện tàu bay đảm bảo. Ở đây có thể do tàu bay của VNA có điều kiện nào đó không đảm bảo nên con chó chết là đúng rồi!”.
Anh Hải chụp ảnh cùng chú chó bull tên Abby của mình khi nó còn sống.
Các hãng hàng không từ chối vận chuyển chó Bull Từ năm 2010, hầu hết các hãng hàng không của Mỹ đều cấm vận chuyển giống chó Bull khi chỉ trong vòng 3 tháng 4 chú chó dòng này bị chết trên các chuyến bay. Hàng không Delta ngừng vận chuyển các dòng chó Bull Pháp, Anh và Mỹ vào năm 2011 sau khi có 3 con chó Bull chết trên các chuyến bay của hãng từ tháng Một đến tháng Ba. United Airlines và Continental Airlines, cũng từ chối vận chuyển chó Bull vào các chuyến bay trong suốt mùa hè sau khi có hai con chó dòng này bị chết vào năm 2011. Japan Airlines từ chối vận chuyển chó Bull từ năm 2007 vì hãng này từng gặp sự cố chó Bull bị chết trong một số chuyến bay của hãng. Hương Vũ (dịch) |
PV đã nhiều lần liên lạc với công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Hải Minh nhưng chưa có kết quả. Khi PV gọi vào số điện thoại được ghi trên tờ vận đơn là đại diện Cty này thì được trả lời “tôi chỉ là xe ôm nhận hàng của công ty Hải Minh”!.
Diễn biến mới nhất, công ty này và anh Hải đã thỏa thuận bồi thường. Theo đó, anh Hải nhận 30 triệu đồng tiền bồi thường từ công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Hải Minh. Bù lại, anh Hải “không được khiếu kiện liên quan vụ việc này”.
Trước đó, báo Người Đưa Tin đã phản ánh, anh Phạm Minh Hải (SN 1984, quê quán Hải Dương; hiện đang làm việc tại TP.HCM) có đơn khiếu nại gửi báo và các cơ quan chức năng về việc con chó của anh (giống French Bulldog) bị chết khi vận chuyển bằng tàu bay của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (VNA) thông qua công ty TNHH dịch vụ vận chuyển Hải Minh (số 9, ngách 548/40 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội).
Sau khi báo đăng, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã chỉ đạo các đơn vị giải quyết vụ việc. Trả lời báo Người Đưa Tin, ông Lê Trường Giang (Chánh Văn phòng VNA) cho biết, đây là giống chó cấm vận chuyển trên tàu bay của VNA. “Tuy nhiên, công ty TNHH Hải Minh khi gửi hàng đã không khai báo hàng hóa đúng chủng loại mà chỉ khai chung chung là “chó cảnh”. Lồng gửi chó đóng kín không đảm bảo sức khỏe của con vật trong quá trình vận chuyển. Đại diện công ty Hải Minh đã được khuyến cáo nhưng vẫn đồng ý vận chuyển”, ông Giang nói.
Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm của người phát ngôn VNA, luật sư Mai Thị Thảo (Văn phòng luật sư Trương Anh Tú – đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, VNA không cấm vận chuyển loài động vật này.
Theo đó, Điều 9 Điều lệ vận chuyển hành khách và hành lý của VNA quy định: “9.10. Động vật: Chúng tôi chấp nhận chuyên chở các loại động vật với các điều kiện sau:
9.10.1. Các loại động vật như chó, mèo, chim và các loại vật nuôi khác phải được đóng lồng cũi thích hợp hoặc vận chuyển trong thùng theo luật định, có kèm theo giấy chứng nhận thú y và tiêm chủng có giá trị, có giấy phép xuất nhập cảnh và các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của nước xuất, nhập và quá cảnh. Việc chuyên chở có thể phải tuân thủ theo các quy định khác của chúng tôi.
9.10.2. Nếu được chấp nhận là hành lý, động vật cùng với lồng cũi và thức ăn mang theo không được coi là hành lý miễn cước của hành khách mà phải tính riêng là hành lý tính cước theo quy định của chúng tôi.
Ngoại trừ được quy định tại Điều 9.10.3, động vật sẽ không được chuyên chở trong khoang hành lý của tàu bay. Động vật phải được chuyên chở, trong lồng thích hợp, trong khoang hàng hóa của tàu bay.
9.10.4. Động vật được chấp nhận vận chuyển với điều kiện hành khách phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về động vật đó. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc tổn thương, mất mát, chậm trễ, ốm đau hoặc cái chết của động vật trong quá trình vận chuyển, ngoại trừ do sự bất cẩn của chúng tôi”.
Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Làm sao để vận chuyển chó Bull? Trước thực trạng nhiều hãng hàng không từ chối vận chuyển chó Bull nên khi muốn đưa loài thú cưng này đi xa, nhiều chủ nuôi phải vận chuyển chúng bằng ô tô hoặc thuê những hãng hàng không chuyên vận chuyển động vật. Hiện tại, Pet Airways và Pet Jet là những hãng hàng không danh tiếng cho lĩnh vực vận chuyển động vật. Khi đi trên các chuyến bay của hãng này, các chú chó sẽ được ở trong khoang chính và cứ 15 phút lại được nhân viên hàng không đến chăm sóc. Trên tấm vé máy bay cho các chú chó sẽ ghi chữ “hành khách”. Tuy nhiên, giá vé dành cho các thú cưng này rất đắt, thậm chí cao hơn vé dành cho người. Giá vé một chiều cho chuyến bay nội địa trung bình tới 840 USD. |
Đức Kế