Kahloon: “Động cơ nam châm” đã gây nhiều tranh luận sắp chào thị trường
Friday, April 24, 2015 6:13
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Sterling D. Allan
Đăng ngày 22/4/2015
[Lời giới thiệu: Cuối năm 2013, nhà phát minh Wasif Kahloon (quốc tịch Pakistan) đã thu hút sự chú ý của giới khoa học Năng lượng Mới khi ông công bố mẫu thử "động cơ chạy 100% bằng sức nam châm" của mình. Các video của Kahloon chạy thử động cơ này nhanh chóng được gần một triệu lượt xem trên Youtube:
Theo Kahloon, công suất của thiết bị trong video trên là 3,5kW và nó không gây bất cứ loại ô nhiễm nào. Theo tuyên bố của ông hồi tháng 12/2013,
"Đây là động cơ nam châm của Wasif Kahloon, một máy phát điện sản xuất năng lượng miễn phí. Thiết bị này không cần một nguồn năng lượng từ bên ngoài. Đây là một phát minh đã đăng ký bằng sáng chế. Với nó, chúng tôi hy vọng góp phần giải quyết sự thiếu hụt năng lượng toàn cầu. Sắp sửa, nó sẽ chào thị trường cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp, và các cơ quan nhà nước dễ dàng tự sản xuất năng lượng điện và cơ học."
Tuy nhiên, vì Kahloon chưa đưa động cơ của mình cho một trường đại học hay một cơ quan nhà nước thử nghiệm sản phẩm một cách khách quan và độc lập, nên đã sinh ra nhiều ý kiến trái chiều về phát minh của ông. Thậm chí, Kahloon đã bị tố là gian lận trong khoa học và không ít người còn đưa ra giả thiết Kahloon đang cố gắng lừa đảo một nhóm đầu tư nào đó với ý định lấy tiền của họ rồi chạy trốn.
May mắn cho cộng đồng Năng lượng Mới, cuộc tranh luận xung quanh động cơ nam châm của Kahloon có khả năng sớm được giải quyết. Gần đây, Kahloon đã tuyên bố rằng rằng động cơ của ông sẽ sớm được đưa vào sản xuất công nghiệp. Lúc đó, người tiêu dùng sẽ có khả năng tự đánh giá về giá trị sản phẩm. Ngoài ra, Kahloon sẽ tổ chức một buổi trình diễn công khai hai công nghệ Năng lượng Mới của mình (không gồm động cơ nam châm nói trên). -- Brian Ostrowski]
Nếu động cơ của Kahloon được chứng minh là khả thi, nhiều người sẵn sàng sao bản nó bằng công nghệ in 3D
Dưới đây chúng tôi xin chập nhật thông tin về “động cơ phát điện chạy 100% bằng sức nam châm” của Wasif Kahloon (Pakistan).
Kahloon nói rằng ông đã đưa công nghệ của mình cho một công ty tại Pakistan để sản xuất và tiếp thị nó. Khoảng cuối tháng 4/2015, ông sẽ tổ chức buổi trình diễn công khai thêm hai công nghệ “năng lượng miễn phí” nữa: một động cơ trọng lực (gravity motor) và một hệ thống cơ học. Kahloon muốn mời tất cả mọi người đến dự buổi trình diễn nói trên.
Động cơ nam châm của Kahloon có phần giống như mô hình của Perendev, một phát minh đã dẫn đến cuộc tranh luận gay gắt với ông Mike Brady, người từng bị tố là đã vi phạm bản quyền của nhà phát minh.
Động cơ nam châm sẽ không được trình diễn tại sự kiện sắp tới. Tại sự kiện đó, dự định sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2015, ông sẽ trình diễn hai mẫu thử thiết bị “năng lượng miễn phí”. Một thiết bị dựa vào sức trọng lực, còn thiết bị thứ hai là một thiết bị cơ học.
Tháng 6/2014, tôi đã làm phóng sự về động cơ trọng lực của Kahloon và lúc đó tôi nhận định như sau: “Tôi vẫn hoài nghi về thiết bị này. Kahloon và các đồng nghiệp cần trình diễn nó khi nó không được nối liền với các động cơ hay máy phát điện khác.” Chưa rõ đây sẽ là ‘động cơ trọng lực’ mà Kahloon định trình diễn vào cuối tháng 4/2015.
William Skinner với “động có trọng lực” của mình năm 1939 |
[Khái niệm về "động cơ trọng lực" không phải là mới. Thập kỷ 1930, ông William Skinner cũng thử nghiệm chế tạo một động cơ loại này và hiện đang có một số nỗ lực, đặc biệt của Aaron Murakami, để sao bản nó. - Brian Ostrowski]
Theo Kahloon, địa điểm và thời điểm buổi trình diễn nói trên sắp được công bố. Ông sẵn sàng giúp những người nước ngoài định tham dự làm thủ tục bảo lãnh thị thực nhập cảnh Pakistan. Địa chỉ email liên hệ của nhà phát minh là wasifkahloon123@gmail.com
Chuyển dịch bởi: Brian Ostrowski, NLM VN
Bài gốc tiếng Anh: http://pesn.com/2015/04/18/9602605_Wasif-Kahloon_demo_pending/
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo