ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Thursday, April 16, 2015 0:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đà Nẵng lại giành vị trí số 1 cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đây là năm thứ 2 liên tiếp Đà Nẵng giành danh hiệu này.

Kết quả này được công bố sáng nay 16/4 tại Hà Nội, bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Như vậy tính chung trong vòng 10 năm kể từ khi PCI được công bố, Đà Nẵng đã có 5 lần dẫn đầu cả nước.

PCI là bảng xếp hạng 10 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thực hiện từ năm 2005. Tính đến nay, PCI đã trải qua 10 năm thực hiện và chỉ số này được coi là một trong những “thước đo” đánh giá những cải cách trong thể chế kinh doanh cũng như tính năng động và phát triển của 63 tỉnh thành phố của Việt Nam.

  Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Ảnh 1

Với 66,78/100 điểm trong chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014, Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ thành công ngôi vị dẫn đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

PCI năm 2014 tiếp tục được đánh giá trên các chỉ số như: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương, môi trường cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp…

Đà Nẵng tiếp tục giữ ngôi vị “vô địch” PCI năm 2014 nhờ thực hiện hiệu quả chương trình “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”. Theo kết quả khảo sát của VCCI, Đà Nẵng được coi là điểm đến ưa thích của doanh nghiệp FDI nhờ mức độ minh bạch và khả năng tiếp cận tài liệu pháp lý, quy hoạch. Địa phương này cũng dẫn đầu về chỉ số đào tạo lao động, thứ 2 về thu hút đầu tư dân doanh (sau TP HCM) và thứ 3 về cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, Đồng Tháp đứng thứ 2 nhờ các chỉ số: gia nhập thị trường, tính năng động, chi phí thời gian, thiết chế pháp lý. Lào Cai cũng vẫn giữ vững vị trí số 3

Tin vui là, Hà Nội và TP. HCM lần đầu tiên trong 10 năm đã lọt vào nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước của PCI năm 2014. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn thuộc những tỉnh xếp cuối về chỉ số năng động của chính quyền địa phương và tiếp cận đất đai.

Xem video: Thành phố Đà Nẵng tuyệt đẹp qua góc nhìn Flycam

Báo cáo PCI năm 2014 cũng công bố nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2014 thuộc về Vĩnh Phúc, Long An, Thái Nguyên, Kiên Giang và Bắc Ninh…

Theo VnExpress, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI nhận định, trong vòng 10 năm qua, PCI đã được áp dụng rất thành công ở Việt Nam. Lý do được đưa ra là bộ chỉ số ra đời trong bối cảnh các địa phương còn thiếu cơ chế giám sát, sau khi được phân cấp, phân quyền nhiều hơn theo luật Đầu tư 2005.

Ông Lộc cho biết thêm là lúc đầu đã có những tranh cãi và hoài nghi từ các lãnh đạo địa phương về việc áp dụng bộ chỉ số PCI. “Có người còn nói VCCI có quyền gì mà đòi xếp hạng các tỉnh, tức là xếp hạng lãnh đạo các tỉnh này”, ông Lộc nhớ lại. May nhờ khi ấy Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đồng ý rằng cơ quan chính quyền phải quen với các nhận định, góp ý của nhân dân mới tiến bộ được. Và giờ đây, PCI đã trở thành một bộ tiêu chí đánh giá quan trọng để cải cách môi trường kinh doanh ở các địa phương. 10 năm qua, VCCI đã có 100.000 lượt doanh nghiệp tham gia bày tỏ chính kiến trong các khảo sát hàng năm.

Kết quả điều tra PCI năm 2014 cho thấy có dấu hiệu khởi sắc về môi trường kinh doanh vì có tới 46,1% doanh nghiệp dân doanh dự kiến sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong vòng 2 năm tới, tăng mạnh so với mức 32,5% của năm 2013, tỷ lệ này ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 50%.

Theo báo Dân trí, báo cáo PCI năm 2014 cũng chỉ rõ, trong hơn 1.490 doanh nghiệp FDI cho thấy, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam tiếp tục được đánh giá tích cực về các tiêu chí như: chính sách ổn định, mức độ rủi ro bị thu hồi tài sản thấp, khả năng tham gia của doanh nghiệp vào quá trình hoạch định các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới họ cao và các mức thuế hợp lý.

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn được đánh giá kém hấp dẫn về chi phí không chính thức, chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ hành chính công thấp, đặc biệt là lao động có tay nghề tăng thấp và giấy phép lao động nước ngoài phức tạp khiến Việt Nam kém hấp dẫn.

Là đơn vị tham gia dự án, ông Ted Osius, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam nhấn mạnh: “Kết quả điều tra PCI năm nay cho thấy những tín hiệu đáng khích lệ. Cộng đồng doanh nghiệp dân doanh và các nhà đầu tư nước ngoài đã lạc quan hơn về triển vọng đầu tư kinh doanh, đồng thời nhìn nhận tích cực hơn về những tiềm năng của Hiệp định TPP trong thúc đẩy đầu tư và tăng tưởng”.

Phát biểu tại buổi công bố Báo cáo, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đánh giá: “Năng động hơn, sáng tạo hơn, tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch và thông thoáng cho mọi thành phần doanh nghiệp phát triển là kỳ vọng và mong mỏi của mọi doanh nghiệp và nhà đầu tư đối với chính quyền địa phương của Việt Nam”.

Minh Minh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.