ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cái giá phải trả cho các doanh nghiệp Việt khi vươn ra ‘biển lớn’
Wednesday, April 8, 2015 16:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khi chứng kiến tập đoàn Tân Hiệp Phát dính phải vô số những scandal, nhiều người lo ngại, doanh nghiệp này sớm muộn cũng chung cảnh ngộ với các doanh nghiệp đi trước khi vươn ra ‘biển lớn’.

Trong những năm qua, không ít doanh nghiệp Việt có thương hiệu đã rơi vào tay các “ông lớn” ngoại quốc với hàng vạn lý do khác nhau. Chính vì thế, khi chứng kiến tập đoàn Tân Hiệp Phát dính phải vô số những scandal, nhiều người lo ngại, doanh nghiệp này sớm muộn cũng chung cảnh ngộ với các doanh nghiệp đi trước. Nhiều người cho rằng, khi ra “biển lớn”, nhiều doanh nghiệp Việt chưa đủ tỉnh táo và tiềm lực để đối phó với những chiêu trò, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của những “con cá mập” đa quốc gia.

Vừa nổi đã bị “thay tên đổi họ”

Chỉ trong một thập niên vừa qua, người Việt liên tục chìm trong tiếc nuối khi hàng loạt thương hiệu lớn trong nước đã biến mất, hoặc bị đổi chủ. Thực tế đã chứng minh, có doanh nghiệp vừa nổi lên liền bị thâu tóm do không chịu nổi sức ép tài chính, sự đơn độc trên con đường phát triển, hụt hơi trong hội nhập, chủ động chuyển nhượng, thậm chí bị lừa gạt… Có lẽ, mỗi thương hiệu có một lý do nhưng sự thực này đang khiến kỳ vọng xây dựng những thương hiệu quốc gia bền vững như Samsung của Hàn Quốc, Honda của Nhật… trở nên xa vời đối với người Việt.

Cái giá phải trả cho các doanh nghiệp Việt khi vươn ra 'biển lớn' - Ảnh 1

Không ít người nhận ra sự cố xảy ra với Tân Hiệp Phát có dấu hiệu bất thường.

Đơn cử như thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan và P/S, hai “ông lớn” trong ngành sản xuất kem đánh răng một thời ở Việt Nam. Có thời điểm P/S chiếm tới 60% thị phần cùng với Dạ Lan trở thành những “đại gia” độc chiếm thị trường Việt. Tuy nhiên, năm 1997, Xí nghiệp sản xuất kem đánh răng Phong Lan (chủ của thương hiệu P/S) liên doanh với Unilever cùng khai thác P/S. Phong Lan gia công vỏ hộp kem đánh răng (bằng nhôm) cho liên doanh. Một thời gian sau, công nghệ sản xuất vỏ kem đánh răng nhôm bị khai tử, Phong Lan không đủ sức đầu tư công nghệ mới, và thương hiệu nổi tiếng một thời giã biệt với quyền sở hữu Việt Nam. Cùng chung cảnh ngộ, thương hiệu Dạ Lan sau khi liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài dẫn đến thua lỗ đã phải “bán mình” cho Colgate Palmolive với giá 3 triệu USD. Dẫn hai ví dụ này ra để thấy được rằng, doanh nghiệp Việt dễ dàng bị “thâu tóm” như thế nào.

Trong ngành nước giải khát, gần đây nhất là thương hiệu Tribeco rơi vào tay Tập đoàn Uni-President, cổ đông lớn nhất của Tribeco Sài Gòn trước khi giải thể. Là một trong những thương hiệu đầu tiên của ngành giải khát Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhưng cuối cùng Tribeco đã trở thành nạn nhân trong cuộc chơi đầy toan tính của các “ông lớn”, đặc biệt là một nhà đầu tư nước ngoài đầy kinh nghiệm như Uni-President.

Cách đây không lâu, một ông chủ của ngành thực phẩm có thương hiệu trong nước đã nói về vấn đề bị các doanh nghiệp nước ngoài nhăm nhe thâu tóm. Theo ông này, xây dựng thương hiệu khó thật, nhưng không khó bằng việc giữ được thương hiệu. Khi xây dựng thương hiệu sẽ không ai ăn cắp, nhái và không ai nghĩ đến chuyện thôn tính hay lật đổ. Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp đã nổi tiếng rồi thì người ta sẽ làm mọi cách để lật đổ và thôn tính.

Sau khi hứng chịu rất nhiều các chiêu trò như làm nhái và những thông tin bất lợi từ đối thủ khiến doanh nghiệp lao đao, năm 2007, công ty của ông bán 20% cổ phần cho một quỹ đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, doanh nghiệp này đã phải trả lại tiền cho quỹ đầu tư kia bởi “ông lớn” ngoại quốc lộ rõ ý đồ thâu tóm. Họ chỉ muốn sở hữu thương hiệu công ty hơn là muốn cùng doanh nghiệp Việt phát triển.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt cũng từng “đứt gánh giữa đường” vì chiêu liên doanh thương hiệu và “chìm nghỉm” bởi những trò cạnh tranh không lành mạnh. Nhắc đến đây, người ta lại nghĩ đến những lùm xùm thương hiệu nước giải khát Tân Hiệp Phát liên quan đến các dị vật trong đồ uống. Rõ ràng công nghệ của “đại gia” này vô trùng hoàn toàn và đang hiện đại nhất thế giới, có thể kiểm soát được cả hạt bụi nhưng vẫn liên tiếp bị tố có ruồi, lông, đinh vít… bên trong. Khi mà mọi chuyện chưa có câu trả lời thì không ít chuyên gia trong nước đã liên tưởng đến chiêu cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Bởi trong ngành nước giải khát, chiêu “dị vật” dường như được đưa ra là giải pháp hàng đầu cho sự phá hoại thương hiệu. Và có lẽ, nếu tình trạng này cứ diễn ra thì chẳng mấy chốc Tân Hiệp Phát cũng sẽ là “nạn nhân” tiếp theo biến mất khỏi “bản đồ” nước giải khát trong nước.

Video xem thêm:

Người từng bị Tân Hiệp Phát ‘tố’ tống tiền năm 2009

Doanh nghiệp Việt lép vế trên sân nhà

Đến lúc này, khi chứng kiến rất nhiều thương hiệu lớn buộc phải “theo Tây”, thay tên đổi họ, nhiều người đặt câu hỏi phải làm gì để chống lại cuộc chiến mang tên “thôn tính” này. Bởi thực tế cho thấy, các “ông lớn” đa quốc gia không chỉ nắm trong tay tiềm lực về tài chính, kinh tế, thương hiệu mà còn có đủ các chiêu trò, nắm từng bước để thôn tính và hạ bệ đối phương.

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia khẳng định, doanh nghiệp Việt đang rất đơn độc và tỏ ra yếu đuối trên chính sân nhà. Chỉ còn một số các doanh nghiệp quyết tâm cao và có cách hành xử khôn ngoan mới trụ được trước sự nhòm ngó và cạnh tranh của các “ông lớn” ngoại quốc. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, nếu tiếp tục để cho doanh nghiệp Việt đơn độc trong cuộc chiến thâu tóm thì đến một ngày, chúng ta sẽ thấy vẫn là thương hiệu Việt, công nhân, nguyên liệu trong nước nhưng ông chủ và lợi nhuận thu được không phải của người Việt Nam.

Rõ ràng trong thời gian qua, chúng ta đang vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”. Tuy nhiên, những thương hiệu Việt uy tín mất dần thì lấy đâu ra sản phẩm chất lượng để kêu gọi tin dùng. Thực tế cho thấy, chỉ có doanh nghiệp trong nước mới đem lại giá trị vững mạnh cho nền kinh tế, việc các thương hiệu lớn dần bị thâu tóm, phá sản khiến nhiều người phải suy nghĩ tìm giải pháp. Thời gian gần đây, nhiều người lên tiếng tẩy chay Tân Hiệp Phát sau những lùm xùm liên quan đến các dị vật. Khi mà nhiều ý kiến khẳng định dị vật xuất hiện là do công nghệ của doanh nghiệp này có vấn đề thì không ít người đã nhìn nhận và nghi ngờ đó là chiêu cạnh tranh không lành mạnh của các công ty khác. Bởi có quá nhiều điểm bất bình thường xung quanh những chai nước có lẫn dị vật. Và chỉ chờ cho Tân Hiệp Phát hành xử không đúng mực, nhiều trang mạng không chính thức đã đưa tin tiêu cực, kích động dư luận bức xúc và “ném đá” một cách dữ dội.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc Tân Hiệp Phát với sản phẩm không ga, đang có thị phần lớn trên thị trường bị coi là mục đích của các chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, thâu tóm không phải chuyện lạ. Bởi đã có nhiều bài học tương tự đối với các thương hiệu của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Tuy nhiên, việc hành xử không tốt, thái độ chưa cởi mở đối với khách hàng, truyền thông thiếu chuyên nghiệp của Tân Hiệp Phát cũng như nhiều doanh nghiệp Việt khiến những chiêu cạnh tranh không lành mạnh có thêm “uy lực”. Đó cũng chính là một trong những lỗ hổng, sự yếu kém mà các doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt khi ra “biển lớn”. Sau WTO, Việt Nam đang chuẩn bị tham gia TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) sẽ có nhiều “cá mập” nước ngoài tràn vào Việt Nam. Lúc này, các doanh nghiệp Việt phải tham gia vào cuộc chiến cạnh tranh thị trường khốc liệt hơn nữa. Chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến các doanh nghiệp phải trả những cái giá rất đắt. Và để ủng hộ hàng Việt, người tiêu dùng cần thông thái trước những chiêu trò phá hoại của các doanh nghiệp từ bên ngoài.

Nhiều chiêu cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực nước giải khát Bàn về chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh ở lĩnh vực nước giải khát, dẫn lời ông Phạm Văn Cao, Phó Trưởng phòng Điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh (cục QLCT): Các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều giải pháp khác nhau để cạnh tranh, trong đó nhiều giải pháp cạnh tranh không lành mạnh để tạo ra lợi thế cho mình, gây thiệt hại đến các chủ thể khác như công ty đối thủ hay người tiêu dùng. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm các xâm phạm bí mật kinh doanh, chẳng hạn như dùng tiền để mua bí mật của công ty đối thủ. Ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

Trần Quyết – Văn Chương

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.