ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vietnam Airlines – Vietjet Air: Ai sẽ làm chủ nhà ga T1 Nội Bài?
Monday, March 9, 2015 5:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hiện tại, Vietjet Air chính là đối thủ đáng gờm nhất của Vietnam Airlines trong thương vụ mua nhà ga T1 của sân bay Nội Bài.

Ai sẽ làm chủ nhà ga T1?

Được biết, hiện Bộ GTVT đang gấp rút xây dựng phương án nhượng quyền thí điểm đối với một số sân bay hoặc một bộ phận thuộc sân bay. Trước tiên, sẽ bán thí điểm sân bay Phú Quốc. Đây là sân bay 100% vốn đầu tư từ nguồn vốn của ACV, với kinh phí khoảng 230 triệu USD. Việc thí điểm bán sân bay Phú Quốc được Bộ GTVT kỳ vọng sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia vì nằm ở vị trí thuận lợi.

Theo đại diện Bộ GTVT hiện mới chỉ có Viejet Air và Vietnam Airlines đề xuất được mua nhà ga T1 Nội Bài. Một số chuyên gia cho rằng mặc dù Vietjet Air đề xuất mua sân bay Nội Bài trước, nhưng hiện hãng này đang khai thác độc lập ở sảnh E, khu vực nhà ga T1 do Vietnam Airlines và Cty con của hãng này đang khai thác là Jetstar Pacific. Nếu Bộ GTVT nhượng lại quyền khai thác toàn bộ T1 cho Vietjet Air rất dễ dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng.

Hiện tại, Vietjet Air chính là đối thủ đáng gờm nhất của Vietnam Airlines khi trong quý I/2015, thị phần hàng không của Vietjet Air đã chiếm 32%, đồng nghĩa với việc thị phần của Vietnam Airlines bị giảm.

Cũng theo ông Lại Xuân Thanh thì vấn đề “nóng” nhất hiện nay là việc nhượng quyền lại nhà ga T1 Nội Bài khi có 2 hãng hàng không cùng có văn bản đề xuất Bộ GTVT bán lại quyền khai thác. Trước đó, T1 Nội Bài không nằm trong đích ngắm bán thí điểm của Bộ GTVT. Tuy nhiên, việc 2 hãng hàng không cùng xin mua lại nên Bộ GTVT đã cân nhắc bán thí điểm, trong đó Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đồng ý bán thí điểm 100% sảnh E cho Vietjet Air, dù rằng Viejet Air đề xuất xin mua trọn T1.

Mặc dù ACV chưa lựa chọn phương án nào song cũng nghiêng về phương án bán sảnh E cho Vietjet Air, còn nhà ga T1 sẽ nhượng lại cho Vietnam Airlines. Được biết, việc khai thác tại sảnh E của Vietjet Air đang gặp khó khăn vì đây là phần cơi nới thêm của nhà ga T1 trong khi chờ đợi nhà ga T2 hoàn thành, do đó hạ tầng còn thiếu.

Vietnam Airlines - Vietjet Air: Ai sẽ làm chủ nhà ga T1 Nội Bài? - Ảnh 1

Nhà ga T1 Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài

“Các hãng hàng không tranh nhau mua nhà ga T1 là tín hiệu tốt”

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Hồng Trường, việc các hãng hàng không đều muốn mua lại Nhà ga T1-Nội Bài là tín hiệu rất tốt, thể hiện sự quan tâm của các doanh nghiệp. Về phía Bộ GTVT, hoàn toàn đồng tình, ủng hộ việc này.

Tuy nhiên, để đáp ứng được việc này thì cần phải công khai, minh bạch và định giá đúng tài sản, trên cơ sở đó sẽ tiến hành đấu thầu các nhà thầu tham gia.

Thông qua việc đấu thầu, chúng ta sẽ chọn được nhà khai thác hợp lý, có được mức giá hợp lý, vừa đáp ứng được việc thu hồi vốn, đồng thời vừa đảm bảo được sự công khai, minh bạch trong quá trình nhượng quyền.

Nói về việc Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) và Hãng hàng không Vietjet cùng ngỏ ý mua nhà ga hành khách T1 Nội Bài, Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh cho biết trên báo Giao thông: “Nhà ga T1 Nội Bài là nhà ga có thể đem lại lợi ích tài chính cho nhà khai thác. Nếu bỏ tiền vào T1, nhà đầu tư sẽ vừa có được nhà ga để phục vụ trực tiếp cho hoạt động của mình đồng thời thu được lợi nhuận từ việc khai thác hạ tầng”.

Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nói rõ Bộ GTVT luôn chào đón các nhà đầu tư (ngoài Tổng công ty Cảng hàng không VN) muốn được nhượng quyền khai thác hoặc xây dựng mới cảng hàng không. Tuy nhiên, phải phù hợp với điều kiện khai thác thực tế hiện nay khi thực hiện nhượng quyền” – ông Thanh cho biết thêm.

Cũng theo ông Thanh, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu Cục Hàng không VN phải chủ trì việc rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở đó hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan để thúc đẩy xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không, đưa ra cơ chế rõ ràng, công khai, minh bạch nhằm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

“Trong tháng 3, Cục Hàng không VN phải thông qua được danh mục kêu gọi đầu tư, kinh doanh để nhà đầu tư tham khảo. Căn cứ trên thực tế quan tâm nhu cầu của nhà đầu tư, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục bàn thảo với nhà đầu tư để đi đến những thống nhất. Nguyên tắc chung sẽ là nhượng quyền khai thác hoặc mua lại toàn bộ tài sản cảng hàng không, hạ tầng. Trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư cùng quan tâm, có thể có nhiều hình thức cùng liên doanh đầu tư hoặc đấu giá…” – ông Thanh bổ sung.

Được biết, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã giao cho Tổng công ty cảng hàng không VN (ACV) xây dựng phương án thí điểm nhượng quyền khai thác thương mại sảnh E và nhà ga T1 của cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho các nhà đầu tư. “Ngoài giá cả, chắc chắn còn có các điều khoản khác liên quan đến quản lý khai thác và phát triển” – ông Thanh nhận định.

Trả lời câu hỏi của Báo Giao thông phương pháp định giá sảnh E cũng như nhà ga hành khách T1 (cũ) ông Thanh cho biết “còn phải tiếp tục nghiên cứu kỹ càng, tuỳ thuộc vào yếu tố khai thác cũng như các quy định hiện hành”.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.