ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Một con vi rút có sức công phá bằng vài quả bom nguyên tử
Friday, April 3, 2015 2:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tại hội nghị đại hội đồng liên minh nghị viện thế giới IPU-132 tổ chức tại Việt Nam. Các đại biểu đều có chung quan điểm chiến tranh mạng đang đe doạ hoà bình và an ninh thế giới.

Một con vi rút có sức công phá bằng vài quả bom nguyên tử - Ảnh 1

Một con vi rút có thể phá hoại tài sản tương đương vài quả bom nguyên tử (Ảnh minh họa) Thiệt hại không thể tính được

Nghị viện thế giới (IPU-132), tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra dự thảo nghị quyết “Chiến tranh mạng – Mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới” được các đại biểu thảo luận tại Ủy ban Thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế.

Tại Diễn đàn Nghị sĩ trẻ cho rằng chiến tranh mạng và tội phạm mạng tác động đến mọi chính phủ, tổ chức và người dân. Trong đó, giới trẻ là những người dễ bị tác động và ảnh hưởng nhất. Giới trẻ vừa “nhạy cảm” với những đổi mới về công nghệ vừa chưa đủ năng lực để nhận thức đúng về những mặt trái của các vấn đề mạng cũng như chưa thể tự bảo vệ mình trước các loại hình tội phạm mạng, chiến tranh mạng ngày càng diễn ra tinh vi, thường xuyên hơn.

Có đại biểu nêu quan điểm, chiến tranh mạng là cuộc chiến không đổ máu, nhưng lại có thể gây hậu quả chết người, có đại biểu nêu về hành lang pháp lý quốc tế liên quan tới an toàn an ninh mạng. Tuy nhiên, theo TS Lê Quang Minh, Trưởng phòng khoa hợc công nghệ và đào tạo, Viện công nghệ thông tin, đại học Quốc gia Hà Nội: Điều đó đã và đang gióng lên hồi chuông báo động về một cuộc chiến tranh mới- chiến tranh mạng toàn cầu, không phụ thuộc vào địa lý, mức độ nguy hại là rất lớn.Và nhận định của đại biểu nêu trên là hoàn toàn đúng thực tế.

Viện dẫn để chứng minh cho điều minh nói, TS Minh đã đưa ra Wikileak (trang web làm đau đầu các quốc gia lớn), hầu như các bí mật của các quốc gia luôn bị đưa thông tin lên trang web này, thậm chí cả quốc gia có tiềm lực về kinh tế, mạnh về quốc phòng như Mỹ, Anh, Trung Quốc đều bị lộ bí mật ở trang này. Điều đó chứng tỏ sự mất kiểm soát xảy ra ở nhiều quốc gia. Ví dụ như ngày giờ tập luyện, hay kế hoạch tấn công… đều bị phơi bày trên trang Wikileak, trong đó có Việt Nam. Điều này thật khủng khiếp!

Ở Việt Nam những năm gần đây đã và đang diễn ra tình trạng các website, cổng thông tin điệu tử trở thành mục tiêu tấn công hoặc thậm chí là đánh cắp thông tin. Đó là vấn đề nghi ngại liên quan tới an toàn, an ninh mạng. Thiệt hại về vấn đề an ninh mạng là không thể đo đếm được, mỗi hành vi, phương thức tấn công đều khác nhau, nhưng họ có chung một mục đích là lấy cắp thông tin và giữ liệu, những tài liệu mật để dành quyền kiểm soát.

Do đó, không chỉ hiện nay mà trước kia các nhà quản lý đã tính đến những mối nguy hiểm ẩn chứa từ việc sử dụng mạng. Cụ thể, năm 2004, Bộ trưởng bộ Công an Lê Hồng Anh đã ra quyết định số 71 quy định tất cả những máy tính chứa giữ liệu, tài liệu của cơ quan Nhà nước, những máy tính đó đều không được kết nối internet.

Tuy nhiên, sự mất cắp thông tin không chỉ liên quan tới kết nối mạng mà đôi khi sự mất cắp lại do chính chủ sở hữu gây ra. Tôi lấy ví dụ, hiện nay một cán bộ công an, cần phải sử dụng hai máy tính, một máy có kết nối internet, một máy không kết nối. Thế nhưng, khi anh ta phải dow văn bản hoặc copy các dữ liệu thông qua USB, sau đó lấy USB cắm vào máy tính không kết nối.

Vô hình chung chính những thao tác này đã làm lộ thông tin, họ đã vô tình gửi những thông tin mật đi theo con đường USB và điều này đồng nghĩa với việc không có điều gì được giữ bí mật. Điều này cực kỳ nguy hiểm.

Chính vì lý do đó, tại hội nghị một trong những vấn đề được nhiều đại biểu tập trung thảo luận là vai trò nghị viện có thể hoặc nên thực hiện, đặc biệt là bằng cách sử dụng quyền lập pháp và giám sát của mình để đảm bảo rằng các Chính phủ tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ hiện tại của mình hoặc tạo áp lực để khuyến khích họ đóng góp vào các hành động cụ thể khác.

Video tham khảo:

Trung Quốc đang tiến hành cuộc chiến tranh mạng nhằm vào Mỹ

Xuất phát từ thực tiễn, một số đại biểu cũng nêu thực tế trong nhiều trường hợp, việc áp dụng các ứng dụng hiện hành của luật pháp quốc tế không phải là một giải pháp hoàn hảo.

Quay trở lại vấn đề trong nước, bên cạnh những lỗi thiếu hiểu biết còn lỗi cố ý, không loại trừ những đối tượng như cá nhân tổ chức cố tình sử dụng mạng vào mục đich phi pháp. Cụ thể thông qua nhiều con đường, “tin tặc” sẽ lấy những thông tin quan trọng hoặc những thông tin cần thiết để nhằm mục đích tấn công, thậm chí khống chế đối phương. Tôi lấy ví dụ: Một ông cán bộ trong thời gian công tác không may vị cán bộ này phải làm kiểm điểm về một lỗi nào đó. Nếu thông tin này bị lọt ra ngoài thì điều gì sẽ xảy ra? Chưa nói đến những thông tin quan trọng trong triển khai truy bắt tội phạm, tin kinh tế, đặc biệt là na ninh quốc phòng và những bí mật của quốc gia.

Do đó, bên cạnh hành lang pháp lý về an toàn an ninh mạng thì cần phải có những giải pháp, những biện pháp khoa học kỹ thuật, cụ thể là những sản phẩm để chống lại, ngăn chặn…nhằm mục đích bảo vệ an toàn an ninh mạng nội bộ (những thông tin tài liệu hồ sơ mật trong nước) rấn cần những sản phẩm bảo vệ.

An tòan an ninh mạng phải là nỗ lực của toàn cầu

Trao đổi với TS Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện công nghệ thông tin được biết, trong những năm qua, việc sử dụng Internet và các hệ thống máy tính kết nối ngày càng lớn đã dẫn đến sự gia tăng mạnh về số ượng các cuộc tấn công trên không gian mạng. Ngày nay, hầu hết các cuộc xung đột chính trị, kinh tế hay quân sự đều có sự tham gia của yếu tố công nghệ cao. Một năm thế giới ước tình thiệt hại khoảng 400 tỷ USD. Nhiều chuyên gia hàng đầu về công nghệ thế giới đã ước tính, một con vi rút có sức phá hoại về mặt tài sản tương đương với vài quả bom nguyên tử. Đó là cuộc chiến tranh thực sự Hiện nay, một số nước trên thế giới đã phải thiết lập binh chủng về an ninh mạng để chống lại và phòng ngừa về an toàn an ninh mạng và không loại trừ một trong số họ muốn chiếm quyền kiểm soát của thế giới. Do đó, an toàn an ninh mạng phải là nỗ lực của toàn cầu.

Một con vi rút có sức công phá bằng vài quả bom nguyên tử - Ảnh 2

TS Nguyễn Ái Việt, Viện trưởng Viện công nghệ thông tin

Ở Việt Nam trước tiên cần thấy được sự tự bảo vệ chính mình là điều cần làm ngay. Trước kia sản phẩm nội địa về an ninh mạng là phần mềm BKAV, theo tôi là rất quan trọng. Vì mục đích chính là làm thế nào để không thất thoát những giữ liệu quan trọng ra ngoài. Mới đây Công ty Viegrid.com, đã cho ra đời sản phẩm truy cập internet và làm việc từ xa an toàn cho các mạng nội bộ của cơ quan doanh nghiệp (trời xanh việt viết tắt là V-AZUR). Đảm bảo hai vấn đề, không thất thoát giữ liệu quan trọng ra bên ngoài, không nhiễm mã độc vào bên trong.

Không tiến hành chiến tranh mạng nhằm vào nhau dưới bất kỳ hình thức nào

Đại biểu Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam – khuyến nghị IPU nên đưa ra tuyên bố chung kêu gọi tất cả quốc gia không tiến hành chiến tranh mạng nhằm vào nhau dưới bất kỳ hình thức nào, đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhanh chóng xây dựng hiệp ước quốc tế về an toàn và an ninh mạng, yêu cầu các quốc gia thành viên IPU tăng cường hợp tác an ninh mạng và xây dựng năng lực quốc gia về an ninh thông tin.

Lương Liễu

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.