Khoa học và vũ trụ Tàu thăm dò vũ trụ của NASA đã chụp được một đốm sang bí ẩn trên Ceres nhưng khi con tàu đến gần thì nó dần nhỏ lại. NASA đang kêu gọi ý kiến của mọi người về trường hợp này.
Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa sao Mộc và sao Hỏa. Hành tinh lùn này được Giuseppe Piazzi phát hiện vào ngày 01/01/1801. Tên được đặt theo nữ thần Hy Lạp là Ceres, nữ thần của cây cỏ, mùa màng và tình mẫu tử. Trong khoảng nửa thế kỷ sau khi được phát hiện, nó được cho là hành tinh thứ 8.
Với đường kính khoảng 950 km, Ceres là vật thể lớn nhất và nặng nhất trong vành đai chính, và chiếm 32% tổng khối lượng vành đai này.
Vào tháng 9/2007, tức là cách đây 8 năm, NASA phóng một tàu thăm dò vũ trụ mang tên Dawn đến khảo sát Ceres, con tàu này đã vượt qua hơn 400 triệu km (gấp 3 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, và vào ngày 19/2 vừa qua, tàu này đã chụp được những đốm sáng bí ẩn trên mặt hành tinh lùn Ceres.
Nếu nhìn bằng mắt thường, đốm sáng này sẽ giống như hình ở bên trái, còn nhìn qua camera nhiệt thì nó sẽ giống như hình bên phải, đốm sáng xuất hiện gần miệng núi lửa và khiến các nhà khoa học rất rất bối rối.
Vấn đề là, khi tàu Dawn tiến đến gần Ceres thì đốm sáng lại từ từ thu nhỏ lại. NASA đang dè dặt nhận định đốm sáng có thể là do một bề mặt phản chiếu, ví dụ một hồ băng hoặc mỏ khoáng sản, nhưng họ cũng đồng thời kêu gọi ý kiến của cộng đồng, bởi nhiều hình ảnh quan sát được, cho thấy đốm sáng này vẫn sáng trong khi khu vực xung quanh rất tối.
Vậy đốm sáng này là gì? Chỉ là một hố băng, hay là còn có bí ẩn gì đó đang nằm sâu dưới bề mặt Ceres, các nhà khoa học đang rất nôn nóng chờ đợi ngày tàu Dawn tiếp cận Ceres ở khoảng cách gần nhất từ trước đến nay. Khoảng cách này sẽ tiếp cận được vào ngày 6/6 tới đây. Chúng ta cùng chờ đợi.
Theo Tinhte
2015-05-30 03:00:33