Nghiên Cứu: Vắc xin Gây Ra Nhiều Phản Ứng Có Hại cho Trẻ Em Hơn Bất Kỳ Loại Thuốc Nào Khác
Tuesday, May 26, 2015 23:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Video: những trẻ em bị tổn thương sau tiêm chủng
Một đột phá mới trong nghiên cứu về tính an toàn của dược phẩm tại Thượng Hải, Trung Quốc đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về tần suất phản ứng lại với vắc xin của trẻ nhỏ.
Phản ứng gây hại hay còn gọi là phản ứng phụ, tác dụng ngoại ý (Adverse drug reactions – ADR) của thuốc là một quan ngại sức khỏe nghiêm trọng, và là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong, bệnh tật trên toàn thế giới. Hàng năm có hơn nửa triệu trẻ em phải tiếp nhận điều trị y tế do phản ứng phụ với thuốc và được chăm sóc tại các phòng khám ngoại trú hoặc phòng cấp cứu ở Hoa Kỳ.
Nghiên cứu tại Thượng Hải dựa trên các ca phản ứng phụ (ADR) ở trẻ em được báo cáo trong năm 2009. Kết quả cho thấy 42% trường hợp là do vắc xin, các phản ứng từ phát ban nhẹ ngoài da, cho đến những phản ứng chết người như quá mẫn và tử vong. Trong số tất cả dược phẩm gây ra phản ứng phụ ở trẻ em, vắc xin theo báo cáo là nguyên nhân phổ biến nhất.
Nghiên cứu này đặc biệt có ý nghĩa, bởi đa số kết quả báo cáo đến từ các bác sĩ, dược sĩ, và những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác. Chỉ có chưa đầy 3% kết quả báo cáo là từ người dùng thuốc.
Một báo cáo an toàn khác cũng về phản ứng phụ ở trẻ em mới được công bố bởi Viện nghiên cứu an toàn Dược phẩm (ISMP – the Institute for Safe Medication Practices). Báo cáo đã liệt kê top 15 loại dược phẩm gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.
Các loại thuốc an thần và thuốc giảm đau (đặc biệt là thuốc giảm đau kháng viêm ibuprofen) cho thấy các tác dụng phụ nổi bật nhất trong danh sách top 15. Báo cáo cũng đề cập đến một số tác dụng phụ về tâm lý, như: thái độ hung hăng và ý nghĩ tự sát – đó là những triệu chứng thường xuyên xảy ra được báo cáo nhiều nhất sau khi sử dụng 10/15 loại thuốc.
Thuốc và vắc xin nguy hiểm hơn đối với người trẻ tuổi
Dưới đây là 3 xu hướng chính rõ nét nhất trong kết quả nghiên cứu về phản ứng với thuốc tại Trung Quốc:
Giới tính: Nam giới (60%) bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới (40%)
Độ Tuổi: Trẻ nhỏ dễ bị tác dụng phụ.; 65% các phản ứng có hại của thuốc được báo cáo cho trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, và khoảng 40% đối với trẻ em trong độ tuổi từ 2 tháng đến 2 năm tuổi. Trẻ sơ sinh (1 tháng tuổi) có tỷ lệ báo cáo nghiêm trọng nhất. Theo viện ISMP và những nhà nghiên cứu khác cùng khẳng định rằng số ca phản ứng phụ cao nhất trong năm đầu đời – vì vậy, các bậc phụ huynh mới sinh con, xin hãy thận trọng!
Sử dụng hỗn hợp thuốc: Trẻ em tiếp xúc với càng nhiều thuốc thì càng có khả năng phản ứng với thuốc nghiêm trọng hơn; tương tác thuốc-thuốc (DDI – “drug-to-drug interactions”) đang ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn khi người bệnh sử dụng hỗn hợp thuốc. (Thuật ngữ tiếng anh là “Polypharmacy”, nghĩa là người bệnh sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh).
Phản ứng với vắc-xin là rất khó nhận biết, bởi thông thường nhiều loại vắc-xin được sử dụng cùng nhau. Cùng với các độc tố hiệp đồng và nhiều tương tác bất lợi xảy ra, chúng ta khó có thể xác định và phân biệt được một loại thuốc gây ra tác dụng nào đó. Ai cũng biết rằng các phản ứng đối với vắc-xin chưa được báo cáo đầy đủ, bởi nhiều bác sĩ chỉ coi các triệu chứng xuất hiện là “trùng hợp ngẫu nhiên”, họ phủ nhận nó có liên quan tới việc tiêm chủng vắc-xin.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đưa ra nhận định dưới đây về việc tại sao họ tin rằng vắc-xin lại gây ra quá nhiều phản ứng phụ như vậy:
“Tỷ lệ ADR do vắc-xin là cao hơn rất nhiều so với các loại thuốc khác, và điều này có lẽ có liên quan đến loại vắc-xin và số lượng tiêm chủng đang được áp dụng tại Trung Quốc. Bởi việc chủng ngừa thông thường tại Trung Quốc đã lên tới 15 loại vắc-xin, cao hơn rất nhiều so với Ấn Độ và Việt Nam là 7 loại, Thái Lan 9 loại, và Mỹ là 11 loại. Và bởi hầu hết vắc-xin ở Trung Quốc là loại ‘vắc-xin sống và đã bị giảm độc lực’ (“Live, Attenuated Vaccines”), nó có thể có nguy cơ cao hơn đối với sự an toàn của người bệnh.”
Mối liên hệ giữa tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ và tỷ lệ tiêm vắc-xin cao?
Mỹ là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ tử vong cao nhất trong số các nước phát triển. Và trẻ nhỏ ở Mỹ cũng được tiêm chủng nhiều nhất – 26 liều vắc-xin tính đến cuối năm đầu đời. Có phải đây chỉ là một sự trùng hợp? Nếu vắc-xin thật sự bảo vệ sức khỏe của trẻ em, thì nước Mỹ đáng lẽ phải được tận hưởng niềm vui có tỷ lệ trẻ tử vong thấp, phải vậy không?
Những trường hợp phản ứng phụ cấp tính thật sự được báo cáo chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Còn có rất rất nhiều những tác động độc hại nữa nếu chúng ta cân nhắc đến chứng viêm não và bệnh não hậu vắc-xin, rối loạn chức năng miễn dịch, bại liệt, và những di chứng khác có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Những di chứng này là hệ quả có liên quan tới cả virút sống bị giảm độc lực (live attenuated virus) và các loại vắc-xin khử hoạt tính trên khắp thế giới, đặc biệt là những loại được sử dụng tại các quốc gia đang phát triển. Những tác hại đáng buồn này đã được minh chứng trong bài nghiên cứu tiêu biểu nói trên.
Nếu hệ miễn dịch của con cái bạn không hoạt động tốt, đứa bé có lẽ sẽ dễ tổn thương hơn những đứa trẻ thông thường khi có phản ứng nghiêm trọng đối với vắc-xin. Điều không may là, hiện tại chỉ có rất ít biện pháp xác định liệu chức năng miễn dịch của đứa trẻ vẫn hoạt động bình thường hay các nhân tố gây hại từ môi trường, di truyền và sinh học khiến bé dễ tổn thương hơn với những tác hại từ vắc-xin.
Điều này nghĩa là một phản ứng bất lợi đối với vắc-xin có thể là dấu hiệu ban đầu cho thấy hệ thống miễn dịch của con bạn dễ tổn thương trước những tác dụng phụ không điển hình của vắc-xin. Và một điều đáng buồn là, trong một số trường hợp, thương tổn đối với não bộ hoặc hệ miễn dịch gây ra bởi vắc-xin là vô cùng nghiêm trọng và dai dẳng. Theo tiến sĩ Kelly Brogan, một trong những vấn đề cơ bản nhất với mô hình vắc-xin hiện nay đó là chúng ta chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tính an toàn vắc-xin – và minh chứng cho độ an toàn thì còn rất ít: “Lịch trình tiêm chủng hiện nay chưa bao giờ được nghiên cứu kỹ lưỡng – không phải chỉ một loại vắc-xin trong một lần tiêm chủng so với chương trình tiêm chủng, mà là nhiều loại vắc-xin được tiêm cùng lúc, hoặc thực hiện toàn bộ chương trình tiêm chủng dài hạn với 49 liều trong 14 loại vắc-xin cho đến khi trẻ lên 6 tuổi.”
Chính phủ trao giấy phép miễn trách nhiệm cho các cơ sở sản xuất vắc-xin
Năm 1988, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật bảo vệ y bác sĩ và các nhà sản xuất vắc-xin khỏi các vụ kiện tụng thương tích do vắc-xin gây ra. Trước đạo luật này, hầu hết y bác sĩ đều thận trọng hơn rất nhiều khi tiêm vắc-xin cho những trẻ đã từng có phản ứng phụ đối với vắc-xin – bởi họ sợ bị kiện tụng.
Lấy ví dụ, toàn bộ vắc-xin ho gà trong một mũi tiêm DPT được biết là có thể gây ra tai biến, kêu thét, và sốc trụy do viêm não. Trước năm 1988, các bác sĩ nhi khoa được cảnh báo không nên tiêm DPT cho trẻ có tiền sử co giật trong 72 giờ đầu sau khi tiêm DPT. Nhưng hiện nay, các bác sĩ và nhà sản xuất vắc-xin đã được bảo vệ trước luật pháp, người ta không còn coi phản ứng vắc-xin là nghiêm trọng nữa, thậm chí cho rằng nó chỉ là trường hợp ‘ngẫu nhiên’… đương nhiên, đó KHÔNG còn là chuyện nhỏ nữa khi trẻ mắc các triệu chứng này lại chính là con cái bạn! Y bác sĩ và nhà sản xuất đã được bảo vệ…. nhưng ai sẽ bảo vệ con cái bạn đây?
Quan niệm sai lầm cơ bản về sự miễn dịch
Các nhà sản xuất vắc-xin muốn người dùng tin rằng chất miễn dịch từ vắc-xin có sức mạnh ngang bằng hoặc tốt hơn khả năng đề kháng của cơ thể khi tiếp xúc tự nhiên với mầm bệnh, nhưng điều này đơn giản không phải là vấn đề mấu chốt. Có nhiều điểm khác biệt quan trọng giữa khả năng miễn dịch tự nhiên và sự sản xuất kháng thể tạm thời được tạo ra do vắc-xin. Vắc-xin không thể có năng lực bảo vệ 100% bởi chúng chỉ cung cấp chất miễn dịch nhân tạo, tạm thời và thường kém hơn so với khả năng miễn dịch mà cơ thể đạt được qua việc tiếp xúc tự nhiên với căn bệnh.
Miễn dịch là một quá trình phức tạp với nhiều phần chuyển động—miễn dịch, thần kinh và nội tiết—chứ không phải là sản phẩm mà ngành công nghiệp dược phẩm cung cấp cho công chúng. Quan niệm giản lược phổ biến cho rằng miễn dịch không gì hơn là một phản ứng kháng nguyên-kháng thể, một quá trình giản đơn to lớn—ấy là chưa kể đến quan điểm cho rằng, với vắc-xin, chúng có thể cải thiện quá trình sinh học mà “Tự nhiên” phải mất tới hàng ngàn thậm chí hàng triệu năm để hoàn thiện. Ví dụ, chúng ta có thể xem xét bệnh sởi. Theo tiến sĩ Suzanne Humphries, thì:
“Bởi hầu hết các vắc-xin được tiêm vào cơ thể, màng nhầy đã bị bỏ qua và như vậy cơ thể có tạo ra các chất kháng thể trong máu nhưng không có kháng thể niêm mạc. Việc tiếp xúc với niêm mạc sẽ góp phần vào việc sản xuất các chất kháng thể trong tuyến vú. Nếu trẻ tiếp xúc với virus trong khi đang bú sữa từ người mẹ có miễn dịch tự nhiên, sẽ dẫn đến nhiễm trùng nhưng không có triệu chứng và kết quả là trẻ có khả năng miễn dịch lâu dài với loại virus này. So sánh với những bà mẹ có hệ miễn dịch tự nhiên và những bà mẹ được tiêm chủng có kháng thể ở cấp độ thấp hơn trong huyết thanh và sữa, thì những trẻ sơ sinh từ những bà mẹ có kháng thể tự nhiên này sẽ không được bảo vệ.”
Trước kỷ nguyên vắc-xin, các bà mẹ được miễn dịch tự nhiên đối với bệnh sởi và họ truyền khả năng đề kháng đó cho con cái thông qua nhau thai và sữa mẹ. Nhưng những bà mẹ được tiêm chủng không thể truyền lại “miễn dịch” sinh ra từ vắc-xin bởi vấn đề đã nói bên trên. Kết quả là, trẻ sơ sinh từ những bà mẹ sinh ra sau năm 1963 dễ tổn thương trước bệnh sởi hơn so với trẻ từ những bà mẹ lớn tuổi hơn. Đối với một đứa trẻ khỏe mạnh với chức năng miễn dịch thông thường, bệnh sởi không phải là một căn bệnh chết người—thực tế, 30% trường hợp mắc bệnh sởi trong số những trẻ không được chủng ngừa đã bị bỏ qua, bởi chúng rất nhẹ.
Đáng lưu ý là bệnh ho gà và quai bị được báo cáo gần đây đang bùng phát là xảy ra chủ yếu ở những người đã được tiêm phòng —và cả việc “bùng nổ” bệnh sởi cũng gồm cả những trường hợp đã được chủng ngừa trước đó — phủ nhận quan điểm cho rằng người đã được tiêm chủng sẽ không thể mắc hay truyền các bệnh truyền nhiễm. Sự thật rằng rất nhiều những người đã qua tiêm phòng vẫn mắc bệnh là một ví dụ điển hình cho thấy tiêm vắc-xin không đảm bảo sẽ có một thân thể khỏe mạnh. Thực tế, giữ gìn hệ thống miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng đảm bảo, luyện tập, giảm stress và hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường là cách hiệu quả hơn để cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất và cũng giúp bạn phục hồi nhanh hơn khi bị bệnh.
Sự thật về miễn dịch cộng đồng
Một trong những ý kiến được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất trong cuộc tranh luận về vắc-xin là thuật ngữ “miễn dịch cộng đồng”. Đây là thuật ngữ được lan truyền bở những người ủng hộ tiêm chủng vắc-xin, nhưng lại không thật sự hiểu về khái niệm này. Họ cho rằng nếu 95% hoặc nhiều hơn dân số có thể được ‘miễn dịch’ đối với một căn bệnh truyền nhiễm nào đó thông qua chủng ngừa vắc-xin, thì căn bệnh đó sẽ bị loại trừ hoặc được kiểm soát. Trước những ý kiến này, tuy vậy, có rất ít bằng chứng cho thấy vắc-xin giúp xóa sổ bệnh tật thậm chí ngay cả khi chúng ta đã đạt tới mức độ tiêm vắc-xin ‘miễn dịch cộng đồng’. Một số dịch bệnh thông thường xảy ra gần đây, như là bệnh sởi, là một minh chứng cho điều này.
Lạm dụng tiêm vắc-xin không chỉ dẫn chúng ta đến những phản ứng phụ có nguy cơ tiềm tàng, mà còn tổn hại tới sức khỏe của cộng đồng. Hãy xem xét ví dụ bệnh thủy đậu. Theo tiến sĩ Humphries, thì:
“Trước chương trình tiêm chủng thủy đậu phổ quát, 95% người trưởng thành từng mắc bệnh thủy đậu tự nhiên (thường ở trẻ em trong độ tuổi đến trường)—những trường hợp này thường là bệnh lành tính và mang lại khả năng miễn dịch lâu dài. Tỷ lệ phần trăm cao của những người có miễn dịch lâu dài đã bị tổn hại bởi việc tiêm chủng trên diện rộng đối với trẻ em, mà việc tiêm chủng chỉ mang lại cao nhất 70-90% khả năng miễn dịch tạm thời và không biết trước thời gian hiệu lực của nó—do đó, bệnh thủy đậu đã lây lan tới nhiều người trong đó những người trưởng thành dễ bị tổn thương hơn, có nguy cơ tử vong cao gấp 20 lần và nguy cơ phải nhập viện gấp 15 lần so với trẻ em. Thêm vào đó là tác dụng phụ của cả hai loại vắc-xin thủy đậu và zona, cũng như khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh zona theo ước tính là những người trưởng thành ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi”.
Nếu một đứa trẻ đang bị thủy đậu tiếp xúc với người trưởng thành từng bị thủy đậu khi còn nhỏ, thì sẽ tạo ra cho người trưởng thành đó ‘chất tăng cường’ tự nhiên. Chất tăng cường này không gây ra triệu chứng bệnh, mà ngược lại, giúp tăng cường khả năng miễn dịch đối với bệnh này. Nhưng kể từ khi vắc-xin thủy đậu ra đời vào năm 1995, tiếp theo là ủy nhiệm vắc-xin thủy đậu tại các tiểu bang, thì những người trưởng thành trong xã hội có được ít ‘chất tăng cường’ tự nhiên hơn trước. Hiện tại đang có dịch bệnh zona ở người trưởng thành – nhưng lại chỉ có duy nhất công ty Merck là nhà sản xuất vắc-xin thủy đậu và zona.
Vắc-xin dẫn tới những chủng bệnh mới xuất hiện
Vắc-xin còn có những tác dụng không mong muốn, đó là tạo ra những chủng bệnh mới hoặc những chủng bệnh độc hại hơn, tương tự như khi lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến kháng thuốc kháng sinh. Chủng viruts ho gà B. đã tiến hóa để tránh các loại vắc-xin DPT/DtaP vốn là vắc-xin được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới kể từ đầu những năm 1950. Chủng ho gà B. đã biến đổi và mang theo nhiều triệu chứng bệnh nghiêm trọng.
Đôi khi, áp lực từ vắc-xin lên một thể sinh bệnh sẽ khiến cho những chủng bệnh không-vắc-xin có ưu thế hơn. Điều này đúng với một số trong hơn 80 chủng phế cầu khuẩn mà không có trong các vắc-xin phế cầu khuẩn (Prevnar-7 và Prevnar-13). Chúng đã trở nên phổ biến hơn kể từ khi vắc-xin được sử dụng năm 2000. Một số trong những chủng bệnh không-vắc-xin này hiện đang gây bệnh nghiêm trọng. Hiện tượng này là kết quả trực tiếp từ việc các thể vi sinh vật gây bệnh phải thích nghi và tồn tại khi có vắc-xin.
Vấn đề là, ngay cả khi vắc-xin có khả năng kỳ diệu tiêu trừ tất cả những căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất, thì đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi chủng bệnh mới lại xuất hiện—có khả năng còn nguy hiểm và đáng sợ hơn nữa! Cơ thể sống luôn có cách tìm biện pháp để sinh tồn. Và chúng ta sẽ ít được chuẩn bị để đương đầu với những kẻ xâm lược mới này nếu như hệ thống miễn dịch của chúng ta bị thương tổn, vì nó có thể gây ra bởi vắc-xin. Với nhìn nhận như vậy, tiêm chủng có thể thúc đẩy các căn bệnh truyền nhiễm hơn là loại trừ nó.
Nếu bạn cho rằng NHẤT ĐỊNH phải có cách tốt và an toàn hơn để giữ gìn sức khỏe hơn là liên tục phải tiêm vắc-xin mới, bạn đã đúng rồi đó. Không có những công thức phức tạp, không có những phác đồ mở rộng… mà chỉ là những lựa chọn lối sống cơ bản và lành mạnh. Hãy ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, tập luyện hiệu quả và nhất quán, kiểm soát căng thẳng, và tránh tiếp xúc với các chất độc hại bất cứ khi nào có thể. Thực hiện một số điều chỉnh lối sống sẽ cho phép bạn gìn giữ sức một cơ thể khỏe mạnh tự nhiên, gồm cả sức đề kháng đối với bệnh tật. Và tất nhiên, chúng ta vẫn luôn nhận được lợi ích từ sự hỗ trợ và chăm sóc của những y bác sĩ tài đức.
Tìm kiếm một vị bác sĩ thông thái
Nếu bạn là một bệnh nhân, điều tùy thuộc nơi bạn là tìm được một bác sĩ mà bạn có thể tin tưởng, và đó nên là người sẽ tránh sử dụng vắc-xin khi đối mặt với những phản úng vắc-xin trước đó. Cũng đừng ngại đứng lên vì quyền lợi bảo vệ con cái của mình. Có rất nhiều bác sĩ nhi khoa thông thái luôn có cách ‘tiếp cận thận trọng’, bởi họ quan tâm đến việc ngăn ngừa những phản ứng phụ, thương tổn và tử vong. Đó là sức khỏe của chính bạn, là gia đình bạn và là lựa chọn của chính bạn.
Hãy kiếm tìm cho đến khi bạn gặp được một y bác sĩ chăm sóc sức khỏe đầy hiểu biết và giàu tình yêu thương, đó là người sẽ cùng bạn đưa ra những quyết định tốt nhất cho bạn và gia đình. Nếu bạn là một bậc phụ huynh có trẻ sơ sinh, hãy đặc biệt cẩn trọng với tất cả các loại thuốc và tuyệt đối CHỈ sử dụng chúng nếu thật sự cần thiết. Như bạn đã thấy, trẻ nhỏ là dễ thương tổn nhất. Nếu bạn hoặc con cái bạn có phản ứng phụ đối với thuốc hoặc vắc-xin, hãy xin tư vấn bác sĩ ngay lập tức, và hãy báo cáo lại vớiVAERS – Hệ thống Báo cáo Sự việc gây phản ứng phụ từ Vắc-xin, và hãy khuyến khích bác sĩ của mình làm điều tương tự.
Bảo vệ quền lợi của bạn bằng những hiểu biết về việc miễn giảm hay đồng ý tiêm vắc xin.
Với tất cả những điều không chắc chắn xung quanh vấn đề an toàn và hiệu quả của vắc-xin, điều vô cùng quan trọng là bảo vệ quyền lợi của bạn để đưa ra những lựa chọn độc lập cho sức khỏe hay tự nguyện thực hiện tiêm chủng. Mọi người ở Mỹ cần cấp bách đứng lên và đấu tranh để gìn giữ và mở rộng việc bảo vệ chấp thuận đối với vắc-xin trong các điều luật y tế cộng đồng và việc làm. Cách tốt nhất thực hiện điều này là mỗi cá nhân cần tham gia cùng các nhà lập pháp tiểu bang và nâng cao nhận thức cho các nhà lãnh đạo trong cộng đồng.
Bài viết được công bố dưới sự cho phép của Mercola.com. Đọc bài gốc tại đây
*Ảnh em bé đang được tiêm chủng trên Shutterstock
Theo vietdaikynguyen.com
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo