ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Truy tìm ‘gạo nhựa’ độc hại, tiềm ẩn nguy cơ chết người
Saturday, May 23, 2015 0:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Dư luận tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đang truyền nhau thông tin về loại gạo giả làm bằng nhựa độc của Trung Quốc sản xuất đã thâm nhập vào bữa cơm hàng ngày của người dân.

Thông tin này khiến người dân rất hoang mang, và thận trọng hơn trong việc mua gạo để sử dụng. PV báo Người Đưa Tin đã thâm nhập thị trường gạo tại TP.HCM, và một số tỉnh miền Tây để làm rõ thông tin này.

Đáng sợ gạo nhựa độc hại

Tại Việt Nam trước đây cũng từng xôn xao thông tin người dân mua nhầm gạo giả, nấu lên ăn không được mà chỉ nghe mùi nilon. Vì ham lợi nhuận, có thể, nhiều cửa hàng, vựa, tiệm tạp hóa kinh doanh gạo sẽ tiếp tay tiêu thụ sản phẩm cho các đối tượng sản xuất gạo giả từ Trung Quốc. Chị Nguyễn Phi Yến (30 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM) bức xúc: “Thực sự, tôi rất hoang mang khi nghe thông tin gạo nhựa có thể gây chết người. Thường ngày, tôi mua gạo cũng rất chủ quan như nhìn tên gạo, giá rồi để người bán xúc gạo cho vào túi mà không cần kiểm tra. Từ nay, mỗi bữa cơm chắc phải ăn thử trước rồi mới dám để cho cả nhà ăn”.

  Truy tìm 'gạo nhựa' độc hại, tiềm ẩn nguy cơ chết người - Ảnh 1

Gạo nhựa Trung Quốc đang đe dọa bữa cơm của nhiều gia đình.

Anh Trần Văn Thanh (35 tuổi, ngụ TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) lại tỏ ra tin tưởng: “Việt Nam còn xuất khẩu gạo, thì cần gì nhập mấy loại gạo đó. Có chăng mấy cửa hàng hám lợi mua về bán rẻ, nhưng bây giờ còn mấy người tiêu dùng ham gạo rẻ đâu, nhất là khi nghe thông tin gạo giả”.

Gạo độc hại khó xâm nhập vào TP.HCM?

Để tìm hiểu gạo nhựa giả đã xuất hiện tại TP.HCM hay chưa, PV vào vai người mua gạo để thâm nhập các cửa hàng, vựa gạo tại TP.HCM. Tiếp xúc với chị Nguyễn Thanh Liên, chủ vựa gạo T.L. tại chợ Bà Hom (Q. Bình Tân, TP.HCM), chị này tỏ ra rất bất ngờ với tin tức gạo giả: “Làm gì có gạo nhựa”. Tuy nhiên anh Trần Đình Vân, chủ vựa gạo lớn tại huyện Bình Chánh lo ngại: “Mấy tiệm tạp hóa không bị quản lý, kiểm tra chất lượng, lại là nơi phần đông bán cho công nhân nghèo mua nhỏ lẻ vài ký. Người nghèo thì thường ham rẻ nên sẽ thiệt thòi nhiều khi mua nhầm gạo nhựa độc hại”.

Điểm chung của tất cả cửa hàng bán gạo trên địa bàn TP.HCM đều có bảng tên loại gạo, nêm yết giá cả rõ ràng trên từng sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình mua gạo, PV cũng phát hiện một khe hở để các chủ cửa hàng có thể tráo đổi loại gạo tốt thành gạo xấu, thậm chí là gạo giả. Khi người mua hàng thử gạo tại các thùng, bao được bày biện trước cửa hàng xong và yêu cầu mua với số lượng bao nhiêu, chủ cửa hàng, nhân viên bán hàng sẽ vào bên trong xúc gạo từ bao ra. Điều này dấy lên lo ngại, người mua không được sử dụng đúng loại gạo mà mình ưng ý. Khi PV không đồng ý và đòi mua gạo ở ngay thùng trưng bày, chủ cửa hàng có vẻ khó chịu nhưng vẫn chấp nhận yêu cầu. Như vậy, nếu như có xuất hiện gạo giả thì khả năng người tiêu dùng bị qua mặt là chuyện đã thấy trước mắt.

  Truy tìm 'gạo nhựa' độc hại, tiềm ẩn nguy cơ chết người - Ảnh 2

Một cửa hàng bán lẻ gạo tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.

Ở các quận, huyện ngoại thành TP.HCM, người dân còn thói quen mua gạo ở các tiệm tạp hóa, cửa hàng nhỏ lẻ. Với người dân sống các quận nội thành, đa phần đều mua số lượng tại các vựa gạo lớn, có người giao đến tận nơi, hoặc mua ở siêu thị. Chất lượng gạo ở các vựa, siêu thị thì phần nào an tâm vì chắc chắn được các cơ quan chức năng liên tục kiểm tra chất lượng. Một cán bộ của chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM cho biết: “Tôi cũng vừa biết thông tin gạo nhựa từ trang các tin chưa biết loại gạo này có xuất hiện tại TP.HCM không. Đặc biệt, sau thông tin gạo giả, chúng tôi sẽ sâu sát hơn trong công tác kiểm tra mặt hàng này”.

Tương tự, ông Ngô Văn Tiến, Chánh văn phòng sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, cho biết: “Tôi chưa nghe thông tin xuất hiện gạo giả, gạo nhựa của Trung Quốc ở TP.HCM. Tôi nghĩ gạo giả khó mà thâm nhập được các tỉnh thành phía Nam, nếu có thì chỉ có các tỉnh biên giới phía Bắc, giáp với Trung Quốc mới có. Vụ mùa vừa rồi, các tỉnh phía Nam trúng mùa, giá gạo vì thế mà giảm mạnh, nhiều nơi gạo còn ế nhiều thì không có lý nào nhập gạo giả về bán. Giá gạo tại TP.HCM cũng đã rẻ rất nhiều, nhiều người còn lựa chọn gạo ngon để ăn thì chẳng thể nào mua một loại gạo giả giá rẻ để sử dụng. Vì thế, tôi nghĩ gạo giả rất khó thâm nhập vào thị trường. Với các nước thiếu gạo, giá gạo đắt đỏ thì việc người dân tìm gạo giá rẻ để ăn là hoàn toàn hợp lý”.

Ăn gạo giả có thể tử vong

Bác sỹ Nguyễn Thị Hoa, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng (TP.HCM) cho biết: “Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa gặp phải trường hợp bệnh nhân nào bị ngộ độc vì ăn gạo giả nên chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác về mức độ nguy hiểm mà loại gạo này gây ra trên cơ thể con người. Nhưng, tôi có thể chắc chắn một điều, nếu đúng loại gạo này sản xuất từ nhựa thì khả năng gây bệnh cho con người là rất rõ ràng. Ba chén cơm từ gạo nhựa bằng với việc đưa một túi nilon vào cơ thể thì chuyện bị bệnh về đường tiêu hóa là dĩ nhiên và khả năng tử vong chiếm tỉ lệ rất cao trong phán đoán của tôi”.

Người mua gạo được kiểm tra chất lượng kỹ càng

Một chủ Công ty sản xuất gạo ở TP. Tân An (Long An) cho rằng: “Nếu xuất hiện gạo nhựa thì có lẽ hoạt động kinh doanh của chúng tôi sẽ gặp nhiều khó khăn. Cạnh tranh về mặt giá cả với hàng giả là một điều không tưởng và nếu thỏa hiệp trộn gạo thật với gạo giả thì chúng tôi đã tự giết chết thương hiệu của mình. Các đầu mối đến mua gạo đều yêu cầu chúng tôi nấu gạo lên để ăn thử và chúng tôi cũng không cho phép mình làm như vậy. Miền Nam là vựa gạo của cả nước thì sẽ không lo về chuyện thiếu gạo, khách hàng bây giờ đòi hỏi chất lượng gạo ngon chứ mức giá thì đã dần được chấp nhận”.

Tội buôn bán có thể bị phạt tù 15 năm

Thạc sỹ, Luật sư Phan Minh Thanh, Hãng Luật IMC (TP.HCM) cho biết: “Tùy theo giá trị của sản phẩm, tính chất, mức độ vi phạm người sản xuất, buôn bán gạo giả sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự – tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp (người phạm tội biết rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng với động cơ vụ lợi nên vẫn thực hiện). Đối với trường hợp mua bán gạo nhựa độc hại, xét về tính chất nghiêm trọng và số lượng hàng hóa, ngườn buôn bán gạo giả có thể nhận mức án 15 năm tù giam”.

Gạo giả “tấn công” các nước châu Á

Theo thông tin trên tờ Star (Malaysia), gạo nhựa Trung Quốc được làm từ khoai tây, khoai lang với nhựa tổng hợp, ép thành dạng hạt gạo, được cho là đã có mặt tại những vùng nông thôn ở châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và gần đây là Singapore. Nhiều nước đã tiến hành điều tra và quản lý gắt gao hơn nữa để tránh gạo độc hại xuất hiện tại đất nước. Tuy nhiên, theo PV tìm hiểu từ năm 2011, truyền thông các nước châu Á đã từng phanh phui vụ gạo giả làm bằng nhựa từ Trung Quốc. Weekly Hong Kong, một tuần báo bằng tiếng Hàn Quốc xuất bản tại Hồng Kông, đưa tin vừa xuất hiện một loại gạo giả làm từ hỗn hợp bột khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc.

Ngọc Lài – Hà Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.