ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Các siêu cường cạnh tranh ngầm ở Nam Cực
Sunday, May 10, 2015 16:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Với trữ lượng dầu mỏ và khoáng sản lớn, nguồn sinh vật biển đa dạng, cùng những túi nước ngọt khổng lồ; Nam Cực đang là mục tiêu chiến lược của nhiều cường quốc.

Năm 1959, Hiệp định Nam Cực được ký kết, đến nay đã có 52 quốc gia trên toàn thế giới tham gia. Nội dung Hiệp ước bao gồm cấm các hoạt động quân sự ở châu lục này, nhằm bảo vệ Nam Cực như một vùng hoang dã cuối cùng của hành tin h; đồng thời cũng nghiêm cấm hoạt động khai thác thương mại tại đây.

Kể từ khi Hiệp định được ký, các quốc gia không ngừng đầu tư tài chính và nhân lực nghiên cứu “châu lục trắng”. Với nguồn dầu mỏ và khoáng sản lớn, lượng sinh vật biển giàu protein đa dạng, cùng những túi nước ngọt khổng lồ trong các khối băng; Nam Cực đang là mục tiêu chiến lược của nhiều cường quốc.

Những siêu cường “mạnh tay” đầu tư nghiên cứu Nam Cực có thể kể đến như: Mỹ, Úc, Trung Quốc và các nước phương Tây. Trong số đó, Trung Quốc được đánh giá là quốc gia tích cực nhất trong vài năm trở lại đây.

  Các siêu cường cạnh tranh ngầm ở Nam Cực - Ảnh 1

Một trạm nghiên cứu của Trung Quốc tại Nam Cực

Tháng 11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt chân đến thành phố Hobart ở bang Tasmania (Úc) để mở đường cho nỗ lực tăng cường hiện diện ở Nam Cực cách đó hơn 2.000 km. Ông Tập đã ký một hiệp ước năm năm với Chính phủ Úc cho phép tàu của Trung Quốc, và trong tương lai là máy bay, được tiếp tế nhiên liệu và thực phẩm trước khi hướng tới Nam Cực. 

Đứng trên boong tàu phá băng Tuyết Long, ông Tập tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẽ có mặt nhiều hơn ở Nam Cực, một trong số ít nơi trên trái đất vẫn chưa có sự khai phá của con người.

Năm 1985, Trung Quốc có trạm nghiên cứu đầu tiên ở Nam Cực. Nhưng đến nay, với quyết tâm bắt kịp những người đi trước, quốc gia này không ngừng tăng mạnh chi tiêu dành cho nghiên cứu. Hiện Trung Quốc đã có 5 trung tâm nghiên cứu, gần bằng Mỹ (6) và vượt qua Úc (3). Thậm chí Bắc Kinh còn cho đóng một tàu phá băng hiện đại trị giá 300 triệu đô la cùng nhiều máy bay hiện đại khác.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đẩy mạnh hoạt động khai thác, mục tiêu của họ là bắt được nhiều loài nhuyễn thể, động vật giáp xác nhỏ giàu protein ở vùng biển Nam Cực. Liu Shenl – Chủ tịch Tập đoàn Phát triển nông nghiệp quốc gia Trung Quốc từng cho biết, mục tiêu của quốc gia này là đánh bắt 2 triệu tấn nhuyễn thể một năm, tăng đáng kể so với sản lượng hiện nay.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định rằng, Bắc Kinh cũng sẽ chú trọng vào lĩnh vực du lịch. Mặc dù lượng khách từ Trung Quốc đến Nam Cực hiện vẫn còn nhỏ và chưa  công ty du lịch nào của họ được cấp phép mở tour đến đây, nhưng tình hình sẽ sớm thay đổi.

“Tôi nghĩ sẽ rất sớm có du khách Trung Quốc đi trên tàu của Trung Quốc với toàn bộ thủy thủ đoàn người Trung Quốc tới Nam Cực”, Anthony Bergin – Phó Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc cho hay.

Trước những động thái trên của  Bắc Kinh, có vẻ như không ít các siêu cường khác đang tỏ ra khá “nóng mặt”. Đặc biệt, sự lo lắng ấy càng có cơ sở khi Hiệp ước Nam Cực hết hiệu lực vào năm 2048 tới đây.

Úc – một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ, đồng thời có quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc, đang dõi theo những động thái của Bắc Kinh ở Nam Cực với một thái độ dè dặt và hết sức cảnh giác.

“Chúng ta không nên ảo tưởng về những chương trình nghị sự sâu sắc hơn. Đây là một phần trong một mô hình lớn hơn về cách tiếp cận hám lợi. Động cơ lớn của Trung Quốc là đảm bảo cung cấp năng lượng và lương thực lâu dài”, Peter Jennings – Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc nói.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, những khó khăn về điều kiện khí hậu khắc nghiệt cùng bất ổn về giá cả hàng hóa sẽ là 2 nguyên nhân chính khiến các nước, trong đó có Trung Quốc chưa thể bất tuân lệnh cấm khai thác khoáng sản ở tương lai gần.

Các nhà khoa học của Bắc Kinh đang muốn là những người đầu tiên đào và thu hồi được một lõi băng có chứa những quả cầu khí nhỏ. Nếu thành công, nó có thể cho biết về sự thay đổi khí hậu từ 1,5 triệu năm nay, đồng thời mở ra cơ hội tìm thấy nguồn năng lượng và khoáng sản khổng lồ.

Trước đó, dù đầu tư rất tốn kém nhưng các nhà khoa học châu Âu và Úc đều đã thất bại.

Trung Quốc đang đánh cược vào một vị trí “đẹp” để đào, đó là một khu vực có tên Vòm A (hoặc Vòm Argus) tức điểm cao nhất ở Nam cực. Nó được xem là một trong những nơi lạnh nhất thế giới, một đoàn thám hiểm của quốc gia này đã đến đây năm 2005 và lập trạm nghiên cứu năm 2009.

Khoảng 10 năm trước, các nhà khoa học châu Âu trích lấy được một lõi băng dài gần 2 đặm  và cho thấy lịch thời tiết 800.000 năm.

Việc một lõi băng có niên hạn lâu hơn nữa sẽ cho phép các nhà khoa học xem xét sự thay đổi các chu trình thời tiết trái đất từ 900.000 năm đến 1,2 triệu năm.

P.Tuyen

 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.