Văn hóa thần truyền
“Giờ mẹ già rồi, lại bị liệt, nên tôi giúp mẹ giặt giũ cơm nước là chuyện đương nhiên. Mẹ còn là gia đình còn”.
Người con chí hiếu cõng theo mẹ già xuống núi làm thuê kiếm tiền nuôi con, chăm mẹ. |
QQ News ngày 3/4 đăng tải chùm ảnh về cuộc sống của một người con chí hiếu ở Quế Lâm, Quảng Tây cõng theo mẹ già bại liệt từ miền sơn cước ra thành thị kiếm việc đã gây xúc động trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Anh Đới Huấn Vũ, một người nông dân thuần chất thế hệ “7X” có hoàn cảnh khá đặc biệt. Bố anh mất sớm, 18 năm trước vợ bỏ nhà đi biệt tích. 6 năm sau, người mẹ anh lúc ấy 68 tuổi không may bị ngã vỡ xương chậu, bán thân bất toại.
Là con trai út, tuy có anh có chị nhưng cuộc sống của họ cũng chẳng dư dật gì, anh Vũ nhận lấy trách nhiệm chăm sóc người mẹ già bị bại liệt. Vì bà cụ không thể đi lại được nên anh không bao giờ dám rời nhà quá lâu, đi đâu nhiều lắm cũng chỉ 3 đến 4 tiếng là phải đảo về nhà. Để có tiền phụng dưỡng mẹ và nuôi con ăn học, Đới Huấn Vũ lên núi trồng cây la hán, ớt, nuôi lợn kiếm tiền, nhưng được đồng nào cũng dành hết để thuốc thang cho mẹ và cho cô con gái học hành.
Cuộc đời Đới Huấn Vũ tưởng chừng như chỉ có trong tiểu thuyết. 18 năm trước khi đứa con gái của hai vợ chồng anh mới lọt lòng được 9 tháng, người mẹ đang tâm bỏ nhà đi biệt tích, kế đến là bố anh qua đời, rồi mẹ già đổ bệnh. Tháng 9 năm ngoái con gái anh bắt đầu thi vào cấp 3. Ngoài học phí, mỗi tháng anh cần chu cấp cho con khoảng 600 tệ tiền sinh hoạt khiến cuộc sống của gia đình càng khó khăn hơn trước.
Di chứng bại liệt sau lần bị ngã khiến bàn tay bà cụ co quắp. Người mẹ anh Vũ vẫn thường nói đùa, bàn tay bà cụ là “long trảo thủ”, cầm nắm rất khó khăn. |
“Vì mẹ, vì con gái, tôi bắc buộc phải ra tỉnh tìm việc làm”, anh Vũ cho biết. Ngày 22/3 vừa qua, anh thu xếp một số đồ dùng cá nhân đơn giản, cõng theo người mẹ già xuống núi vào thị trấn bắt đầu cuộc sống bươn chải kiếm tiền chăm mẹ nuôi con.
Hàng ngày trước khi đi làm, anh Vũ đều chuẩn bị mọi thứ tươm tất cho bà cụ. |
Câu nói cửa miệng của Đới Huấn Vũ là tích cốc phòng cơ, nuôi con về già có người trông cậy. Anh tâm sự rằng, mẹ anh đã từng phải chịu đựng cơ hàn đói khổ, vất vả lắm mới nuôi được mấy anh chị em nên người. “Giờ mẹ già rồi, lại bị liệt, nên tôi giúp mẹ giặt giũ cơm nước là chuyện đương nhiên. Mẹ còn là gia đình còn”.
Mẹ già răng rụng, ngày ngày Đới Huấn Vũ dùng dao cắt nhỏ trái cây cho bà cụ. Dọc đường ngang qua cửa hàng, anh thường mua một vài loại bánh mềm mà cụ thích ăn và 1 hộp sữa nước cho mẹ. Hàng ngày “cõng nước lên núi” cho người ta với Đới Huấn Vũ chẳng thấm tháp vào đâu, nhưng nỗi buồn trong lòng vẫn luôn đè nặng.
Người đàn ông 44 tuổi này hàng ngày vẫn “cõng nước lên đồi” để đổi lấy những đồng tiền ít ỏi lo cho mẹ, cho con. Nhưng vất vả về thể xác không khiến anh buồn tủi. |
Phần buồn vì mẹ già đau yếu, nỗi tủi vì vợ bỏ biệt tăm, con gái học cao lên ngày càng tốn kém mà bản thân bất lực trước hoàn cảnh. Bản thân anh cũng bị bệnh phổi, trái gió trở trời là đau nhức không yên. Anh không nghĩ đến chuyện tái hôn, vì sợ người ta khinh khi mẹ già làm bà cụ phải sầu phải tủi.
Hàng ngày dù bận rộn mấy, Đới Huấn Vũ vẫn dành thời gian cõng mẹ ra ngoài hít thở không khí trong lành. Mẹ con dựa vào nhau mà sống. Anh nói: “Mong rằng mọi người đều quan tâm, chăm sóc và trân quý cha mẹ mình, vì máu mủ tình thâm là thứ quý nhất, là món quà vô giá.
Hàng ngày anh Vũ đều lau dọn vệ sinh sạch sẽ quần áo chăn màn cũng như nơi nằm nghỉ ngơi của mẹ. |
Cắt móng tay cho mẹ cũng là hạnh phúc, vì mẹ còn là mái ấm gia đình còn. |
Dọn dẹp gọn gàng xong chỗ nằm, anh Vũ bế mẹ sang nghỉ ngơi. |
Mẹ còn, gia đình còn. |
Theo báo Giaoduc