ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vụ khách hàng kiện Honda Việt Nam: “Honda tiền hậu bất nhất”
Monday, May 4, 2015 23:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Honda đã tiền hậu bất nhất trong việc đưa ra lý do từ chối bảo hành, trước là thủy kích, giờ lại đến bảo hành sai quy định, rất là vô lý”, ông Nguyễn Duy Hùng bức xúc.

Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Cao Cường (Trung Mỹ – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc) phản ánh với Người đưa tin về chiếc xe Air Blade 125 vẫn còn trong thời gian bảo hành, khi đang lưu thông thì đột nhiên bị vỡ vách máy. Ông Cường đã yêu cầu Honda Việt Nam thay máy mới, bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên Honda đã từ chối bảo hành với lý do nước vào máy (thủy kích).

Không đồng tình với kết luận trên, ông Nguyễn Duy Hùng (người được ủy quyền đại diện pháp lý cho ông Cường) đã gửi đơn lên TAND thị xã Phúc Yên để khởi kiện Honda. Đơn kiện đã được tòa thụ lý.                     

Ngày 24/4/2015, Honda Việt Nam đã có Thư trả lời bổ sung về khiếu nại của ông Nguyễn Duy Hùng. Trong thư, Honda tiếp tục viện dẫn thêm lý do mới để từ chối yêu cầu bảo hành của khách hàng.

Cụ thể, Honda Việt Nam cho rằng xe mua từ ngày 15/2/2013 và đã đi được 18.352 km nhưng mới kiểm tra và bảo dưỡng định kì 1 lần khi đi được hơn 4.000 km vào ngày 21/5/2013. Theo sổ bảo hành, với quãng đường như vậy, xe phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kì ít nhất 5 lần. Khách hàng đã không tuân thủ quy định kiểm tra, bảo dưỡng ghi trong sổ bảo hành của Honda Việt Nam. (?)

 

Vụ khách hàng kiện Honda Việt Nam: “Honda tiền hậu bất nhất” - Ảnh 1

Honda Việt Nam và ông Nguyễn Duy Hùng tranh cãi quanh chiếc xe Air Blade 125 bị vỡ máy

Trao đổi với phóng viên về nội dung thư trả lời của Honda, ông Nguyễn Duy Hùng vô cùng bức xúc: “Họ đã tiền hậu bất nhất trong việc đưa ra lý do từ chối bảo hành, trước là thủy kích, giờ lại đến bảo hành sai quy định, rất là vô lý. Đưa ra cái lý do này chẳng qua là để chống chế, cho có. Phải chăng do khách hàng phản đối mạnh quá nên họ lại đưa ra lý do về sổ bảo hành”.

Ông Hùng cho rằng, trong cả 2 trường hợp là thủy kích và bảo hành sai quy định mà Honda đưa ra đều không hợp lý và không có căn cứ.

Thứ nhất, về vấn đề thủy kích, tại hôm kiểm tra đầu tiên, nhân viên đại lý đã kết luận xe bị vỡ vách máy và không có hiện tượng vào nước. Nhưng 4 ngày sau, nhân viên Honda kiểm tra lại thì kết luận là động cơ bị vào nước. Đáng nói là trong 4 ngày lưu xe tại đại lý, Honda không hề niêm phong xe, nhỡ đâu có ai đó cho nước vào động cơ thì sao? Hơn thế, trong văn bản kiểm tra, Honda không hề đưa ra được số liệu cụ thể nước vào bao nhiêu, chỉ kết luận rất chung chung.

“Đối với xe có nhiều xi-lanh, chuyện động cơ vào nước còn có thể xảy ra, nhưng đây chỉ có duy nhất 1 xi-lanh, chuyện vào nước là không thể và hoàn toàn vô lý”, ông Hùng nói. 

  Vụ khách hàng kiện Honda Việt Nam: “Honda tiền hậu bất nhất” - Ảnh 2

Viện dẫn thêm lí do, Honda Việt Nam có “tiền hậu bất nhất”?

Thứ hai, về vấn đề bảo hành sai quy định, ông Hùng cho hay, từ khi mu axe, ông đều thay dầu định kì 2.000 km/hộp, thường xuyên mang xe ra tiệm để kiểm tra. Tuy nhiên, do tự mua dầu về thay nên ông không để ý đến chuyện kí xác nhận vào sổ bảo hành.

“Tôi thực sự không hiểu việc kí vào sổ bảo hành và vỡ vách máy thì có liên quan gì đến nhau. Kiểm tra định kì thì cũng là xem cái săm cái lốp chứ làm sao vỡ máy được. Honda đưa ra lý do này chẳng qua là để ngụy biện, trốn tránh trách nhiệm mà thôi”, ông Hùng gay gắt.

Mới đây nhất, ngày 4/5/2015, TAND thị xã Phúc Yên đã có thông báo về phiên hòa giải tới ông Nguyễn Duy Hùng. Theo nội dung thông báo, ngày 11/5, TAND Phúc Yên sẽ tổ chức phiên hòa giải xung quanh việc anh Nguyễn Cao Cường  kiện Honda Việt Nam mà ông Hùng là người đại diện.

Trao đổi với vấn đề này, ông Hùng cho biết: “Nếu hòa giải, Honda phải đáp ứng 3 điều kiện của: chúng tôi trả lại xe, Honda trả lại tiền và bồi thường thiệt hại, đồng thời phải xin lỗi khách hàng công khai trên phương tiện truyền thông. Còn nếu không, chúng tôi sẽ quyết theo đến cùng, nhất định phải đòi được quyền lợi chính đáng của khách hàng”.

Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa có thể bị phạt từ 5 triệu – 100 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị của hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan.

 Mức xử phạt tối thiểu là từ 5 triệu -10 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20 triệu đồng, và mức xử phạt tối đa là từ 70 triệu – 100 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên (mức xử phạt cụ thể xem tại Điều 75 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP).

Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế theo quy định hoặc không cung cấp hướng dẫn sử dụng hoặc không cung cấp thông tin về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp sản phẩm có bảo hành theo quy định thì bị phạt từ 10 triệu – 20 triệu đồng; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung (Điều 66 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP)

Văn Nguyễn 

 

 

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.