“Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới nhưng mua sắm gì cũng cân nhắc rất kỹ lưỡng, ngay cả khi phải đối phó với Trung Quốc trỗi dậy”
Tàu Izumo
Kyle Mizokami – một chuyên gia quân sự của Mỹ viết trên tạp chí Week trụ sở tại thành phố New York rằng, nếu phải đối đe dọa từ quân đội Trung Quốc, Nhật sẽ biến tàu Izumo tàu tàu sân bay toàn diện để ứng phó.
Kyle Mizokami cho rằng việc Trung Quốc phát triển các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 như J-20, J-31 có thể thúc đẩy Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản điều chỉ chiếc tàu khu trục chở máy bay trực thăng thành một tàu sân bay toàn diện, đúng nghĩa.
Chuyên gia quân sự Mỹ gốc Nhật cho hay, tàu Izumo được thiết như một chiếc tàu khu trục cỡ lớn, có thể mang theo nhiều máy bay trực thăng, tuy nhiên, nó không phải là một chiếc khu hạm thông thường.
“Không có tàu khu trục nào dài hơn 800 foot, có lượng giãn nước 24.000 tấn cả” – ông Mizokami viết khi nói về tàu Izumo.
“Những tàu khu trục thông thường không có mặt sàn sân bay chạy dọc chiều dài tài, không có nhà chứa máy bay và khả năng mang đến 14 chiếc trực thăng như Izumo”.
“Đây là một trong những lý do hầu hết các nước, đặc biệt là Trung Quốc luôn coi Izumo là một tàu sân bay”.
Trước khi thua trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản sở hữu các hạm đội tàu chiến, tàu sân bay hùng mạnh nhất thế giới.
Ông Kyle Mizokami nói rằng hải quân của Đế chế Nhật Bản đã đưa đến 6 tàu sân bay tham gia các chiến dịch tấn công Cảng Trân Châu của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, sau khi mất gần như tất cả các tàu sân bay trong trận chiến Thái Bình Dương với Mỹ, Nhật Bản đã thua cuộc, thề sẽ không bao giờ sản xuất các loại vũ khí có thể đối nghịch với những tuyên bố trong hiến pháp hòa bình công bố sau Thế chiến II.
Theo hiến pháp hòa bình Nhật, Nhật Bản không được phép sở hữu các tàu sân bay, lực lượng lính thủy đánh bộ để thực hiện các chiến dịch quân sự mang tính tấn công.
Theo Mizokamu, đây cũng chính là lý do khiến tàu Izumo được Nhật Bản gọi là tàu khu trục trở trực thăng thay vì gọi là “hàng không mẫu hạm” hay “tàu sân bay”.
Tuy nhiên, sau năm 2017, một chiếc Izumo sẽ được đóng xong và có thể tình hình sẽ thay đổi.
Ông Mizokamu cho rằng Nhật Bản không có các thỏa thuận lớn để chi nhiều tiên cho phòng thủ dù nước này là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.
“Nhật Bản vẫn còn nợ nhiều với thống kê nợ công chiếm đến 230% GDP. Bất cứ bước đi nào để theo kịp khả năng quân sự của Trung Quốc đều phải cân nhắc thận trọng”.
“Nếu Nhật Bản chỉ có trực thăng thôi trên tàu Izumo thù tình hình Đông Á có thể sẽ hòa bình và lạc quan” – chuyên gia quốc phòng Mỹ nhận định.
2015-04-09 16:00:07