ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Metro Cash & Carry: Từ doanh nghiệp tiên phong đến… trốn thuế
Wednesday, April 22, 2015 18:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sau 2 tháng thanh tra, Tổng Cục thuế đã phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Metro Việt Nam; yêu cầu xử lý, truy thu nộp vào ngân sách Nhà nước 507 tỷ đồng

Tiên phong

Ngày 14/3/2001, Metro được cấp giấy phép đầu tư chính thức với tổng vốn đầu tư 120 triệu USD cho hệ thống gồm 8 siêu thị trên toàn quốc. Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong giới kinh doanh đầu tư bởi lần đầu tiên có một nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận được vào lĩnh vực thương mại, phân phối ở một quốc gia việc kinh doanh thương mại còn manh mún nhỏ lẻ.

Đến nay, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp đổi giấy phép cho nhà đầu tư này tới 6 lần, qua đó vốn đầu tư đến tháng 5/2013 đã được tăng lên là 301.231.565 USD. .

  Metro Cash & Carry: Từ doanh nghiệp tiên phong đến… trốn thuế - Ảnh 1

Metro là doanh nghiệp FDI tiên phong tại thị trường Việt Nam

Những năm đầu sự phát triển của Metro còn khá chậm tuy nhiên cũng đã tạo ra được thành công lớn. Thành công lớn nhất đó là việc đặt được chân vào thị trường, điều mà vô số nhà phân phối tương tự không làm được. Quy trình quản lý hiện đại khiến cho sản phẩm cuối cùng ở Metro đến tay người tiêu dùng là thấp hơn đáng kể so với ngoài chợ hay các siêu thị khác.

Mạng lưới hệ thống Metro gồm 01 trụ sở chính, 15 chi nhánh với 19 trung tâm (siêu thị) và 2 kho trung chuyển thuộc 16 tỉnh, thành phố. Mạng lưới này chủ yếu được mở rộng sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, và đặc biệt nhanh kể từ năm 2010. Từ năm 2010 đến năm 2012, Metro đã mở thêm 10 trung tâm mới, khá nhiều so với 9 trung tâm trong giai đoạn 9 năm trước đó.

Từ nghi án chuyển giá đến kết luận trốn thuế

  Metro Cash & Carry: Từ doanh nghiệp tiên phong đến… trốn thuế - Ảnh 2

Biểu đồ doanh thu trong 12 năm của Metro tại Việt Nam

Năm 2009, Metro có tên trong nghi án chuyển giá. Thời điểm đó, cùng với một số doanh nghiệp nước ngoài khác, Metro bị coi là đã liên tục khai lỗ và “có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế”.
Metro không phải là doanh nghiệp đầu tiên dính đến nghi án này mà từng có nhiều 10 cái tên khác từng được công bố, bao gồm Coca Cola, Keangnam, Unilever, Adidas, Big C, PepsiCo..

Đặc biệt 12/2012, theo thông tin từ Tổng cục Thuế cho hay trong một chiến dịch thanh kiểm tra giá, cơ quan này đã phát hiện việc gian lận “khủng”, theo đó một doanh nghiệp FDI đã khai sai giá vốn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, làm tăng giá vốn lên tới 80 triệu USD.

Mọi công tác thanh kiểm tra được kín kẽ chính vì thế sự việc cũng chỉ được dư luận xem là “nghi án” khi không có một thông tin chính xác cụ thể nào được công bố từ ngành thuế.

Cuối năm 2014, một thương vụ đình đám được triển khai, đó là thương vụ bán Metro cho Tập đoàn BJC (Thái Lan) đã được công bố, theo đó giá trị của toàn hệ thống Metro tại Việt Nam được định giá là 879 triệu USD.

Sự việc Metro dính nghi án chuyển giá cho tới thương vụ với BJC và cả kết luận của ngành thuế vừa qua đã trở nên đề tài sốt nóng. Cần xác định rõ là trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.

Một báo cáo ngành thuế công bố năm 2013 cho thấy Metro đứng đầu bảng trong danh mục các doanh nghiệp FDI khai lỗ. Trong hơn 12 năm hoạt động tại Việt Nam, duy nhất năm 2010, công ty báo lãi 116 tỷ đồng. Các năm còn lại, con số lỗ của của Metro dao động từ 89 đến 160 tỷ đồng.

Việc Metro báo lỗ 11/12 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam là điều khó chấp nhận được. Thời gian qua doanh nghiệp này mới chỉ nộp thuế giá trị gia tăng, môn bài, tiền thuê đất, thuế nhà thầu. Riêng thuế thu nhập doanh nghiệp, Metro chưa nộp đồng nào.

Câu chuyện lỗ liên tiếp 11 năm đã đặt ra nhiều câu hỏi được đặt ra. Cho dù trong những thông tin từ Tổng cục thuế ghi nhận qua thanh tra tại Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam có đưa ra nhữn nguyên nhân dẫn đến Metro báo lỗ. Theo đó nổi bật nhất chi phí trả cho các công ty liên kết ở Đức từ năm 2001-2013 là khá cao.

Bên cạnh đó trước năm 2010 Công ty đầu tư 9 trung tâm, từ năm 2010-2012 mở thêm 10 trung tâm. Theo đó, Các chi phí khấu hao, tiện ích, tiền thuê đất rất lớn là nguyên nhân chính gây ra các khoản lỗ cho trung tâm mới thành lập.

Ngoài ra để đảm bảo cả 19 trung tâm METRO luôn luôn hoạt động theo các tiêu chuẩn cao nhất của Đức, Công ty đã phải bỏ ra rất nhiều nguồn lực về nhân sự và vốn. Điều này đã dẫn đến chi phí hoạt động tăng cao trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi phí hao hụt tổn thất, chi phí đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chi phí đảm bảo an ninh…

Điều đáng nói là dẫu liên tục báo lỗ nhưng Metro vẫn tiếp tục mở rộng thị trường, công tác thanh kiểm tra đến đâu khi để tình trạng này kéo dài? Sự việc cho đến tận bây giờ mới được công bố thẳng thắn mà nói lỗi không chỉ riêng Metro mà là khâu quản lý của Việt Nam còn quá nhiều sơ hở và buông lỏng.

Việc kêu gọi đầu tư FDI vào Việt Nam là điều cần thiết trong xúc tiến đầu tư và thương mại, nếu quản lý đúng cách sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần vào ngân sách nhà nước và giải quyết lao động. Chính vì thế sự việc của Metro ngày hôm nay là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với công tác quản lý của ngành thuế.

Hoàng Hà

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.