Khi thấy lưỡi có biểu hiện sau, phải đi khám ung thư ngay
Monday, May 11, 2015 22:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
1/ Biện của lưỡi cảnh báo bệnh ung thư:
- Cảm giác đau lưỡi:
Cảm giác đau lưỡi có thể cảnh báo tình trạng ung thư miệng lưỡi khi đã vào giai đoạn khá nặng vì thông thường các giai đoạn trước không gây đau. Cụ thể hơn, bạn sẽ thấy đau ở lưỡi khi nhai, nuốt. Nếu u ác tính phát triển lớn hơn thì cơn đau này có thể lan sang tai. - Có cục u trên lưỡi:
Nếu lưỡi có biểu hiện ung thư, phía cạnh lưỡi phần tiếp xúc với răng có thể phát triển các khối u màu đỏ hoặc màu trắng, lở loét gây khó khăn cho việc ăn uống. - Lưỡi có màu nâu:
Nếu lưỡi bỗng dưng xuất hiện một đốm nâu và càng ngày càng có biểu hiện tối màu hơn thì bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì tình trạng này tuy không cảnh báo ung thư lưỡi nhưng nó là biểu hiện giai đoạn sớm của bệnh ung thư da. - Lưỡi có nốt đỏ
Lưỡi có nốt đỏ hay vết loét có thể là do cảm lạnh, sốt. Những vết loét bình thường sẽ lành lại và biến mất trong vòng 1 tuần đến 10 ngày. Nhưng nếu kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng.
2/ Biểu hiện của lưỡi cảnh báo các bệnh khác: - Bề mặt lưỡi có nếp nhăn:
Các nếp nhăn dài trên bề mặt lưỡi là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục – bệnh giang mai. Bởi vậy, nếu bạn có biểu hiện này cộng thêm việc quan hệ tình dục không lành mạnh thì nhiều phần trăm bạn đã mắc căn bệnh khó chịu này. - Lưỡi có màu trắng:
Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, có thể lưỡi của bạn bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men). - Cảm thấy lưỡi nóng rát:
Hiện tượng này thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ mãn kinh. Nguyên nhân của nó là do nhiễm khuẩn, khô miệng hoặc thiếu dinh dưỡng. Cầm đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có được những lời khuyên trong cách khắc phục bệnh. - Lưỡi màu đỏ
Lưỡi đang hồng chuyển sang đỏ có thể là do thiếu hụt vitamin, sốt nóng và bệnh Kawasaki. Thiếu vitamin bao gồm thiếu sắt, vitamin B-12 và B-3. - Lưỡi đen hoặc vàng:
Lưỡi có những màu sắc lạ lùng trên là do vi khuẩn và nấm men hình thành trên bề mặt lưỡi. Uống cà phê, hút thuốc nhiều và vệ sinh răng miệng không tốt sẽ gây ra tình trạng trên. - Lưỡi có màu tím:
Đây là dấu hiệu phản ánh tình trạng viêm phế quản mãn tính, nồng độ Cholesterol cao và ăn nhiều thực phẩm lạnh. Cách khắc phục là ăn các thực phẩm có tính nóng như gừng, tỏi để mang lại cho lưỡi màu sắc hồng.
theo Trí Thức Trẻ, 10/5/2015
Filed under: Uncategorized
2015-05-11 21:00:09