ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
TẠi Sao Stalin ĐƯỢc DỰng TƯỢng, CÒn Hitler ThÌ KhÔng?
Sunday, May 24, 2015 18:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1NdHU5aXUxRkd2RS9WV0otMy1SWUplSS9BQUFBQUFBQVY3VS9Nbk1kMHZETHJEZy9zMTYwMC9zdGFsaW4tc3RhdHVlLTQ4OHgyNzYuanBn
Phần đầu và chân bức tượng Stalin.
Hitler và Stalin là hai kẻ độc tài tàn nhẫn từng tiến hành những vụ thảm sát trên diện rộng. Nhưng trong khi người ta không thể hình dung ra một bức tượng Hitler ở Berlin hay ở bất cứ nơi nào khác trên nước Đức, thì những bức tượng Stalin lại được khôi phục trên những thị trấn ở khắp Gruzia (quê hương của Stalin), và một bức tượng khác sắp được dựng lên ở Moskva như một phần trong việc tưởng niệm tất cả các nhà lãnh đạo Liên Xô.
Sự khác biệt trong thái độ không chỉ giới hạn trong biên giới của các quốc gia mà Hitler và Stalin từng cai trị. Ở Mỹ, có một bức tượng bán thân của Stalin ở Đài tưởng niệm D-Day Quốc gia ở Virginia. Ở New York, tôi (Peter Singer) mới ăn tối tại một nhà hàng Nga có đồ dùng kiểu Xô viết, nữ phục vụ mặc đồng phục Liên Xô, và một bức tranh vẽ các nhà lãnh đạo Xô viết, trong đó nổi bật là Stalin. New York cũng có một Quán ba KGB. Theo tôi được biết, không có nhà hàng nào mang phong cách Đức Quốc xã ở New York; và cũng không có quán ba Gestapo hay SS nào.
Bức tượng bán thân của Stalin ở Mỹ.
Vậy tại sao Stalin lại tương đối được chấp nhận hơn so với Hitler?
Trong một cuộc họp báo hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng biện minh. Khi được hỏi về kế hoạch dựng tượng Stalin của Moskva, Putin nhắc đến Oliver Cromwell, lãnh đạo phe Nghị viện trong cuộc Nội chiến Anh hồi thế kỷ 17, và hỏi: “Sự khác biệt thực sự giữa Cromwell và Stalin là gì?” Rồi Putin tự mình trả lời câu hỏi: “Chẳng khác gì,” và sau đó mô tả Cromwell là một “kẻ xảo quyệt” “có vai trò rất mơ hồ trong lịch sử nước Anh.” (Có một bức tượng Cromwell được dựng bên ngoài Viện Thứ dân [tức Hạ viện] ở London.)
“Mơ hồ” là lời mô tả hợp lý cho tính đạo đức trong những hành động của Cromwell. Tuy thúc đẩy quyền lực của nghị viện ở Anh quốc, chấm dứt nội chiến, và cho phép một mức độ khoan dung tôn giáo nhất định, Cromwell cũng ủng hộ phiên tòa xét xử và hành quyết vua Charles I, và hung bạo xâm chiếm Ireland để phản ứng lại mối đe dọa từ liên minh giữa người Công giáo Ireland và Hoàng gia Anh.
Nhưng không như Cromwell, Stalin phải chịu trách nhiệm trước vô số cái chết của những người dân thường, bên ngoài các cuộc chiến tranh và chiến dịch quân sự. Theo Timothy Snyder, tác giả cuốn Bloodlands (Những vùng đất đẫm máu, châu Âu giữa Hitler và Stalin), khoảng 2 đến 3 triệu người đã chết trong các trại lao động cưỡng bức (gọi là Gulag) và có lẽ khoảng 1 triệu người đã bị bắn chết trong cuộc Đại Thanh trừng cuối những năm 1930. Khoảng 5 triệu người chết đói trong nạn đói 1930-1933, trong đó có 3,3 triệu người Ukraina thiệt mạng vì một chính sách có chủ đích liên quan đến quốc tịch hay thân thế trung nông của họ, được gọi là kulak (tầng lớp địa chủ).
Ước tính của Snyder về tổng số nạn nhân của Stalin không tính đến những người sống sót sau những trại lao động cưỡng bức hay bị lưu đày trong nước dưới những điều kiện khắc nghiệt. Nếu tính cả họ thì có khoảng 25 triệu người phải chịu đựng nỗi thống khổ dưới chế độ độc tài của Stalin. Tổng số người chết mà Snyder quy trách nhiệm cho Stalin thấp hơn con số thường được trích dẫn là 20 triệu người, con số này được ước tính trước khi giới sử gia tiếp cận được văn khố của Liên Xô. Dù thế nào thì đó cũng là một con số khủng khiếp – tương đương số lượng người mà Đức Quốc xã sát hại (trong khoảng thời gian ngắn hơn).
Hơn nữa, các tài liệu lưu trữ của Liên Xô cho thấy chúng ta không thể nói rằng những vụ giết người của Đức Quốc xã là tồi tệ hơn vì chúng nhắm đến các nạn nhân dựa trên cơ sở chủng tộc hay sắc tộc của họ. Stalin cũng nhắm đến một số nạn nhân dựa trên cơ sở đó – không chỉ có người Ukraina, mà còn có cả những người dân tộc thiểu số của các nước có chung đường biên giới với Liên Xô. Những cuộc bức hại của Stalin cũng nhắm đến một số lượng lớn người Do Thái.
Không có phòng hơi ngạt nào, và cứ cho là động lực đằng sau những vụ sát hại của Stalin không phải là diệt chủng, mà là mối đe dọa hay sự đối lập, dù thật hay tưởng tượng, tới chế độ của Stalin. Nhưng điều đó cũng không thể biện minh cho quy mô của việc sát hại và tù đày đã diễn ra.
Nếu có bất cứ sự “mơ hồ” nào về lý lịch đạo đức của Stalin, thì nó có lẽ là vì chủ nghĩa cộng sản cũng có điểm đồng về những ước muốn cao thượng hơn như của chúng ta, là tìm kiếm sự bình đẳng cho tất cả và chấm dứt đói nghèo. Không thể tìm thấy khát vọng phổ quát nào như vậy trong chủ nghĩa quốc xã, thứ rõ ràng là không quan tâm đến những gì là tốt cho tất cả mà chỉ quan tâm đến những gì là tốt cho một nhóm chủng tộc, và chủ nghĩa quốc xã rõ ràng là được thúc đẩy bằng thái độ hận thù và khinh miệt với các nhóm dân tộc khác.
Nhưng chủ nghĩa cộng sản dưới thời Stalin lại đi ngược lại chủ nghĩa quân bình, vì nó trao quyền lực tuyệt đối cho một số ít, và phủ nhận mọi quyền lợi của số nhiều. Những người bênh vực danh tiếng của Stalin ghi nhận ông đã đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo; nhưng hàng triệu người đáng lẽ cũng đã được cứu thoát khỏi đói nghèo mà không cần phải sát hại và giam giữ hàng triệu người khác.
Một số người khác bảo vệ sự vĩ đại của Stalin dựa trên vai trò của ông trong việc đẩy lui cuộc xâm lược của Đức Quốc xã và cuối cùng là đánh bại Hitler. Nhưng cuộc thanh trừng những lãnh đạo quân đội trong cuộc Đại Thanh trừng của Stalin đã làm suy yếu nghiêm trọng Hồng Quân, việc Stalin ký Hiệp ước Bất tương xâm Xô-Đức năm 1939 đã mở đường cho sự khởi đầu của Thế chiến II, và sự mù quáng của Stalin trước mối đe dọa của Đức Quốc xã năm 1941 đã khiến Liên Xô không được chuẩn bị để chống lại cuộc tấn công của Hitler.
Đúng là Stalin đã đưa đất nước của ông đến thắng lợi trong chiến tranh, và đến một vị thế quyền lực toàn cầu mà nó chưa từng đạt được trước đó, một điều cũng là lý do khiến nó sụp đổ sau này. Hitler, ngược lại, đã để đất nước của mình tan rã, bị chiếm đóng, và bị chia cắt.
Mọi người đồng cảm với đất nước mình và ngưỡng mộ những người đã dẫn dắt nó ở thời kỳ đỉnh cao nhất. Điều đó có thể giải thích lí do tại sao người Moskva lại sẵn sàng chấp nhận một bức tượng Stalin hơn là người Berlin sẵn sàng chấp nhận một bức tượng Hitler.
Nhưng đó có thể chỉ là một phần lí do của thái độ đối xử khác biệt đối với hai kẻ giết người hàng loạt này. Nó vẫn còn khiến tôi bối rối trước nhà hàng mang phong cách Xô viết và Quán ba KGB ở New York.
Peter Singer là Giáo sư Đạo đức sinh học (Bioethics) tại Đại học Princeton và Giáo sư Danh dự tại Đại học Melbourne. Các cuốn sách của ông bao gồm Animal Liberation, Practical Ethics, One World, The Ethics of What We Eat (đồng tác giả với Jim Mason), Rethinking Life and Death, The Point of View of the Universe, đồng tác giả với Katarzyna de Lazari-Radek, và gần đây nhất là The Most Good You Can Do. Năm 2013, ông được Viện Gottlieb Duttweiler vinh danh là “nhà tư tưởng đương thời có ảnh hưởng nhất” thứ ba trên thế giới.
Nguồn: Peter Singer, “A Statue for Stalin?” Project Syndicate, 09/01/2014.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Theo NCQT
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.